Vấn đề quản lý hoạt động Đầu tư công ở Việt Nam 2.1.Thực trạng quản lý hoạt động Đầu tư công ở nước ta

Một phần của tài liệu Các vấn đề kinh tế trong quản lý đầu tư công VÀ ĐẦU TƯ CÔNG TẠI VIỆT NAM (Trang 25 - 26)

2.1.Thực trạng quản lý hoạt động Đầu tư công ở nước ta

Đầu tư công ở Việt Nam đã góp phần quan trọng trong việc phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các yếu tố nền tảng quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế, hỗ trợ và thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, qua đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của khu vực nhà nước nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên, đầu tư công vẫn còn nhiều bất cập như hiệu quả đầu tư thấp, cơ cấu đầu tư bất hợp lý và cơ chế xin cho vẫn hiện hữu, cơ chế đầu tư ngày càng tỏ ra thiếu khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển và thiếu bền vững. Tái cơ cấu đầu tư, đặc biệt đầu tư công, là một trong những đột phá chiến lược nhằm thúc đẩy tái cơ cấu và chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế.

Trước khi có Luật Đầu tư công, quản lý hoạt động đầu tư này tại Việt Nam vẫn thực hiện theo phương thức truyền thống. Tình trạng đầu tư dàn trải, manh mún, hiệu quả thấp với cơ chế phối hợp giữa cơ quan lập kế hoạch với cơ quan tài chính thiếu chặt chẽ. Thời gian thực hiện đầu tư kéo dài, tình trạng thất thoát và lãng phí trong đầu tư công không còn là cá biệt. Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ chỉ số: 1792- CT/TTg, với những chấn chỉnh ban đầu về hoạt động đầu tư công và là tiền đề cho sự ra đời của Luật Đầu tư công (2014). Sau khi Luật Đầu tư công có hiệu lực (2015), hoạt động đầu tư này đã có những

chuyển biến tích cực. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước 8 tháng năm 2021 đạt 244,9 nghìn tỷ đồng, bằng 51,1% kế hoạch năm và giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng tháng 8/2021, tốc độ tăng vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước giảm 7,1% so với tháng 7/2021, giảm 24,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Về cơ bản, các dự án lớn, dự án quan trọng quốc gia không lo thiếu vốn, mà ngược lại, vốn đang đợi được giải ngân…

2.2. Những tồn tại và hạn chế của quản lý đầu tư công Việt Nam

Bên cạnh các kết quả đạt được, việc quản lý đầu tư công giai đoạn vừa qua vẫn còn những tồn tại, hạn chế làm ảnh hưởng đến tác động lan tỏa của đầu tư công trong nền kinh tế, các hạn chế cụ thể gồm:

Thứ nhất, việc giải ngân vốn đầu tư và hoàn thành các dự án đầu tư công nhanh chóng là yếu tố quan trọng, có tác động lan tỏa trong nền kinh tế. Hiện nay, công tác giải ngân vốn đầu tư công mặc dù có cải thiện nhưng vẫn còn chậm và gặp nhiều vướng mắc… Chậm giải ngân do nhiều nguyên nhân như: Chất lượng chuẩn bị dự án chưa tốt, chưa đảm bảo đầy đủ các quy định hiện hành, có nơi còn mang tính hình thức, chủ quan, chưa gắn với thực tiễn và quy định pháp luật; Công tác lập, thẩm định và phê duyệt dự toán còn sai sót như: áp dụng định mức, đơn giá không đúng quy định....; công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu còn sai sót trong việc lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời thầu… Công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, mất thời gian làm chậm tiến độ của hầu hết các dự án.

Thứ hai, việc đẩy nhanh tiến độ các dự án quan trọng quốc gia và dự án trọng điểm chưa đạt yêu cầu đề ra. Một số dự án quan trọng quốc gia như đầu tư dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020; Cảng hàng không quốc tế Long Thành đã được Quốc hội bố trí vốn nhưng tiến độ triển khai chậm.

Thứ ba, chưa khai thác tối đa, sử dụng hiệu quả nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác. Cơ chế thu hút đầu tư theo hình thức hợp tác công tư (PPP) còn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, một số công trình phải điều chỉnh phương thức đầu tư từ PPP sang đầu tư công, điều chỉnh tổng mức đầu tư quá lớn, ảnh hưởng đến cân đối nguồn lực, hiệu quả đầu tư.

Một phần của tài liệu Các vấn đề kinh tế trong quản lý đầu tư công VÀ ĐẦU TƯ CÔNG TẠI VIỆT NAM (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(28 trang)
w