Kính sự thượng tọ a: Các Tỳ-kheo đối với bậc Đại đứ cở cư vị Thượng tọa cung kính thuận sự Siêng cầu pháp yếu.

Một phần của tài liệu Y-To-Su-Tren-Dau-Ngon-Co-Chan-Hien-Tam (Trang 45 - 46)

Đại đức hay Thượng tọa nói đây, chỉ cho chất thực bên trong của một Tỳ- kheo, không phải chỉ cho danh hiệu có được do ngày tháng trôi qua. Vì không có chất thực là đạo đức và trí tuệ bên trong, thì dù với danh hiệu Hòa thượng chăng nữa, chư vị cũng khó mà đòi hỏi Phật tử học hỏi hay tôn kính chư vị. Còn Phật tử, dù muốn chăng nữa, biết học gì ở chư Thượng tọa khi đạo đức và trí tuệ của chư vị không có? Dù ngoài có muốn cung kính, trong cũng khó thuận tình. PHÁP YẾU là thứ cần thiết để trí tuệ phát triển. Phát triển trí vô sư là đích đến của người tu Phật, cũng là nền tảng để việc lợi tha được hoàn mãn. Nên với pháp yếu phải siêng thưa hỏi tu học.

Thiền tăng Khắc Khế, trụ nơi pháp hội của Phật Quang 12 năm, không hề thấy hỏi đạo. Mỗi lần hỏi đến, Khế đều nói : Con thấy Thầy ngày nào cũng bận, nên không dám làm phiền.

Ba năm rồi bốn năm sau … vẫn như thế. Một lần, Phật Quang chủ động:

- Vì sao tham cứu tu hành mà không đến hỏi ta? Tăng Khế vẫn một mực:

- Con thấy Thầy bận ... Phật Quang hét:

- Bận, bận! Vì ai mà bận? Ta cũng có thể vì ông mà bận chứ. Tăng Khế liền tỉnh.

Có nghiên cứu, có công phu thì mới thấy có nhiều thứ khó khăn để hỏi. Không có gì thắc mắc vì ngày tháng cứ để trôi xuôi. Thành đừng sợ tham vấn Thiện tri thức là làm phiền chư vị. Ai cũng sẵn sàng vì mình mà bận. Có điều, hỏi hoài mà không chịu tu, hỏi toàn chuyện linh tinh, hỏi cái không thể trả lời, trả lời chỉ thêm kiến giải cho mình thì chư vị không trả lời, đành “Cắt đứt sắn bìm”. Không phải các ngài thiếu trí tuệ hay không muốn mình thưa hỏi pháp yếu.

Một phần của tài liệu Y-To-Su-Tren-Dau-Ngon-Co-Chan-Hien-Tam (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w