Thiết chế truyền thông được hình thành theo hình thức cơ quan, tổ chức truyền thông quy định các vai trò, nhiệm vụ riêng với chức năng cung cấp thông tin đúng sự thật tới con người, chức năng giải trí,... tùy vào các cơ quan báo đài.
Truyền thông đại chúng: Là những thông tin dưới dạng âm thanh,hình ảnh, chữ viết được
truyền tải tới con người thông qua các phương tiện như TV, báo, đài, internet,..
Xã hội hóa là quá trình học hỏi nền văn hóa của xã hội mà cá nhân sống. Khi truyền thông đại chúng trở thành nguồn cung cấp thông tin quan trọng và không thể thiếu trong xã hội thì nó là công cụ của quá trình xã hội hóa. Ngày nay với sự phát triển nhanh chóng cả về chất và lượng của truyền thông đại chúng đã tác động tới quá trình xã hội hóa ở mọi lứa tuổi.
Trẻ em tiếp xúc với truyền thông trước khi được đi học cũng như trước khi được bố mẹ dạy. Khi còn bé, mỗi khi con khóc hay để dỗ dành con ăn bố mẹ thường mở TV hoặc internet cho xem những chương trình thiếu nhi như hoạt hình, múa hát, xem cây cối , con vật, nghe kể những câu chuyện bằng hình ảnh sống động. Ngay cả dạy con đôi khi bố mẹ cũng mở điện thoại cho học theo video có sẵn không dạy chúng theo cách tự do khám phá. Điều đó, phần nào cũng ảnh hưởng tới con cái bởi chúng sẽ ghi nhớ được và làm theo tác động theo 2 mặt:
Tích cực: trẻ em được phát triển nhận thức được thế giới xung quanh, biết múa hát, nhận dạng đồ vật, bắt chước mọi thứ.
Tiêu cực: việc cho trẻ em tiếp xúc với TV quá sớm và trong 1 thời gian dài sẽ trở nên thụ động, chậm biết nói, khả năng sáng tạo giảm, hạn chế giao tiếp có thể trở nên tự kỉ ngại giao tiếp với xã hội.
Truyền thông cung cấp cho con người nhiều thông tin, hiểu biết đa dạng trên mọi thể loại, cập nhật thông tin văn hóa, chính trị, pháp luật trong và ngoài nước. Chỉ cần một chiếc TV hay chiếc điện thoại hay máy tính kết nối internet là ta có thể nắm bắt mọi thứ nhằm tăng sự hiểu biết (Quá trình này diễn ra chủ yếu trong giai đoạn trưởng thành).
Qua truyền thông, con người cũng có thể tìm hiểu về văn hóa, ẩm thực, lối sống của một quốc gia và tham quan ngắm nhìn mọi cảnh đẹp, một vòng quốc gia ấy bởi tất cả những thứ đó đều có trên mạng với cái tên gọi mĩ miều là du lịch trên màn ảnh nhỏ.
28
Truyền thông giúp con người có thể giải trí, tiếp thu các luồng văn hóa thông qua các chương trình gameshow, phim ảnh, âm nhạc qua đó mang đến tiếng cười, niềm vui giúp con người giảm căng thẳng, áp lực sau những giờ học, làm việc căng thẳng và có thêm năng lượng thêm tin yêu và cuộc sống trở nên màu sắc.
Truyền thông giúp con người có thể học tập, dạy ta mọi thứ mà đôi khi cha mẹ, thầy cô không cung cấp được. Ngày nay, việc tự học qua mạng internet trở nên phổ biến con người có thể xem các video có sẵn và học theo một cách dễ dàng như học làm bánh, học tiếng anh, học hát, học nhảy, đến học sửa chữa Tv, máy giặt, tủ lạnh,...
Truyền thông mang lại cho con người những kinh nghiệm xã hội, những mẫu văn hóa tiêu chuẩn dưới cách nhìn phổ biến. Trong xã hội khi có những hành động, việc làm đúng đắn, lối sống văn minh, tốt đẹp sẽ được nhắc đi nhắc lại chia sẻ thường xuyên trở thành những cách cư xử đúng, chuẩn mực cho con người.
Truyền thông làm cho các thành viên trong xã hội trở nên gắn kết với nhau hơn thông qua những mối quan tâm trung, những giá trị chung đặc biệt khi có những sự kiện ảnh hưởng đặc biệt đến xã hội thông qua việc bàn luận, trao đổi quan điểm với nhau về các vấn đề đó.
Truyền thông kết nối con người lại gần nhau hơn xóa đi khoảng cách giữa không gian và thời gian thông qua các ứng dụng như facebook, zalo, line, instagram,... như một xã hội ảo. Thông qua các trang mạng xã hội con người có thể viết lên suy nghĩ, quan điểm của mình, tìm kiếm, tương tác bạn bè, chia sẻ những bức ảnh đẹp. Qua đó giúp cuộc sống của con người thú vị hơn, tìm được niềm vui, con người trở nên gần gũi nhau hơn.
Truyền thông tạo ra các xu hướng về lối sống, thời trang, văn hóa:
Những hành động đẹp, ý nghĩa như làm từ thiện, quyên góp ủng hộ người nghèo gần đây là ủng hộ người dân miền Tây để đem nước ngọt về dùng, ủng hộ trang thiết bị, vật dụng cho công tác phòng chống dịch Covid,... được truyền thông nhắc đến, ca ngợi trên báo đài về một lối sống đẹp, quan tâm tới đồng bào. Từ đó, lan tỏa trong cộng đồng mọi người học tập và làm theo cùng nhau chung sức ủng hộ góp phần giáo dục nhân cách con người.
Các trang mạng xã hội là nơi tạo ra trào lưu, cập nhật các trào lưu và ảnh hưởng mạnh mẽ trong công đồng. Chẳng hạn các xu hướng thời trang theo từng mùa được cập nhật thường xuyên để con người có thể bắt kịp; các trào lưu chụp ảnh, ăn uống, thử thách thú vị, bá đạo được tạo ra khiến con người bắt chước làm theo và chia sẻ rầm rộ. Một số trào lưu từng xuất hiện như: hỏi đáp instagram, cosplay 1 nhân vật yêu thích, ngã sấp mặt khoe đồ hiệu, du lịch quanh nhà, trào lưu 3 năm trước, đá nắp chai hay những câu nói theo trào lưu…
Truyền thông cũng có tính 2 mặt:Một mặt nó giáo dục nhân cách con người, cung cấp tri thức hiểu biết cho con người trên tất cả các lĩnh vực. Mặt khác, khi những hình ảnh, thông tin truyền đi mang tính tiêu cực nó sẽ reo rắc vào đầu của con người những suy nghĩ sai lệch nhất là đối tượng thanh thiếu niên, những đối tượng có trình độ nhận thức còn thấp không có khả năng chắt lọc thông tin, dễ bị lôi kéo.
Truyền thông ảnh hưởng tiêu cực tới con người trong quá trình xã hội hóa: Chính sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông ngày càng phổ biến trong quá trình xã hội hóa nhiều người đã lợi dụng làm những việc sai trái, tìm kiếm sự nổi tiếng. Dạo gần đây trong xã hội xuất hiện những hiện tượng mạng có cách ăn mặc, lời nói không đúng ảnh hưởng đến nhận thức
29
và quá trình hình thành nhân cách của một bộ phận các bạn trẻ. Khi xem các clip đó và học làm theo có suy nghĩ lệch lạc đi ngược lại với chuẩn mực.
Truyền thông đôi khi lại là nơi đưa những thông tin sai lệch chưa được kiểm chứng hay không đúng với sự thật, mức độ tính chất của vụ việc mà bóp méo, thổi phồng nó lên thậm chí là đẩy đi theo một hướng khác ảnh hưởng đến sự tiếp nhận thông tin của mọi người.
Khi các thông tin, hình ảnh tiêu cực tác động đến con người đặc biệt là giới trẻ sẽ cản trở việc giáo dục của gia đình và nhà trường. Trẻ nhỏ sẽ có những nhận thức sai lầm, học theo những cái sai từ đó có cách suy nghĩ, việc làm không phù hợp. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là phải có những thiết chế để kiểm nghiệm mức độ chính xác, phù hợp của thông tin và xử phạt nghiêm những hành vi vi phạm lợi dụng truyền thông để làm gương. Không nên lợi dụng truyền thông để sử dụng giải trí một cách quá đà mà sử dụng hợp lí, đúng mục đích theo hướng tích cực.
Dư luận: Hiện tượng tâm lý bắt nguồn từ một nhóm người, biểu hiện bằng những phán
đoán, bình luận, quan điểm về một vấn đề nào đó kèm theo thái độ cảm xúc và sự đánh giá nhất định, được truyền từ người này tới người kia, nhóm này sang nhóm khác. Nó có thể được truyền đi một cách tự phát hoặc được tạo ra một cách cố ý. Nếu được lan truyền rộng rãi và lặp lại thì trở thành dư luận xã hội. Dư luận cũng có thể hình thành từ những định kiến xã hội hay là từ những tác động truyền thông, phong trào,... cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình xã hội hóa của con người
Dư luận có mặt tích cực và tiêu cực dựa vào các nguồn tin mà từ đó nó hình thành:
Nếu nó hình thành dựa vào nguồn tin xác thực thì sẽ trở thành thông tin hữu ích khi nói lên những gì mà mọi người nghĩ về sự việc đó. Khi đưa tin sự thực về một vụ bạo lực gia đình, bố mẹ đánh đập, hành hung con cái xã hội sẽ quan tâm và tạo ra dư luận mạnh mẽ, mọi người bày tỏ thái độ bất bình và cùng lên tiếng để đòi lại quyền lợi cho trẻ em.
Nếu hình thành khi không có căn cứ hoặc dựa vào nguồn thông tin không rõ ràng cho dù là cố ý hay vô ý, nó có thể tạo tin đồn nhảm và có thể bị sử dụng cho một mục đích nào đó. Các thế lực tung tin về các vấn đề nhạy cảm ảnh hưởng đến tình hình chính trị quốc gia, sự hòa bình của các quốc gia nhằm kích động chiến tranh.
Dư luận đôi khi có thể xâm phạm rất mạnh vào quyền riêng tư của cá nhân cho dù là đúng hay sai thậm chí có thể giết chết một con người. Điều này xảy ra phổ biến trong giới văn nghệ sĩ. Họ luôn bị theo dõi mọi nhất cử nhất động, chỉ cần một hành động nhỏ nào đó cũng bị lôi ra phán xét khiến cuộc sống không được tự do. Có nhiều người bị trầm cảm khi nhận được quá nhiều phản hồi tiêu cực về hành động của mình.
Chẳng hạn đối với một câu thủ khi họ ghi được những bàn thắng đẹp mắt góp vào thành công của đội bóng sẽ được báo chí quan tâm viết bài khen ngợi, ví von, được người hâm mộ yêu mến. Nhưng khi họ mắc sai lầm hay không ghi bàn dư luận cũng nổi lên chê bai, bị antifan ném đá, công kích. Dư luận là nơi con người dễ dàng nổi tiếng nhanh, nhận được sự quan tâm nhưng nó cũng là con dao 2 lưỡi có thể hủy hoại cả một con người.
Báo chí, truyền thông là nơi tạo ra dư luận và cũng dần trở thành nơi định hướng dư luận. Vì vậy những thông tin cần đúng sự thật phục vụ đúng mục đích cung cấp tri thức, hiểu biết cho con người và giúp con người hoàn thiện nhân cách.
30
TỔNG KẾT.
Thiết chế xã hội và môi trường xã hội hóa có vai trò quan trọng trong quá trình xã hội hóa cá nhân. Bởi lẽ, mỗi cá nhân muốn hòa nhập vào một nhóm hay cộng đồng xã hội đều phải trải qua quá trình xã hội hóa – quá trình biến những giá trị, chuẩn mực của xã hội thành những giá trị, chuẩn mực của bản thân mình. Xã hội hóa cá nhân là một quá trình quan trọng hình thành nên nhân cách con người, trong đó cá nhân luôn tương tác với xã hội, chịu sự kiểm soát, chi phối của xã hội. Cá nhân muốn phát triển một cách đầy đủ và hoàn thiện thì cá nhân đó phải được sống trong một môi trường xã hội, phải nhận được đầy đủ từ đó sự chăm sóc, giáo dục cơ bản nhất, điều đó có ý nghĩa quyết định đến quá trình phát triển của con người.
Dưới góc độ xã hội học, thì quá trình xã hội hóa diễn ra liên tục, xuyên suốt cuộc đời mỗi người. Điều này có nghĩa trong cuộc sống chúng ta phải học tập không ngừng, thường xuyên trau dồi kiến thức, rèn luyện bản thân để bắt kịp với sự phát triển của xã hội. Bên cạnh đó xã hội ngày nay không chỉ đặt các cá nhân vào quá trình đào tạo, nhào nặn mà còn khuyến khích cá cá nhân xã hội hóa xã hội. Đem tri thức và những hiểu biết tốt đẹp của mình đóng góp cho xã hội.
Cùng với đó, xã hội cũng cần quan tâm tới từng cá nhân, môi trường và thiết chế xã hội phải phù hợp với sự phát triển của con người, phát huy tối đa những giá trị vật chất tinh thần vốn có và hạn chế tối thiểu những tác động tiêu cực không mong muốn tới quá trình xã hội hóa cá nhân. Đảm bảo xã hội ngày nay phát triển đi lên mà không có ai bị bỏ lại phía sau.
Hết
Danh mục tài liệu tham khảo.
1. Giáo trình Xã hội học đại cương (Đại học Thương mại).
2. Slide bài giảng môn Xã hội học đại cương ( Đại học Thương mại).
3. Tập san khoa học số 04 (2005 – Đại học mở bán công Tp Hồ Chí Minh).
4. Tạp chí khoa học xã hội số 7 (239) 2018.
5. Nguyễn Xuân Nghĩa. 2000. Quá trình xã hội hóa về giới ở trẻ em. TPHCM:
(Ban Xuất bản Đại học Mở TPHCM).