Xuất giải pháp để phát triển xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung

Một phần của tài liệu Xuất khẩu nông sản việt nam vào thị trường trung quốc (Trang 26 - 28)

thương, hướng tới cân bằng cán cân thương mại giảm dần tỷ trọng Việt Nam nhập siêu, hai bên cần có các giải pháp tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa, nhất là việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản Việt Nam vào thị trường Trung Quốc.

IV. Đề xuất giải pháp để phát triển xuất khẩu nông sản sang thị trườngTrung Quốc Trung Quốc

Nhằm hỗ trợ và thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt vào thị trường Trung Quốc một cách hiệu quả, bền vững, Việt Nam cần thực hiện các nhóm giải pháp chủ yếu sau:

Về phối hợp chính sách song phương, ta cần tích cực đàm phán với phía Trung Quốc để hai bên cùng chuyển mạnh từ thương mại tiểu ngạch sang chính ngạch. Theo đó, giải quyết các vấn đề liên quan, bao hàm cả hoạt động trong sản xuất, kinh doanh nông sản ở cả hai nước. Đồng thời, Việt Nam cần chú trọng cải thiện hiệu quả đầu tư cũng như tăng khả năng cạnh tranh hàng hóa nông sản Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Bên cạnh đó, Việt Nam - Trung Quốc phải cam kết xây dựng và thực thi hàng rào kỹ thuật minh bạch nhằm mục đích nâng cao chất lượng nông sản xuất khẩu; tăng cường giám sát, đánh giá thực hiện các nội dung hoạt động kinh tế, thương mại của cả hai nước Việt-Trung và sản xuất, kinh doanh nông sản đã được 2 quốc gia cam kết; giảm mạnh buôn lậu, chống hàng giả...

Việt Nam cần xây dựng cũng như hoàn thiện hệ thống chính sách để hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc biệt là quản lý chất lượng nông sản xuất khẩu đạt tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế ổn định, lâu dài. Theo đó các sản phẩm đạt chứng chỉ xuất xứ nguồn gốc quốc gia (VietGap, GlobalGap), đạt chuẩn về vệ sinh, an toàn thực phẩm quốc gia (nồng độ các hóa chất, độ tươi ngon…) và bảo vệ môi trường… theo quy định quốc gia và quốc tế được coi là sản phẩm nông sản đạt chuẩn quốc gia.

Về chính sách để thâm nhập sâu vào trường Trung Quốc, ta cần có bước đi thích hợp để phía Trung Quốc có thể chấp nhận. Bước 1: Chính phủ cũng như các bộ ngành liên quan ,cả đại phương, cả doanh nghiệp hay trang trại đều cần kí kết với đối tác để các mặt hàng nông sản của Việt Nam có thể tới gần các thị trường như Quảng Tây, Vân Nam,Quảng Đông, Ma Cao, Hồng Kông nhờ vào đàm phán, thỏa thuận, ký kết thực hiện chính sách cụ thể.

Tiếp theo không chỉ nhà nước mà các bộ ngành liên quan, địa phương và đặc biệt là doanh nghiệp, trang trại ký kết với đối tác để hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam tiếp đi sâu vào những thị trường rộng lớn hơn của Trung Quốc. Một trong những thị trường cần chú ý đó là Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Nam Kinh, Hàng Châu, các thành phố lớn như Bắc Kinh và Thượng Hải.

Về đầu tư sản xuất, kinh doanh để nâng cao giá trị gia tăng nông sản xuất khẩu, trước hết chú trọng tổ chức sản xuất, kinh doanh theo hình thức cluster (cụm tương hỗ) để nâng cao giá trị gia tăng, vì cụm tương hỗ là công cụ hữu hiệu đổi mới tổ chức không gian vùng (Micheal E. Porter - 2012) trên cơ sở đổi mới thể chế và triển khai mạnh mẽ R&D, quản trị tinh gọn để có thể khai thác cũng như phát triển tiềm năng, lợi thế tham gia chuỗi giá trị toàn cầu trong bối cảnh mới.

Cụ thể là, thượng nguồn: những bộ giống nông sản chủ lực phải được đầu tư phát triển đạt chuẩn quốc gia. Đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc thì cần chú ý tới những giống của mặt hàng chủ lực như lúa gạo, vải thiều,cà phê, tôm, cá…. Chúng ta cũng cần thiết phải cơ giới hóa nền nông nghiệp và tập trung để phát triển vùng nguyen liệu trên cơ sở nâng cao năng suất cũng như sản lượng, chất lượng của

Tiếp đến trung nguồn thì cần phải đẩy mạnh khoa học công nghệ, áp dụng R&D và phát triển cả nguồn nhân lực phục vụ cho bảo quản, chế biến . Các sản phẩm nông sản đều hướng tới tiêu chuẩn VietGap ,đặc việt là những sản phẩm có tiềm năng, lợi thế cũng như các sản phẩm mới.

Cuối cùng là hạ nguồn: đó là phát triển kinh doanh theo hướng chuẩn mực của quốc tế . Những Hiệp định sẽ phải được cả hai bên ký kết theo mô hình chính ngạch. Đồng thời cả Việt Nam và Trung Quốc cần phải xóa bỏ những Hiệp định đã không còn sát với thực tế. Bên cạnh đó các doanh nghiệp Việt Nam cần phải chú ý học hỏi sâu về Marketing cũng như làm sao để mở đại lý bán hàng nông sản ngay tại những thành phố lớn hay thủ đô của Trung Quốc. Sau đó sẽ tập trung để phát triển hệ thống các nhà bán lẻ.

Cần phải thực hiện tốt công tác tổ chức quản lý cũng như giám sát và đánh giá công tác xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc. Ngoài ra cần phải xem xét cẩn thận các cơ quan giám sát, đánh giá với nhiệm vụ chức năng riêng. Sau đó là lựa chọn địa điểm đặt trụ sở phủ hợp để tiện cho việc quản lý giám sát.Từ đó điều chỉnh cũng như xử lý kịp thời những vấn đề mới phát sinh,góp phần nâng cao hiệu quả và sự phát triển bền vững cho nông sản Việt Nam tại thị trường Trung Quốc

Về mở rộng thị trường xuất khẩu, trên cơ sở các Hiệp định thương mại thế hệ mới Việt Nam đã tham gia, cần tiếp tục ban hành các chính sách và kế hoạch hành động cụ thể để mở rộng thị trường thông qua khâu marketing và mở đại lý, mà xuất khẩu vải thiều là bài học hữu hiệu. Với kinh nghiệm sản xuất, xuất khẩu vải thiều, trong thời gian tới, Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cùng các địa phương và nhất là doanh nghiệp, có thể tăng cường đưa các mặt hàng xuất khẩu NSCL của Việt Nam vào Trung Quốc và một số thị trường trọng điểm khác như: Mỹ, EU, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu nông sản việt nam vào thị trường trung quốc (Trang 26 - 28)