Đối với biến giá trị ngành học

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên hoa sen trong việc học m learning (Trang 45)

Nhìn vào bảng Test of Homogeneity of Variances thấy rằng Sig = 0.438 < 0.05. Điều đó cho thấy rằng sự khác biệt về giá trị phương sai hay phương sai các nhóm giá trị không đồng nhất, ta chấp nhận giả thuyết H và tiếp tục phân tích bảng Robust Tests of1 Equality of Means.

Trong bảng Robust Tests of Equality of Means với Sig = 0.405 < 0.05 , điều đó có nghĩa là có sự khác nhau trung bình về MĐHL giữa các khoa.

Bảng 23. Robust Tests of Equality of Means của biến khoa

Nhìn vào cột Mean của bảng Descriptives và biểu đồ Means Plots thì ta có kết luận rằng có sự khác biệt trung bình khá lớn giữa các khoa với nhau. trong đó khoa Công Nghệ Thông Tin có SHL cao nhất, còn khoa Ngoại Ngữ thì có SHL thấp nhất.

4.5. Phân tích Independent Sample T-Test

Biểu đồ 8. Mean Plots của biến khoa

Với giá trị Sig của cột Levene’ Test là 0.101 > 0.05 thì phương sai giữa 2 giới tính là đồng nhất với nhau. Tiếp tục với giá trị Sig của hàng Equal variances assumed là 0.12 > 0.05, ta nhận xét rằng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về MĐHL của sinh viên có giới tính khác nhau.

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN 5.1. Tóm tắt kết quả, ý nghĩa

Sau khi đã xác định được đề tài cần nghiên cứu, nhóm chúng tôi đã tập trung xây dựng bảng câu hỏi, tiến hành khảo sát và thu được tổng cộng 383 câu trả lời trong phạm vi sinh viên thuộc 06 khoa của trường ĐHHS từ năm 01 đến trên năm 04.

Việc tìm ra những yếu tố có độ ảnh hưởng đến MĐHL của SV về hệ thống M-learning có ý nghĩa quan trọng đối với nhà trường. Kết quả thu được hỗ trợ cho chính sách hoạch định phát triển hệ thống, cải thiện các tính năng cũ, phát triển các tính năng mới nhằm phù hợp và thỏa mãn được những kỳ vọng của SV về hệ thống M-learning.

Kết quả phân tích hồi quy cho phép nhóm chúng tôi rút ra được một vài kết luận như sau:

MĐHL của SV trường ĐHHS về hệ thống M-learning phụ thuộc vào hai yếu tố: hệ thống chức năng của M-learning và nội dung khóa học; trong đó, nội dung khóa học là yếu tố có độ ảnh hưởng cao nhất đến MĐHL của SV trường ĐHHS về việc học M- learning. Cụ thể hơn, SV vẫn có nhận định tích cực hơn về chất lượng tiếp thu bài giảng của việc học truyền thống so với M-learning và không hài lòng về tốc độ dẫn truyền của Internet khi tham gia học M-learning.

Ngoài ra, MĐHL của SV Hoa Sen về hệ thống M-learning có sự khác biệt giữa các năm và các khoa: SV năm 01 và năm 02 có MĐHL cao nhưng lại giảm sút đối với SV năm 03, 04 và trên năm 04; SV thuộc khoa Công nghệ Thông tin có MĐHL cao nhất và thấp nhất thuộc về SV khoa Ngoại ngữ.

5.2. Đề xuất kiến nghị

Các chính sách nâng cấp hệ thống M-learning cần hướng đến mục đích cải thiện chất lượng học tập của SV thông qua:

 Cho phép GV đăng tải tài liệu môn học, tài liệu tham khảo, video với dung lượng lớn hơn.

 GV và SV tăng cường tương tác với nhau thông qua những câu hỏi mang tính khuyến khích cộng điểm; giao bài tập có thời hạn nhằm thúc đẩy SV nộp bài đúng hạn.

5.2.2 Hệ thống chức năng M-learning:

 Phát triển hệ thống tương thích với các hệ điều hành và các thiết bị khác nhau.  Phát triển hệ thống với các công cụ hỗ trợ GV khi dạy học (đặc biệt là hỗ trợ về

máy tính, vẽ sơ đồ, biểu đồ đối với những môn liên quan đến tính toán).

 Để giảm thiểu sự ảnh hưởng của đường truyền kết nối Internet trong suốt quá trình diễn ra lớp học, GV có thể ghi màn hình trình bày slides nội dung bài học (bằng các phần mềm dành cho máy tính) hoặc quay video bài giảng trước và đăng tải trên hệ thống M-learning. Các buổi học khi diễn ra sẽ tập trung giải đáp các thắc mắc của SV và làm bài tập.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Kukulska-Hulme, A., & Traxler, J. (2005). Mobile learning: A handbook for educators and trainers. London: Routledge

Quinn, C. (2000). M-learning: Mobile, Wireless and In-Your-Pocket Learning. Line Zine. Shepherd C. (2001). M is for May be. Tactix: Training and Communication Technology in context. p.5.

Colazzo, L., Molinari, A., Ronchetti, M., & Trifonova, A. (2003). Towards a Multi- Vendor Mobile Learning Management System. Proceedings for the World Conference on E-learning. Phoenix, USA. Retrieved April 24, 2007.

from:http://www.science.unitn.it/~foxy/docs/Towards%20a%20multivendor%20Mobile %20LMS%20(long).pdf

Parsons, D., & Ryu, H. (2006). A framework for assessing the quality of mobile learning.

Massey University website. Retrieved February 20, 2007 from:

http://www.massey.ac.nz/~hryu/M-learning.pdf

Ally, M. (Ed.). (2009). Mobile learning: Transforming the delivery of education and Training. Athabasca University Press.

Graham, C. R. (2006). Chapter 1: Blended learning system: Definition, current trends, future directions. In C. J. Bonk & C. R. Graham (Eds.), Handbook of blended learning. San Francisco, CA: Pfeiffer.

Pituch, K. A., & Lee, Y. (2006). The influence of system characteristics on e-learning use. Computers & Education, 47, 222–244.

Jen-Her Wu, Robert D. Tennyson, Tzyh-Lih Hsia (2010). A study of student satisfaction in a blended e-learning system environment. Computers & Education, 55, 155-164. Marks, Sibley, and Arbaugh (2005). A STRUCTURAL EQUATION MODEL OF PREDICTORS FOR EFFECTIVE ONLINE LEARNING. JOURNAL OF MANAGEMENT EDUCATION, Vol. 29 No. 4, August 2005 531-563

Yu-Chun Kuo, Andrew E. Walker,Brian R. Belland, and Kerstin E. E. Schroder (2013). A predictive study of student satisfaction in online education programs. The International Review of Research in Open and Distributed Learning, 14(1), 16-39.

Nguyễn Thị Thu Hà (2019). Phát triển giáo dục đào tạo trực tuyến ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, trên trang

http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/phat-trien-giao-duc-dao-tao-truc-tuyen-o-

viet-nam-trong-thoi-ky-hoi-nhap-301446.html. (Truy cập ngày 01 tháng 01 năm 2019).

VnExpress (2020). WHO tuyên bố Covid-19 là đại dịch, trên trang

https://vnexpress.net/who-tuyen-bo-covid-19-la-dai-dich-4067935.html. (Truy cập ngày

11 tháng 3 năm 2020).

Nhịp Cầu Đầu Tư (2020). "Mặt trận" E-Learning thời COVID, trên trang

https://nhipcaudautu.vn/thuong-truong/mat-tran-e-learning-thoi-covid-3334064/. (Truy

cập ngày 03 tháng 04 năm 2020).

Joseph F.Hair, Jr, Mary Wolfinbarger Celsi, David J.Ortinau, Robert P. Bush. (2007).

Essentials of marketing research.

Achilleas Kostoulas (2013). Likert scales: Four things you may not know. FromTruy xuất

từ https://achilleaskostoulas.com/2013/09/09/four-things-you-probably-didnt-know-

PHỤ LỤC

A- BẢNG CÂU HỎI

Chúng tôi thu thập dữ liệu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc học M-learning của SV Hoa Sen. Nếu bạn chưa từng trải nghiệm học M-learning hoặc bạn không phải là SV ĐHHS bạn có thể bỏ qua bảng khảo này.

Chúng tôi cam kết bảo mật thông tin các bạn đã trả lời.

Câu 1: Bạn có đang học tại ĐHHS không?

 Có (Tiếp tục làm khảo sát)  Không (Ngừng cuộc khảo sát)

Câu 2: Bạn đã và đang tham gia hình thức học M-learning tại ĐHHS?

 Có (Tiếp tục làm khảo sát)  Không (Ngừng cuộc khảo sát)

Câu 3: Bạn đang là SV năm mấy?

 Năm 1  Năm 2  Năm 3  Năm 4  Trên năm 4 Câu 4: Giới tính bạn là:  Nam  Nữ

Câu 5: Bạn thuộc Khoa nào?

 Khoa Du Lịch

 Khoa Ngoại Ngữ  Khoa Khoa Học và Xã Hội  Khoa Công Nghệ Thông Tin

Thang đo được sử dụng trong bảng khảo sát:

1- Hoàn toàn không đồng ý 2- Không đồng ý 3- Đồng ý 4- Hoàn toàn đồng ý

I. Hiệu quả tự cảm nhận khi học bằng hình thức M-learning (yếu tố hiệu quả của bản thân khi sử dụng máy tính)

1. Bạn cảm thấy khó khăn trong việc sử dụng máy tính để học trực tuyến?

2. Bạn cảm thấy dễ dàng kết hợp sử dụng các ứng dụng của Microsoft để hỗ trợ việc học không? (Ví dụ: Powerpoint để thuyết trình, Word, Excel để ghi chép,...)

3. Bạn cảm thấy dễ sử dụng các chức năng trên máy tính để học? (Ví dụ: chức năng chia màn hình, ghi màn hình, chụp màn hình,...)

4. Chỉ cần Internet và máy tính được kết nối với nhau, bạn có thể tham gia lớp học, tiếp cận kiến thức tại bất cứ đâu bạn muốn. Bạn có thấy điều này thuận tiện không?

II. Hệ thống chức năng (Cảm nhận về hệ thống M-learning của ĐHHS)

1. Bạn có cảm thấy dễ dàng đăng nhập vào hệ thống mlearning? 2. Bạn cảm thấy giao diện hệ thống M-learning dễ dàng sử dụng?

3. Tình trạng kết nối của bạn có ổn định khi đang sử dụng M-learning không? (Ví dụ: lag, mất kết nối, nghe không rõ tiếng,...)

4. Bạn có cảm thấy dễ dàng sử dụng chức năng trình chiếu trên màn hình khi cần thuyết trình hoặc để trình chiếu bài tập của mình?

5. Bạn dễ dàng tiếp cận các nguồn tài liệu, bài tập, giáo trình, slide bài giảng,...? 6. Bạn có khó khăn trong việc theo dõi thời hạn nộp bài tập, thời gian kiểm tra trên hệ thống M-learning?

7. Bạn có cảm thấy hệ thống M-learning đã có đầy đủ các chức năng cần thiết?

III. Yếu tố nội dung

1. Bạn cảm thấy nội dung bài giảng được xây dựng khi học trực tuyến dễ hiểu hơn? 2. GV đã truyền đạt đầy đủ thông tin khi học trực tuyến

3. Bạn có cảm thấy chất lượng tiếp thu bài học M-learning hiệu quả hơn học truyền thống?

4. Bạn có đề xuất nào để GV xây dựng bài giảng dễ tiếp thu hơn?

IV. Sự tương tác

1. Bạn cảm thấy khó khăn tương tác với GV qua hệ thống

2. Bạn cảm thấy khó khăn trong việc tương tác, thảo luận nhóm thông qua hệ thống 3. Bạn cảm thấy khó khăn trong việc trình bày ý kiến khi học M-learning hơn là học trên lớp

4. Theo bạn chức năng share note, cửa sổ chat giúp cho việc tương tác giữa mọi người trong lớp hiệu quả hơn?

5. Bạn có cảm thấy việc mở webcam khi học online sẽ giúp sự tương tác giữa GV và SV dễ dàng, hiệu quả hơn?

V. Sự hài lòng

1. Bạn hài lòng với việc học trực tuyến trên hệ thống M-learning?

2. Bạn hài lòng với phương pháp giảng dạy của GV khi giảng dạy trên hệ thống M- learning?

3. Bạn hài lòng với chất lượng tài liệu, slide trình chiếu của GV biên soạn khi dạy trên hệ thống M-learning?

B- Bảng thể hiện mức độ hoàn thành công việc STT Họ và Tên Mức độ tham giatheo phần trăm

(%) Điểm

1 TrangĐặng Thị Thùy 100% 10

2 Phương ThủyNguyễn Thị 100% 10

3 NgânNguyễn Thị Thanh 100% 10

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên hoa sen trong việc học m learning (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)