Các phương pháp muối:

Một phần của tài liệu Công nghệ sau thu hoạch – Bảo quản cá tra (Trang 29 - 31)

5. 2 Các quy tắc cơ bản trong việc bảo quản cá tươi:

5.4.1.2Các phương pháp muối:

Động học của quá trình thấm muối cho cá trích: 1- hàm lượng muối trong cá; 2- hàm lượng muối trong dịch bào cá; 3- khối lượng cá; 4- hàm lượng nước trong thịt cá; 5- nồng độ muối trong dung dịch

- Có 4 phương pháp cơ bản được sử dụng trong việc bảo quản cá:

+Muối bằng nước muối đặc: cá được ngâm vào dung dịch muối và nước. +Muối khô: xát muối hạt vào cá.

+Muối Kench: chà xát muối hạt vào bề mặt của cá đã được khía, cá được xếp thành từng lớp, giữa hai lớp cá là một lớp muối, chất lỏng tạo thành để khô dần.

+Muối dầm: để cá ngập trong muối và đặt vào thùng kín nước từng lớp một cách nhau bằng một lớp muối. Nước dầm tạo thành sẽ bao phủ cá, nếu cá không được ngập hoàn toàn sau 3-4 giờ ta đổ nước muối bão hoà vào để ngập cá. Cần có vật nén lên trên để cá không nổi trên bề mặt nước dầm.

- Ở phương pháp muối bằng nước muối đặc, người ta sử dụng dung dịch muối bão hoà. Các tạp chất trong muối sẽ làm giảm nồng độ của clorua natri, vì vậy cần làm cho độ đậm đặc tăng lên một chút, từ 80 đến 100%, tương đương từ 270 đến 360g muối trong một lít nước. Khi cá được ngâm trong dung dịch muối bão hoà, nồng độ của dung dịch sẽ bắt đầu giảm ngay khi muối thẩm thấu vào tế bào cá.

- Trong cách muối dầm, cá được bao quanh bởi muối hạt. Những hạt muối ban đầu sẽ tan khi tiếp xúc với hơi ẩm trên bề mặt cá. Một lượng muối vừa đủ sẽ tan và giữ cho nước dầm ở điểm bão hoà khi muối ngấm vào cá và nước chảy ra. Nước từ trong cơ thể cá chứa máu và các hợp chất khác.

- Không nên áp dụng cách muối theo kiểu Kench và muối khô ở các nước nhiệt đới vì cá sẽ dễ bị ươn và bị côn trùng làm hỏng, phơi ngoài không khí và sự có mặt của muối sẽ làm mỡ bị ôxi hoá, cá sẽ mất màu và có mùi ôi. Nên bão hoà cá bằng nước muối đậm đặc càng nhanh càng tốt để hoàn thành việc ướp muối.

• Một số điều cần lưu ý:

- Tỷ lệ cá ươn tăng lên khi nhiệt độ tăng. Tuy nhiên, muối thẩm thấu vào thịt cá cũng tăng lên cùng nhiệt độ. Nên muối cá ở nhiệt độ thấp khoảng 50C hoặc nên để cá muối ở nhiệt độ thấp một thời gian cho muối ngấm sâu vào trong cá trước khi những vi khuẩn làm ươn cá xâm nhập.

- Thùng gỗ hoặc nhựa là vật đựng phù hợp với cá muối bằng nước muối đặc. Chúng nên được đặt ở những nơi có nhiệt độ thấp. Lượng muối sử dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước của cá, hàm lượng mỡ trong cá và nhiệt độ thông thường. Cách tính an toàn nhất là 30% trọng lượng của cá , có nghĩa là 100kg cá cần 30 kg muối.

- Muối được coi là chất bảo quản thực phẩm ngăn chặn sự phát triển của các vi sinh vật. Tuy nhiên, có những vi sinh vật sống được trong môi trường muối. Chúng có thể được chia làm 3 nhóm theo tính chịu muối:

+ Vi sinh vật chịu muối kém: loại không tăng trưởng được hoặc chết trong môi trường muối có nồng độ thấp.

+ Vi sinh vật chịu muối tốt: là loại có thể sống được trong môi trường muối có nồng độ cao nhưng không tăng trưởng được.

+ Halophile ( sinh vật cần môi trường mặn) : là loại vi sinh vật không thể tăng trưởng hoặc sống nếu không có muối.

- Trong cá muối khô, halophile có thể tăng trưởng và phát triển; nhưng trong cá muối bằng nước muối đặc và muối dầm, halophile không thể sinh trưởng vì vi sinh vật cần hấp thụ oxy, mà dung dịch muối đậm đặc có rất ít hoặc không có ôxy.

Một phần của tài liệu Công nghệ sau thu hoạch – Bảo quản cá tra (Trang 29 - 31)