PHẦN 3: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ CỦA TOYOTA

Một phần của tài liệu chiến lược kinh doanh và phương thức gia nhập thị trường quốc tế của toyota (Trang 25 - 31)

QUỐC TẾ CỦA TOYOTA

Người thực hiện: Phạm Hồng Liêm CQ521982 Nguyễn Thị Diễm CQ520491 Mai Thị Hoa CQ521307

1. Giới thiệu về Toyota trên thị trường quốc tế

Các sản phẩm của Toyota có mặt trên toàn cầu và để đáp ứng nhu cầu, Toyota đã xây dựng các nhà máy sản xuất, lắp rắp phân bố trên toàn Thế Giới:

Bảng 3.1: Phân bố nhà máy sản xuất của tập đoàn trên thế giới

Khu vực Số nhà máy sản xuất Số đơn vị phân phối

Bắc Mỹ (Mỹ và Canada) 12 5

Châu Âu 8 30

Châu Á (trừ Nhật Bản) 23 16

Mỹ Latin 3 42

Châu Phi 2 50

Châu Đại Dương 1 14

Trung Đông 1 16

Tổng 50 173

Mỗi nhà sản xuất đều chịu trách nhiệm về một dòng sản phẩm dành cho đối tượng khách hàng nhất định. Và Toyota đã nhận định được và luôn đáp ứng các nhu cầu của khách hàng qua các mẫu mã, thương hiệu, chất lượng ... để đáp ứng nhu cầu khách hàng Toyota luôn tìm cách mở rộng quy mô, luôn cải tiến kỹ thuật, tạo ra những sản phẩm riêng biệt giúp tăng tính cạnh tranh.

Mở rộng quy mô:

Việc Toyota liên tục xây dựng những trung tâm đào tạo tương tự tại Georgetown, Kentucky và nhiều nơi khác trên thế giới để tăng tốc cho giai đoạn tăng trưởng tới, đào tạo cho công nhân tại những trung tâm mới chính là chìa khóa duy trì chất lượng và giảm tai tiếng cho công ty trong những năm gần đây

Phát triển khả năng riêng biệt:

- Các mẫu xe thông minh và tiếng tăm về chất lượng ;

- Với danh tiếng về chất lượng và tiết kiệm nhiên liệu trước tình trạng giá năng lượng "leo thang" đang khiến nhu cầu của các loại xe nhỏ - thế mạnh của hãng - tăng mạnh ;

- Toyota đã thành công với các động cơ hybrid, hay động cơ hydro thế hệ mới và động cơ sử dụng “bio ethanol” ;

- Sản phẩm mới: dòng xe Corolla nổi tiếng với hy vọng thế hệ xe mới này bán chạy ở trong nước và ở nước ngoài. Theođánh giá, các mẫu tiết kiệm xăng như Corolla, Camry hay chiếc hybrid là con bài chiến lược của Toyota ;

- Camry lắp ráp tại Việt Nam có thiết kế giống hệt các nước trong khu vực châu Á và hoàn toàn không có chút liên hệ với Camry tại Mỹ. Toyota luôn có lý trong việc khu biệt hóa sản phẩm để thích nghi với thị hiếu từng vùng. Camry châu Á và Việt Nam có thiết kế giữ nhiều phong cách cũ, chỉ thay đổi chút đường nét cho sắc hơn. Sự bề thế, cân đối và vững chãi được giữ nguyên. Chút góc cạnh của lưới tản nhiệt hay cụm đèn hậu chỉ làm cho nó thêm trẻ hơn một chút.

2. Chiến lược kinh doanh trên thị trường quốc tế của Toyota

Để có thể biết được Toyota đang thực hiện chiến lược kinh doanh nào trên nền kinh tế toàn cầu thì cần phải xét trên 2 khía cạnh đó là áp lực về chi phí và áp lực thích nghi địa phương ra sao từ đó biết được Toyota đang sử dụng chiến lược kinh doanh nào.

2.1. Sức ép về chi phí

Sản phẩm có sự khác biệt cao, giá trị lớn. Do đó, áp lực chi phí cao, áp lực giảm chi phí thấp (sản phẩm dòng ô tô có rất nhiều hãng khác nhau ngoài Toyota thì còn có các hãng khác cũng có thương hiệu rất mạnh mẽ như BMW, GM….). Vì vậy, tạo ra áp lực chi phí cao, giảm chi phí thấp do thị trường xe hơi đã gần như bão hòa.

2.1.1. Sức ép từ người mua

Vì thị hiếu của người tiêu dùng luôn có xu hướng thay đổi nên Toyota luôn nghiên cứu để thiết kế tạo ra những dòng sản phẩm riêng biệt, tiết kiệm nhiên liệu, mẫu mã tốt. Vì vậy, làm tăng chi phí hoạt động thiết kế và sản xuất, tạo ra áp lực chi phí cao. 2.1.2. Sức ép từ nhà cung cấp

Các nhà cung cấp linh kiện của Toyota tại Nhật bản là các nhà cung cấp chính, họ chiếm đến 40% lượng nhập các linh kiện để Toyota sản xuất ô tô.Tập đoàn Toyota vừa đàm phán với các nhà cung cấp linh kiện tại Nhật Bản nhằm giảm bớt chi phí hoặc đối mặt với việc bị thay thế bởi các đối thủ ngoại quốc khi đồng Yên Nhật lên giá.

Nhà sản xuất Toyota sẽ bị mất 34 tỉ Yên tương đương 443 triệu USD trong lợi nhuận kinh doanh khi đồng yên tăng giá so với đồng USD. Vì vậy, họ thông báo với các nhà cung cấp phụ kiện rằng họ sẽ tăng cường mua các thiết bị vật tư ở những thị trường mới nổi, trong trường hợp các nhà cung cấp trong nước không đưa ra mức giá hợp lý như các nhà sản xuất linh kiện nước ngoài. Nhà sản xuất này tìm cách cắt giảm chi phí để bù đắp lại giá trị của đồng Yên leo thang khi nó tăng giá lúc Nhật Bản trở lại bình thường sau những thảm hoạ tồi tệ diễn ra hồi tháng 3/2011.

Do đó, mà việc chuyển nhà cung cấp hiện tại cũng gây ra tăng chi phí sản xuất. Nếu không đàm phán được với nhà cung cấp chính đã được thiết lập lâu năm mà vẫn phải nhập linh kiện từ họ thì sẽ làm tăng chi phí kinh doanh do đồng Yên đang mất giá, tạo áp lực chi phí cao.

2.2. Sức ép đáp ứng nhu cầu địa phương

Mỗi khu vực mỗi quốc gia đều có bản sắc văn hóa, phong cách sống đặc trưng và nhu cầu là khác nhau dẫn đến Toyota phải đối mặt với sức ép đáp ứng nhu cầu địa phương rất cao.

2.2.1. Thị trường châu Âu: thị trường ổn định nhất của Toyota

Bảng 3.2: Tình hình lượng sản xuất và lượng bán ra tại thì trường Châu Âu

(Đơn vị: nghìn chiếc)

2007 2008 2009 2010 2011Lượng sản xuất 806,7 688,3 507,3 461,7 460,3 Lượng sản xuất 806,7 688,3 507,3 461,7 460,3

Lượng bán 1.238,6 1.119,5 886,0 785,8 822,4

Chiến lược của Toyota tại thị trường Châu Âu:

Châu Âu đang tập trung phát triển chính sách về cải thiện và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên tự nhiên và kỹ thuật cơ hội cho các doanh nghiệp. Vì vậy:

- Toyota liên tiếp cho ra mắt các dòng xe có lượng khí thải thấp; thành lập các trung tâm nghiên cứu về năng lượng;

- Ra mắt các dòng xe hybrid (xe kết hợp chạy điện và xăng): Camry, Highlander, Prius, Auris, Lexus, Yaris và dòng iQ EV (xe chạy điện): theo số liệu đã được công bố, lượng xe hybrid bán được là 83.699 xe và con số này ở dòng Lexus là 25.799 xe trong đó: 90% lượng xe bán ra là Lexus Hybrid ;

- Giảm lượng khí thải CO2 của tất cả các dòng xe chạy xăng.

2.2.2. Thị trường Bắc Mỹ: thị trường chiếm doanh số và doanh thu lớn nhất Bảng 3.3: Tình hình lượng sản xuất và lượng bán ra tại thì trường Bắc Mỹ

(Đơn vị: nghìn chiếc)

2007 2008 2009 2010 2011Lượng sản xuất 1.636,9 1.404,8 1.189,1 1.404,0 1.206,2 Lượng sản xuất 1.636,9 1.404,8 1.189,1 1.404,0 1.206,2

Lượng bán 2.822,2 2.441,8 1.975,4 1.935,5 1.807,0

Hình 3.4: Biểu đồ lượng sản xuất và lượng bán của thị trường USA Chiến lược của Toyota tại thị trường Bắc Mỹ:

Nhu cầu của người tiêu dùng đang dịch chuyển về phía các dòng sản phẩm tiết kiệm nhiên liệu; thị hiếu của người tiêu dùng Bắc Mỹ là các dòng xe bán tải. Vì vậy:

- Toyota tối ưu hóa hệ thống sản xuất để đáp ứng nhu cầu của thị trường; - Sản xuất linh hoạt nhiều loại khung xe;

- Tăng cường cung cấp các loại xe tiết kiệm nhiên liệu nhất là xe dòng Prius và Corolla: Số xe Corolla bán ra thị trường Mỹ và Canada riêng trong năm 2011 là 331.853 xe, Prius là 240.030 xe;

- Bắt đầu sản xuất dòng xe Hybrid ở thị trường Mỹ;

- Củng cố dây chuyền sản xuất dòng xe tải và bán tải: Tacoma, Tundra: trong năm 2011, số lượng Tacoma và Tundra bán ở thị trường Mỹ và Canada là 260,131 xe;

- Năm 2012, trong danh sách 30 loại xe bán chạy nhất thị trường Bắc Mỹ, Toyota góp mặt 5 đại diện: Camry, Prius, Corolla, Tacoma và RAV.

Từ thống kê của Cục quản lý an toàn giao thông quốc gia Mỹ cho thấy:

Một phần của tài liệu chiến lược kinh doanh và phương thức gia nhập thị trường quốc tế của toyota (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w