Phép thử kéo

Một phần của tài liệu quy-chuan-viet-nam-qcvn-67-2013-bgtvt-bo-giao-thong-van-tai (Trang 50 - 51)

7. Phương pháp thử bình LPG

7.1.3. Phép thử kéo

7.1.3.1. Thử kéo trên vật liệu cơ bản

Các giá trị ứng suất chảy, độ bền kéo và độ giãn dài sau khi đứt đo được phải phù hợp với các tính chất của vật liệu.

7.1.3.2. Thử kéo trên các mối hàn

(a) Trong phép thử kéo này, lực kéo được đặt vuông góc với mối hàn. Phép thử phải được thực hiện trên một mẫu thử có mặt cắt rộng 25 mm với chiều dài bằng chiều dài mối hàn cộng thêm về mỗi phía 15 mm kể từ các mép mối hàn, như Hình 15b Phụ lục D. Bên ngoài phần giữa này, chiều rộng của mẫu thử phải tăng dần.

(b) Độ bền kéo đạt được phải phù hợp với mức nhỏ nhất của vật liệu.

7.1.4. Thử uốn

7.1.4.1. Các phép thử uốn phải được thực hiện với cả bề mặt trong và bề mặt ngoài chịu sức căng. 7.1.4.2. Các vết nứt không được xuất hiện trong mẫu thử khi nó được uốn quanh trục uốn cho tới khi các mép trong của mẫu thử cách nhau một đoạn không lớn hơn đường kính của trục uốn + 3a (xem Hình 15a Phụ lục D).

7.1.4.3. Tỷ số (n) giữa đường kính trục uốn và độ dày của mẫu thử không được lớn hơn giá trị cho trong Bảng 13 Bảng 13. Tỷ số uốn Độ bền kéo thực Rt (N/mm2) Tỷ số (n) Rt ≤ 440 2 440 < Rt ≤ 520 3 Rt > 520 4

7.1.4.4. Thực hiện lại các phép thử kéo và uốn

Có thể thực hiện lại các phép thử kéo và uốn. Phép thử lần thứ hai phải được thực hiện trên hai mẫu thử lấy từ cùng một bình chứa với mẫu thử lần 1. Nếu các kết quả của các phép thử này thỏa mãn yêu cầu thì không xét đến phép thử lần thứ nhất.

Trong trường hợp một hoặc cả hai phép thử lần hai cho kết quả không thỏa mãn các yêu cầu, lô sản phẩm này phải bị loại bỏ.

Một phần của tài liệu quy-chuan-viet-nam-qcvn-67-2013-bgtvt-bo-giao-thong-van-tai (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w