Xây dựng, phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp luật

Một phần của tài liệu Quan điểm của chủ nghĩa mác lê nin nhà nước và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (Trang 49 - 55)

Chương I : Lý luận chung về nhà nước và nhà nước xã hội chủ nghĩa

2.2 Một số giải pháp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân,

2.2.4 Xây dựng, phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp luật

Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền, vì vậy luật pháp chiếm vị trí tối thượng trong hoạt động của nhà nước và trong đời sống xã hội. Luật pháp được xây dựng và quyết định một cách dân chủ đúng với ý nghĩa Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, thể hiện được ý chí, trí tuệ và quyền lực của nhân dân. Nhà nước ta quản lý xã hội bằng pháp luật. Người dân sống và làm việc theo pháp luật. Nhà nước tổ chức và hoạt động sao cho quyền lực nhà nước được sử dụng theo đúng Hiến pháp và pháp luật, sao cho mọi quyền lực đều có sự giám sát, kiểm sốt của nhân dân và có sự kiểm tra, kiểm sốt trong bộ máy nhà nước. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước đặt dưới pháp luật, nhà nước phục tùng pháp luật và hành động theo pháp luật. Quyền lực của Nhà nước ta là thống nhất. Quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp là ba nhánh quyền lực trong một chỉnh thể thống nhất, có tính độc lập tương đối, có sự phối hợp và tác động lẫn nhau, khơng có nhánh quyền lực nào thâu tóm tồn bộ quyền lực nhà nước vào tay mình. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, có quyền lập hiến, lập pháp, nhưng khơng phải là tồn quyền. Có những quyết định đặc biệt quan trọng phải do nhân dân trực tiếp xem xét và quyết định qua trưng cầu dân ý đựơc quy định trong Hiến pháp. Đảng Cộng sản Việt Nam bằng tư tưởng cách mạng, đường lối chính trị, phương pháp lãnh đạo dân chủ và khoa học, với nhận thức và ý thức “lấy dân làm gốc” hồn tồn có đủ bản lĩnh, trí tuệ và nghị lực lãnh đạo và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định pháp luật là phương tiện củng cố Nhà nước, duy trì trật tự xã hội. Giữa pháp luật và nhà nước có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Để tạo sự ổn định của nhà nước, làm cho bộ máy nhà nước vận hành đúng quỹ đạo, phát huy được hiệu lực quản lý, điều hành thì phải xây dựng một hệ thống pháp luật đúng đắn. Luật pháp của ta là luật pháp thực sự dân chủ, bảo vệ quyền tự do dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động. Mọi người đều có quyền tham gia xây dựng hệ thống pháp luật, bình đẳng trước

pháp luật và tuân thủ pháp luật. Các cơ quan nhà nước, các cán bộ, công chức của nhà nước phải làm gương trong thi hành pháp luật.

Sự nghiệp cách mạng hiện nay đang địi hỏi một hệ thống pháp luật hồn chỉnh để làm cơ sở cho sự thống nhất quản lý của nhà nước và hành vi của công dân. Việc xây dựng pháp luật vừa qua tuy có nhiều cố gắng nhưng luật pháp vẫn chưa bao trùm được các lĩnh vực hoạt động của xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh ngày càng được chia nhỏ và tồn cầu hố đưa lại việc mở rộng giao lưu kinh tế, văn hố, xã hội thì luật pháp cũng được mở rộng để làm cơ sở cho quá trình quản lý xã hội. Hơn thế, sự nghiệp cách mạng không ngừng biến đổi và phát triển. Những biến đổi và phát triển đó cũng địi hỏi những sửa đổi, bổ sung những quy định của luật pháp đã bị vượt qua. Vì thế, bên cạnh việc tiếp tục xây dựng pháp luật thì sửa đổi, hồn thiện hệ thống pháp luật là cơng việc thường xun của Nhà nước. Điều đó địi hỏi phải xây dựng một đội ngũ cán bộ có phẩm chất và năng lực thường xuyên bám sát đời sống của từng đạo luật đã ban hành trong xã hội, thường xuyên rút kinh nghiệm và đề xuất những sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật trước những biến đổi của tình hình.

Điều cơ bản nhất trong xây dựng pháp luật là, phải thể hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, phải hướng vào việc bảo đảm cho việc thực hiện mục tiêu cách mạng là: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để làm được điều đó thì luật pháp phải bảo đảm cho việc chống lại các nguy cơ mà Đảng ta đã xác định: tụt hậu xa hơn về kinh tế, chệch hướng xã hội chủ nghĩa, “diễn biến hồ bình”, quan liêu, tham nhũng. Để luật pháp thực sự là cơ sở pháp lý cho quản lý của Nhà nước và hành vi của cơng dân thì cần phải giáo dục rộng rãi luật pháp cho tồn dân. Cần sử dụng có hiệu quả các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật cho người dân. Đặc biệt, cần tuỳ theo đối tượng mà lựa chọn luật pháp để đưa vào giáo dục trong các nhà truờng, các đồn thể chính trị, các đơn vị sản xuất kinh doanh, các sinh hoạt chính trị của nhân dân.

Việc quản lý thực hiện pháp luật phải chặt, xử lý các vi phạm phải nghiêm. Chúng ta không ảo tưởng việc sẽ xây dựng một xã hội hoàn toàn trong sạch, loại trừ hoàn toàn mọi tiêu cực một khi các điều kiện kinh tế - xã hội khách quan với tư cách là nguồn gốc

sinh ra tiêu cực còn tồn tại. Tuy nhiên, việc ngăn chặn các tệ nạn xã hội kém hiệu quả lại chính là do thiếu sót chủ quan của chính bộ máy nhà nước. Đó là do luật pháp chưa đầy đủ, cơ chế có nhiều sơ hở, ngay cả những vấn đề đã có luật pháp nhưng quản lý việc thi hành luật pháp không chặt chẽ và xử lý những vụ vi phạm luật pháp khơng nghiêm minh, thậm chí cịn có cả tiêu cực trong việc xử lý các vi phạm pháp luật.

Yêu cầu khách quan cấp bách hiện nay của việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật xuất phát từ chính yêu cầu của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân , do nhân dân, vì nhân dân. Đảm bảo phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện được yêu cầu quản lý xã hội bằng pháp luật. Yêu cầu khách quan đó cịn xuất phát từ địi hỏi xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Mặt khác, yêu cầu khách quan, cấp bách đó cịn bắt nguồn từ đòi hỏi phải khắc phục những yếu kém, hạn chế, bất cập của hệ thống pháp luật hiện hành và công tác tổ chức thực hiện pháp luật của Nhà nước ta.

Xây dựng, phát triển, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật phải qn triệt những quan điểm có tính ngun tắc là đảm bảo sự phù hợp giữa ý chí chủ quan với thực tế khách quan trong xây dựng, phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp luật; bảo đảm tính dân chủ, pháp chế, khoa học trong xây dựng hệ thống pháp luật; đảm bảo tính hiệu quả của việc điều chỉnh pháp luật. Đồng thời bảo đảm sự tương thích giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế mà Nhà nước đã tham gia kí kết hoặc gia nhập. Trong điều kiện Đảng cầm quyền phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động xây dựng, phát triển, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật.

Mục tiêu của hoạt động xây dựng pháp luật trong thời gian tới là phấn đấu đến năm 2020 xây dựng được hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, khả thi, đủ về số lượng và bảo đảm về chất lượng, có tính ổn định, tất cả các lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội đều được điều chỉnh trực tiếp bằng các bộ luật và luật nhằm phát huy vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước và quản lý xã hội, trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, nhưng phải bảo đảm định hướng xã

hội chủ nghĩa và phát triển bền vững, đồng thời bảo đảm chủ động hội nhập và mở cửa, đẩy mạnh cơng nghiệp hố hiện đại hố đất nước.

Để đạt được mục tiêu trên đây cần xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch xây dựng, phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với thực tiễn và yêu cầu địi hỏi. Đổi mới quy trình lập pháp, lập quy, tăng cường năng lực xây dựng dự thảo luật của Chính phủ, đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp của Quốc hội.

Căn cứ vào mục tiêu và những định hướng nói trên, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong thời gian tới cần tập trung vào những nội dung cơ bản sau đây:

- Trong lĩnh vực kinh tế: cần tập trung hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp, pháp luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, pháp luật về sở hữu; xây dựng và hồn thiện pháp luật về tài chính cơng, pháp luật về thuế; pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường, pháp luật về thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường bất động sản.

- Trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học – công nghệ: tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật về giáo dục, đào tạo nhằm tạo ra cơ sở pháp lí cho việc cải cách một cách căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc gia phù hợp với thời kì cơng nghiệp hóa, hiện đại hố đất nước. Hoàn thiện pháp luật về khoa học và công nghệ nhằm thúc đẩy thị trường khoa học và cơng nghệ phát triển, khuyến khích đầu tư cho nghiên cứu khoa học, gắn liền nghiên cứu với ứng dụng. - Trong lĩnh vực xã hội: trước hết coi trọng hoàn thiện pháp luật về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân, hoàn thiện pháp luật về dân tộc và tơn giáo; hồn thiện pháp luật về báo chí và xuất bản; quan tâm việc xây dựng và ban hành các văn bản quy định pháp luật đảm bảo thực hiện các chính sách cơng bằng xã hội, về xố đói giảm nghèo, về bảo vệ người tiêu dùng, về giúp đỡ và tư vấn pháp luật. Đồng thời tiếp tục hồn thiện pháp luật để đấu tranh phịng chống các tệ nạn xã hội có hiệu lực và hiệu quả hơn. - Trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng và trật tự, an toàn xã hội: cần coi trọng việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật; rà soát và pháp điển hoá pháp luật về trật tự, an tồn giao thơng. - Trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước: tiếp tục hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước bao gồm pháp luật về tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân, Luật tổ

chức Toà án nhân dân, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp. Gắn với các văn bản pháp luật nêu trên cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của các cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án, bổ trợ tư pháp. Tất cả các nội dung đổi mới tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước phải đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Cùng với việc đẩy mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong một nhà nước pháp quyền, điều quan trọng hơn là đảm bảo cho các quy định của pháp luật phải được thực thi trên thực tế. Muốn vậy phải đẩy mạnh các hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật mà trước hết là công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục, giải thích hướng dẫn thực thi pháp luật; mở rộng các hoạt động dịch vụ và tư vấn pháp lý trong xã hội. Chấn chỉnh các tổ chức và hoạt động của luật sư, công chứng, giám định hộ tịch, thi hành án. Đương nhiên việc đổi mới tổ chức hoạt động của các cơ quan tư pháp bảo đảm cho các cơ quan này thực hiện đúng chức năng luật định có ý nghĩa quan trọng và quyết định trong tổ chức thực hiện pháp luật. Vấn đề tiếp tục cải cách pháp luật về mục tiêu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một quá trình phức tạp, xuất phát từ quá trình thực tế của đất nước, địi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ về tư tưởng nhận thức tổ chức thi hành pháp luật và nâng cao trình độ văn hố, giáo dục của người dân.

Tóm lại, để xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật thì chúng ta phải đảm bảo được những tiêu chuẩn cơ bản như sau:

Thứ nhất, phải đảm bảo tính tồn diện, đây là tiêu chuẩn đầu tiên thể hiện mức độ

hoàn thiện của hệ thống pháp luật, được xem xét dựa trên sự đầy đủ về hệ thống cấu trúc của nó. Tính tồn diện của hệ thống pháp luật được thể hiện ở hai cấp độ. Cấp độ chung, đòi hỏi hệ thống pháp luật phải đầy đủ các ngành luật theo cơ cấu nội dung logic và thể hiện thống nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tương ứng. Ở cấp độ cụ thể, địi hỏi mỗi ngành luật phải có đủ các chế định pháp luật và các quy phạm pháp luật.

Thứ hai, phải đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, đây là tiêu chuẩn thể

hiện mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật thông qua sự không mâu thuẫn, chồng chéo, trùng lặp giữa các bộ phận cấu thành của hệ thống pháp luật. Sau khi xem xét tính

tồn diện thì phải dựa vào tính đồng bộ, nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận cấu thành, làm rõ mức độ thống nhất để có thể xác định được tính chất và trình độ của hệ thống pháp luật. Tính đồng bộ cũng có hai mức độ, ở mức độ chung, là sự đồng bộ giữa các ngành luật với nhau. Muốn đạt được điều này, cần xác định ranh giới giữa các ngành luật và phải tạo ra được một hệ thống quy phạm pháp luật căn bản để tạo cơ sở củng cố tính thống nhất của cả hệ thống pháp luật. Ở mức độ cụ thể, cần thể hiện sự thống nhất (không mâu thuẫn, không trùng lặp, chồng chéo) trong mỗi ngành luật, mỗi chế định pháp luật và giữa các quy phạm pháp luật với nhau. Tính đồng bộ được tạo thành trên cơ sở đảm bảo mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng một cách hợp lý giữa ba yếu tố cấu thành của hệ thống pháp luật; đó là ngành luật có tính chất loại, chế định pháp luật có tính chất nhóm và quy phạm pháp luật có tính chất tế bào.

Thứ ba, phải đảm bảo được tính phù hợp của hệ thống pháp luật, đây là tính thể

hiện sự tương quan giữa trình độ của hệ thống pháp luật với trình độ phát triển của kinh tế - xã hội. Hệ thống pháp luật cần phản ánh đúng trình độ phát triển của kinh tế - xã hội, không thể cao hơn hay thấp hơn trình độ của kinh tế - xã hội. Tính phù hợp của hệ thống pháp luật cịn cần được xem xét trong việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa pháp luật với nhiều hiện tượng xã hội khác như kinh tế, chính trị, đạo đức, tập quán…

Thứ tư, phải đảm bảo trình độ kỹ thuật pháp lý cao khi xây dựng hệ thống pháp

luật. Đây cũng là một tiêu chuẩn để đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật. Khi xây dựng hệ thống pháp luật, ở khía cạnh pháp lý cần lưu ý một số vấn đề sau: kỹ thuật pháp lý thể hiện trong những nguyên tắc tối ưu được xác định nhằm áp dụng cho

Một phần của tài liệu Quan điểm của chủ nghĩa mác lê nin nhà nước và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)