THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH Điều 55 Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt hành chính

Một phần của tài liệu Nghị-định-của-chính-phủ-số-23-2009 (Trang 30 - 32)

Điều 55. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt hành chính

1. Các cá nhân có thẩm quyền được quy định tại Điều 56, Điều 57, Điều 58, Điều 59, Điều 60 và Điều 61 Nghị định này chỉ được phép xử phạt vi phạm hành chính trong phạm vi thẩm quyền; trường hợp hành vi vi phạm vượt quá thẩm quyền phải lập biên bản, trình cấp có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt.

2. Trường hợp các cá nhân có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này sau khi quyết định tước quyền sử dụng Giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề phải thông báo bằng văn bản hoặc gửi quyết định xử phạt hành chính về Thanh tra Bộ Xây dựng để đăng tải trên Trang tin điện tử của Bộ Xây dựng.

3. Đối với những hành vi vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền của nhiều cơ quan thì cơ quan nào phát hiện trước, cơ quan đó tiến hành xử phạt theo đúng các nguyên tắc quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

Điều 56. Thẩm quyền xử phạt của thanh tra viên xây dựng

1. Phạt tiền đến 500.000 đồng.

2. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng.

3. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:

b. Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra;

c. Buộc các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Điều 57. Thẩm quyền xử phạt của Chánh thanh tra Sở Xây dựng

1. Phạt tiền đến 30.000.000 đồng.

2. Tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền của cấp huyện, cấp sở cấp.

3. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

4. Ban hành quyết định xử phạt hành chính trong trường hợp Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện chậm ban hành quyết định xử phạt theo quy định.

5. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:

a. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; b. Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;

c. Buộc các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Điều 58. Thẩm quyền xử phạt của Chánh thanh tra Bộ Xây dựng

1. Phạt tiền đến 500.000.000 đồng.

2. Tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề 3. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

4. Ban hành quyết định xử phạt hành chính trong trường hợp Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh chậm ban hành quyết định xử phạt theo quy định.

5. Buộc các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Điều 59. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã

1. Phạt tiền đến 2.000.000 đồng; 2. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng.

3. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:

a. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; b. Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra. c. Tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính

Điều 60. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện

1. Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;

2. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; 3. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:

a. Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; b. Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra.

c. Buộc các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm thực hiện đúng quy định của pháp luật. 4. Tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

Điều 61. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Phạt tiền đến 500.000.000 đồng; 2. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung:

a. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

b. Tước quyền sử dụng Giấy phép xây dựng; giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề. 3. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:

a. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; b. Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra.

c. Buộc các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Mục II

Một phần của tài liệu Nghị-định-của-chính-phủ-số-23-2009 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w