Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự cam kết và tận tâm của nhân viên:

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN đạo đức KINH DOANH (Trang 57 - 59)

của nhân viên:

Sự tận tâm của nhân viên xuất phát từ việc các nhân viên tin rằng tương lai của họ gắn liền với tương lai của doanh nghiệp và chính vì thế họ sẵn sàng hy sinh cá nhân vì tổ chức của mình. Doanh nghiệp càng quan tâm đến nhân viên bao nhiêu thì các nhân viên càng tận tâm với doanh nghiệp bấy nhiêu. Các vấn đề có ảnh hưởng đến sự phát triển của một môi trường đạo đức cho nhân viên bao gồm: một môi trường lao động an toàn, thù lao thích đáng, và thực hiện đầy đủ các trách nhiệm được ghi trong hợp đồng với tất cả các nhân viên.

Các các chương trình cải thiện đạo đức có thể là chương trình "gia tỉnh và công việc" hoặc chia/bán cổ phần cho nhân viên. Các hoạt động từ thiện hoặc trợ giúp cộng đồng không chỉ tạo ra suy nghĩ tích cực của chính nhân viên về bản thân họ và doanh nghiệp mà còn tạo ra sự trung thành của nhân viên đối với doanh nghiệp. Sự cam kết làm các điều thiện và tôn trọng nhân viên thường tăng sự trung thành của nhân viên đối với tổ chức và sự ủng hộ của họ với các mục tiêu của tổ chức. Các nhân viên sẽ dành hầu hết thời gian của họ tại nơi làm việc chứ không chạy ì. "chỉ làm cho xong công việc mà không có nhiệt huyền hoặc làm việc “qua ngày đoạn tháng”, không tận tâm đối với những mục tiêu đề ra của tổ chức bởi vì họ cảm thấy mình không được đối xử công bằng.

Môi trường đạo đức của tổ chức rất quan trọng đối với các nhân viên. Đa số nhân viên tin rằng: hình ảnh của một công ty đối với cộng đồng là vô cùng quan trọng, các nhân viên thấy công ty của mình tham gia tích cực vào các công tác cộng đồng sẽ cảm thấy trung

thành hơn với cấp trên và cảm thấy tích cực về bản thân họ. Khi các nhân viên cảm thấy môi trường đạo đức trong tổ chức có tiến bộ, họ sẽ tận tâm hơn để đạt được các tiêu chuẩn đạo đức cao trong các hoạt động hàng ngày. Các nhân viên sẵn lòng thảo luận các vấn đề đạo đức và ủng hộ các ý

kiến nâng cao chất lượng trong công ty nếu công ty đó cam kết sẽ thực hiện các quy định đạo đức. Thực chất. những người được làm việc trong một môi trường đạo đức tin rằng họ sẽ phải tôn trọng tất cả các đối tác kinh doanh của mình, không kể những đối tác ấy ở bên trong hay bên ngoài công ty. Họ cần phải cung cấp những giá trị tốt nhất có thể cho tất cả các khách hàng và các cổ đông.

Cam kết của nhân viên đối với chất lượng của công ty có tác động tích cực đến vị thế cạnh tranh của công ty nên một môi trường làm việc có đạo đức có tác dụng tích cực đến các điểm mấu chốt về tài chính. Bởi chất lượng những dịch vụ phục vụ khách hàng tác động đến sự hài lòng của khách hàng, nên những cải thiện trong các dịch vụ phục vụ khách hàng cũng sẽ có tác động trực tiếp lên hình ảnh của công ty, cũng như khả năng thu hút các khách hàng mới của công ty.

Ví dụ: Công ty cà phê Starbucks.

Kinh nghiệm của công ty Starbucks ủng hộ ý kiến rằng đối xử với các nhân viên công bằng sẽ nâng cao năng suất và lợi nhuận. Starbucks là công ty đầu tiên nhập khẩu các nông sản để phát triển những quy định bảo vệ công nhân thu hái hạt cà phê tại các nước như Costa Rica. Starbucks đã đưa ra những lợi ích tuyệt vời và kế hoạch cổ phần hoá sở hữu cho tất cả các nhân viên, thậm chí ngay cả khi hầu hết họ đều là những công nhân làm việc bán thời gian. Chính sách mang lại lợi ích cho công nhân của Starbucks mở rộng và tốn kém hơn nhiều so với các công ty đối thủ. Các nhân viên có vẻ đánh giá rất cao những nỗ lực của công ty: kim ngạch hàng năm của công ty là 55% và doanh thu, lợi nhuận tăng 50% một năm trong 6 năm liên tục. Một khách hàng mua một tách cà phê của Starbucks có thể tin tưởng rằng những người thu hoạch và chế biến cà phê được công ty đối xử rất công bằng. Starbucks còn thể hiện sự tận tâm với các nhân viên của mình trong các điều khoản của công ty “ chúng ta nên đối xử với nhau với lòng tôn trọng và danh dự”. Cũng đáng lưu ý là Starbucks còn cho mỗi công nhân 1 pond cà phê miễn phí mỗi tuần. Công ty cũng làm rõ với các cổ đông là công ty phải tìm ra cách xây dựng các giá trị cho nhân viên của mình.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN đạo đức KINH DOANH (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)