Kinh tế ở Việt Nam chủ yếu nhờ vào nông nghiệp, mà nông nghiệp ở nước ta đều nhờ vào tự nhiên như: đất đai, nguồn nước, khí hậu, thủy văn, nhiệt độ, độ ẩm,.. nên sẽ là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi bị biến đổi khí hậu.
Ngập lụt do biển dâng gây mất đất canh tác cho nông nghiệp. Nhiệt độ tăng gây hạn hán kéo dài gây khó khăn trong việc sản xuất cây trồng, năng suất lúa giảm mạnh dẫn đến nguy cơ gây hại đến đời sống con người, đặt ra các trở ngại lớn cho các nông dân, vấn đề sản xuất gạo, an ninh lương thực một nước đối với một vùng lãnh thổ có truyền thống nông nghiệp là vai trò thiết yếu trong nền kinh tế Việt Nam.
Trong ngành thủy sản, Việt Nam là nước số lượng cao người trực tiếp vào đánh bắt, làm ngành chế biến thủy sản, và một lượng lớn dịch vụ nghề cá. Việc đánh bắt là kế sinh
nhai cho các người Việt. Vì thế đây là một trong những ngành nhạy cảm nhất khi bị tác động bởi biến đổi khí hậu.
Biến đổi khí hậu làm môi trường sống của nhiều loài thủy sản cũng bị thay đổi, dẫn tới lượng lớn thủy sản phải di cư, gây giảm sút kinh tế thủy sản. Do là các ngư dân bình thường nên không có kiến thức cũng như thiếu kinh tế, kỹ thuật kém nên phụ thuộc vào tự nhiên và thời tiết.
Biến đổi khí hậu làm cho các nguồn phong phú sinh học các loại ở vùng bờ với nguyền thủy lợi của nước ta giảm sút nặng nề. Các quẩn thể sẽ có hướng ra bờ rất xa, thay đổi cơ cấu hạ lưu ven vùng biển làm mất đi 60% nơi cư trú tự nhiên.
Sự giảm sút của hệ sinh thái san hô thảm cỏ, biến đổi khí hậu có xu hướng làm tần suất gia tăng, nhiệt độ nước biển tăng, bức xạ cao, khiến các hệ san hô bị tẩy trắng. Mùa sinh trưởng của các sinh vật biển thay đổi vì nhiệt độ tăng. gia tăng bùng phát các loại phù du thực vật.