- Ngành thuỷ sản
3.3.2. Tạo việc làm, ổn định thu nhập đối với người lao động đặc biệt là lao động
lao động thu nhập thấp
Theo kết quả điều tra, hầu hết NLĐ đều có mức thu nhập thấp. Mức thu nhập thấp làm cơ hội tham gia bảo hiểm bị hạn chế. Hơn nữa, mức đóng BHXH TN tăng dần nên nhiều người không chắc chắn mình có thể theo đuổi được mức đóng lũy tiến đó đến khi đạt đến mức 22% lương tối thiểu chung. Còn đối với lao động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, các vùng nông thôn hoặc miền núi với mức thu nhập thấp, việc tham gia BHXH tự nguyện vẫn còn khá xa vời.
Tóm lại: do đời sống NLĐ thuộc đối tượng tham gia BHXH TN còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, để BHXH TN đến được với người dân thì các cấp ngành, địa phương cần làm tốt các giải pháp sau:
Một là: giải quyết việc làm để NLĐ có thu nhập ổn định là biện pháp cơ
bản nhất. Theo số liệu điều tra, 62,9% NLĐ có thu nhập không ổn định (lúc tăng, lúc giảm), 55,2% số đối tượng thỉnh thoảng mới đủ thời gian làm việc.
Để NLĐ có thu nhập tham gia đóng góp quỹ BHXH, thì giải quyết việc làm cho NLĐ có tầm quan trọng, quyết định đến khả năng tham gia BHXH của họ. Trong những năm trước mắt, giải quyết việc làm trên cở sở:
Triển khai có hiệu quả các chương trình quốc gia giải quyết việc làm, phát triển sản xuất để tạo thêm việc làm cho NLĐ. Trước mắt phát triển mạnh các loại hình dịch vụ, mở thêm các loại hình dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu cuộc sống xã hội, đa dạng loại hình sản xuất kinh doanh để thu hút lao động làm việc.
Mở mạng lưới trung tâm dịch vụ, giới thiệu việc làm đảm bảo cho cung và cầu lao động dễ tiếp cận, gặp nhau. Để cho NLĐ có thể dễ dàng tìm việc làm trong cơ chế thị trường, cần phát triển công tác dạy nghề, đảm bảo cho NLĐ có nghề nghiệp.
Quản lý tốt lực lượng lao động chưa có việc làm (thất nghiệp) để từ đó có kế hoạch hỗ trợ công việc cho họ.
Hai là: đảm bảo hoạt động sản xuất của tập thể và NLĐ phải thật sự có
hiệu quả, để thu nhập của NLĐ không những đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng, mà còn có phần tích lũy và đóng góp quỹ bảo hiểm xã hội.
Ba là: thực hiện có hiệu quả chương trình xóa đói giảm nghèo, đảm bảo
cho NLĐ có điều kiện tham gia BHXH. Hiện nay có 14 chương trình quốc gia giải quyết việc làm là nòng cốt, để thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo có hiệu quả, các địa phương cần có biện pháp cụ thể: rà soát lại toàn bộ diện
tích đất đai trên địa bàn, thu hồi diện tích đất cấp không hợp lý giao cho hộ nghèo, mở rộng quỹ tín dụng cho hộ nghèo vay để phát triển sản xuất, có kế hoạch đào tạo nghề miễn phí cho NLĐ nghèo để họ tìm việc làm.
Bốn là: mở rộng và đa dạng hoá các loại hình đào tạo nghề ngắn hạn
nhằm tạo cơ hội cho lao động nông thôn có cơ hội học tập. Ưu tiên đào tạo các hộ nghèo, vùng sâu, vùng xa. Sử dụng lực lượng tổng hợp trung ương, địa phương bao gồm các Trường, Viện nghiên cứu, Trung tâm dạy nghề, mạng lưới khuyến nông - lâm - ngư gắn với địa bàn nông thôn để phát triển dạy nghề lao động nông thôn. Tăng cường xã hội hoá dạy nghề cho lao động nông thôn: Tăng đầu tư từ ngân sách địa phương với sự hỗ trợ của ngân sách trung ương; đồng thời có cơ chế, chính sách khuyến khích và huy động mọi nguồn lực trong xã hội đầu tư phát triển dạy nghề cho lao động phi chính thức.
Bảo đảm tạo đủ việc làm, việc làm bền vững và thu nhập cao cho NLĐ, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập; phát triển thị trường lao động đồng đều giữa các vùng gắn kết cung - cầu lao động; tăng lao động làm công ăn lương, phát triển hệ thống thông tin, phân tích và dự báo thị trường lao động; hệ thống giao dịch áp dụng công nghệ thông tin hiện đại và nối mạng quốc gia; thực hiện nguyên tắc phân phối tiền lương và thu nhập công bằng; Đối với khu vực nông thôn hình thành các làng nghề tại địa phương; thành lập các hội cho từng nhóm nghề để tương trợ nhau trong công việc để tìm cơ hội việc làm tăng thu nhập.
Đối với lao động tự do cần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trên cơ sở thực hiện cơ chế thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ lao động, giảm thiểu tranh chấp lao động; Để làm tốt điều này, đòi hỏi sự vào cuộc của các cơ quan Nhà nước, các cấp các ngành, đoàn thể có thể đưa ra
những chiến lược phát triển cho từng vùng, từng nghề để bảo đảm tận dụng tốt nhất các thế mạnh sẵn có.
Tóm lại: BHXH tự nguyện là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta,
việc phát triển BHXH tự nguyện sẽ đem lại nhiều lợi ích cho xã hội, do vậy ngành BHXH dưới sự chỉ đạo của Chính phủ xây dựng, sửa đổi, bổ sung đồng bộ các chính sách và triển khai tới các Tỉnh, Thành phố thực hiện tốt các nhóm giải pháp.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Hiện nay, tỷ lệ người tham gia BHXH tự nguyện còn thấp so với tổng số lao động có nhu cầu tham gia, điều này xuất phát từ một số nguyên nhân nhất định. Vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thực hiện về BHXH tự nguyện là việc làm quan trọng và cần thiết.
Theo đó, cần hoàn thiện pháp luật về BHXH tự nguyện theo hướng phù hợp với chính sách và định hướng phát triển của Đảng và Nhà nước, thực hiện mở rộng dần các chế độ BHXH tự nguyện đồng thời ở giai đoạn đầu Nhà nước cần có sự hỗ trợ tài chính nhất định cho Qũy BHXH tự nguyện. Các quy định của pháp luật về BHXH tự nguyện cần quy định thêm các chế độ ngắn hạn như chế độ thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp để đảm bảo quyền lợi cho những người lao động thuộc khối lao động phi chính thức; quy định sự hỗ trợ đóng phí của Nhà nước đối với các trường hợp thuộc diện chính sách. Ngoài ra, cần thực hiện một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
trong công tác thực hiện BHXH tự nguyện như đẩy mạnh tuyên truyền phổ phiến pháp luật dưới nhiều hình thức, tạo mọi điều kiện cho người lao động dễ dàng tiếp cận và tham gia loại hình BHXH này. Thêm vào đó cần đổi mới mạnh mẽ công tác dịch vụ, nâng cao nghĩa vụ của cán bộ thực hiện BHXH tự nguyện và tăng cường áp dụng các ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thực hiện BHXH tự nguyện tạo ra sự thuận tiện, dễ dàng cho người tham gia. Đây là những giải pháp quan trọng và có ý nghĩa thiết thực đối với sự phát triển chế độ BHXH tự nguyện tại Việt Nam hiện nay.
KẾT LUẬN
1. Luận văn đã trình bày những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến BHXH, phát triển BHXH tự nguyện đối với người lao động như sau:
Đề tài đã nêu ra một số khái niệm về bảo hiểm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm xã hội tự nguyện và các vấn đề liên quan. Trong luận văn đã nêu và làm rõ được vai trò, bản chất, đặc điểm và nguyên tắc của bảo hiểm xã hội tự nguyện. Trên cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn về phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện và một số kinh nghiệm phát triển BHXH TN đối với người lao động ở một số nước trên thế giới từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho phát triển BHXH tự nguyện trên toàn tỉnh Kiên Giang cũng như cả nước Việt Nam.
2. Đánh giá thực trạng phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện ở huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển BHXH tự nguyện cho thấy:
Thông qua việc nghiên cứu và tìm hiểu sự phát triển của chính sách BHXH TN trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang thì số lượng người tham gia BHXH TN có xu hướng tăng lên qua các năm nhưng vẫn ở mức thấp so với tổng số người tham gia BHXH. Phần lớn những NLĐ tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn mức đóng bảo hiểm với mức thấp nhất (mức 0 tương đương với 230 nghìn đồng/tháng). Mong muốn tham gia BHXH TN của NLĐ là rất lớn (hơn 81,4%) những NLĐ ở những hộ gia đình có mức thu nhập trung bình có nhu cầu tham gia cao hơn so với những NLĐ ở các hộ gia đình có mức thu nhập thấp. Về đối tượng đã tham gia BHXH TN đa số là những người có thu nhập thấp và thiếu ổn định, trình độ học vấn không cao, nhận thực về chính sách BHXH TN còn hạn chế, công tác tuyên truyền còn chưa trọng tâm, chưa quan tâm nhiều đến cung cấp thông tin cho vùng sâu,
vùng xa và những vùng khó khăn. Do đó số lượng lao động tham gia chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp. Lao động cư trú ở khu vực thành thị có hiểu biết về BHXH tự nguyện cao hơn và có số lượng người tham gia nhiều hơn khu vực nông thôn.
3. Các giải pháp phát triển BHXH tự nguyện đối với người lao động:
Bao gồm 6 nhóm giải pháp (1) Hoàn thiện hệ thống pháp luật, sửa đổi cơ chế chính sách BHXH TN cho phù hợp với tình hình thực tế như quy định đối tượng tham gia, mức đóng phí, điều kiện và mức hưởng chế độ, giải quyết chế độ chính sách…(2) Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ chuyên trách, tổ chức dịch vụ BHXH TN, cải thiện chất lượng dịch vụ BHXH nhằm nâng cao trách nhiệm phục vụ nhân dân. Hàng năm có các cuộc thăm dò ý kiến của những người dân về công tác quản lý, thái độ phục vụ hay chế độ BHXH TN. (3) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, vận động mọi người dân hiểu rõ hơn về chính sách BHXH TN để từ đó thu hút đối tượng NLĐ tham gia chính sách BHXH TN nhằm ổn định cuộc sống của họ khi về già, hết tuổi lao động. (4) Phát triển công nghệ thông tin trong quản lý và thực hiện chính sách nhằm quản lý khoa học về hồ sơ đối tượng tham gia BHXH TN cũng như cập nhật kịp thời các chích sách mới tiếp nhận thông tin chỉ đạo từ cơ quan các cấp. (5) Tăng cường công tác quản lý nguồn vốn quỹ BHXH TN với mục tiêu kịp thời chi trả chế độ cho NLĐ, cũng như tạo niềm tin cho mọi đối tượng. (6) Giải pháp phát triển kinh tế-xã hội, ổn định ASXH ở tỉnh Kiên giang nhằm tạo điều kiện cho NLĐ có việc làm, được hỗ trợ đào tạo tay nghề cũng như giúp NLĐ có việc làm tạo ra thu nhập ổn định của người dân lao động.
triển. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang.
2. Bảo hiểm xã hội tỉnh Kiên Giang (2014). Báo cáo kết quả thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện tỉnh Kiên Giang năm 2013.
3. Bảo hiểm xã hội tỉnh Kiên Giang (2015). Báo cáo kết quả thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện tỉnh Kiên Giang năm 2014.
4. Bảo hiểm xã hội tỉnh Kiên Giang (2016). Báo cáo kết quả thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện tỉnh Kiên Giang năm 2015.
5. Bảo hiểm xã hội tỉnh Kiên Giang (2017). Báo cáo kết quả thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện tỉnh Kiên Giang năm 2016.
6. Bảo hiểm xã hội tỉnh Kiên Giang (2018). Báo cáo kết quả thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện tỉnh Kiên Giang năm 2017.
7. TS. Nguyễn Văn Định (2003), Giáo trình quản trị kinh doanh Bảo hiểm,
Trường đại học Kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản Thống kê.
8. PGS.TS. Nguyễn Viết Vượng (2006), Giáo trình kinh tế bảo hiểm, Trường đại học Kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản Thống kê.
9. PGS.TS. Hồ Sĩ Sà (2000), Giáo trình Bảo hiểm, Trường Đại học kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản Thống kê.
10. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2001). Những điều cần biết về bảo hiểm xã hội. Truy cập ngày 20/5/2011 từ http://tapchi baohiemxahoi.gov.vn/ newsdetail/bhxh/11712 /news.htm.
11. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2014). Tăng tính hấp dẫn của bảo hiểm xã hội tự nguyện. Truy cập ngày 29/7/2014 từ
13. Chính phủ (2007a). Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân.
14. Chính phủ (2007b). Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc hướng dẫn một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện.
15. Chính phủ (2008). Nghị định số 94/2008/NĐ-CP ngày 22/08/2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định chứa năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam.
16. Cục thống kê tỉnh Kiên Giang (2014). Niên giám thống kê 2013. NXB Thống kê, Hà Nội
17. Cục thống kê tỉnh Kiên Giang (2015). Niên giám thống kê 2014. NXB Thống kê, Hà Nội
18. Cục thống kê tỉnh Kiên Giang (2016). Niên giám thống kê 2015. NXB Thống kê, Hà Nội
19. Nguyễn Hùng Cường (2008a). Nội dung cơ bản về bảo hiểm xã hội tự nguyện. Tạp chí Bảo hiểm xã hội. số 8. tr. 28.
20. Nguyễn Hùng Cường (2008b). Nội dung cơ bản về thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện. Tạp chí Bảo hiểm xã hội. Số 7. tr.19-20.
21. Đức Cường, Lê Tuấn, Việt Hà, Minh Hiếu và Nhật Vũ (2010b). Sự phát triển của Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam. Hồ sơ sự kiện. Số 132. tr.13-14.
Nam trong những năm đổi mới và Phát triển. Tổ chức ngày 19 tháng 9 năm 2014 tại Hà Nội.
24. Trần Quang Hùng (1993). Đổi mới chính sách bảo hiểm xã hội cho người lao động trong các thành phần kinh tế ở Việt Nam. Đề tài cấp nhà nước KX.04.05.02
25. Trần Quang Hùng và Mạc Văn Tiến (1998). Đổi mới chính sách bảo hiểm xã hội đối với người lao động. NXB Chính trị Quốc gia.
26. Lê Thị Thu Hương (2007). Bảo hiểm xã hội tự nguyện một số vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Quốc gia Hà Nội. 104 tr.
27. Lưu Bích Ngọc (2006). Người lao động với bảo hiểm xã hội tự nguyện. Tạp chí Kinh tế và Phát triển. Số 103. tr. 39-42.
28. Nguyễn Tiến Phú (2001). Cơ sở lý luận về việc thực hiện các loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
29. Trương Thị Phượng (2012). Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người la động khu vực phi chính thức tại tỉnh Phú Yên. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Nha Trang. 125 tr. 30. Đỗ Văn Quân (2008). Bảo đảm an sinh xã hội cho nông dân. Một số vấn
đề xã hội cấp bách ở nước ta hiện nay. Tạp chí Bảo hiểm xã hội. Số tháng 7/2008. tr.15-18.
31. Phạm Đỗ Nhật Tân (2014a). Đề xuất hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện. Tạp chí Bảo hiểm xã hội. Số 256. tr. 16-18.
nước ta. Tạp chí Bảo hiểm xã hội. Số 8. tr. 26.
34. Hoàng Kiến Thiết (2007). Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Bước đột phá trong thực hiện chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam. Tạp chí Bảo hiểm xã hội. Số 2. tr.47-48.
35. Ngô Thị Thuận, Phạm Văn Hùng và Nguyễn Hữu Ngoan (2006). Giáo trình nguyên lý thống kê kinh tế. Nhà xuất bản nông nghiệp. 118 Tr. 36. Lưu Thị Thu Thủy (2009). Vấn đề bảo hiểm xã hội khu vực phi chính
thức ở Việt Nam. Tạp chí Bảo hiểm xã hội. Số 10A. tr.9.