5.1 Ảnh hưởng của các yếu tố tới quá trình xử lý
Thời gian xử lý càng tăng thì hiệu suất tách Cl- tăng. Tuy nhiên thời gian khơng ảnh hưởng nhiều đến quá trình xử lý. Khảo sát cho thấy khi thời gian tăng thêm 10 phút nhưng hiệu suất tách chỉ tăng thêm khoảng 2%. Do đĩ ta nên chọn khoảng thời gian thích hợp đủ để phản ứng đạt tới hiệu suất mong muốn nhằm giảm hao phí nhiên liệu đun.
Tỉ lệ Cl- : H2SO4 đậm đặc càng cao thì hiệu suất tách Cl- càng cao. Tuy nhiên lượng axit sử dụng khơng nên quá cao sẽ gây nguy hiểm và ăn mịn thiết bị. Khi tiến hành quá trình khép kín ở tỉ lệ 1:2, lượng axit H2SO4 đậm đặc cịn lại trong dung dịch hơn 50% so với lượng ban đầu. Vậy thực tế khi xử lý tỉ lệ Cl- : H2SO4 sử dụng chỉ khoảng 1:1. Các thí nghiệm sau ta chỉ cần thêm lượng axit đúng với tỉ lệ 1:1.
Nhiệt độ càng cao thì hiệu suất càng tăng. Nhiệt độ càng cao thì quá trình bay hơi của HCl càng dễ. Nhưng nhiệt độ cũng khơng nên quá cao vì sản phẩm tạo ra dễ lẫn tạp chất, do nước bay hơi nhiều kéo theo một phần hơi axit sunfuric. Mặc khác nhiệt độ cao dễ gây nguy hiểm, ăn mịn thiết bị, tốn nhiều nhiệt khơng cĩ lợi về mặt kinh tế.
Hiệu suất tách Cl- chịu ảnh hưởng lớn của tốc độ sục khí. Tốc độ sục khí lớn thì hiệu suất lớn vì giảm được lượng HCl hịa tan trở lại vào dung dịch, đẩy HCl bay ra nhanh hơn. Tuy nhiên, tốc độ sục khí quá lớn sẽ làm axit sunfuric bị lơi cuốn theo hơi nước, gây hao hụt axit và giảm nhiệt độ của dung dịch xử lý, do vậy phải tốn nhiều nhiệt để xử lý, khơng kinh tế.
Muối sắt sunfat hình thành ngay trong quá trình xử lý mà khơng phải qua khâu làm nguội, kết tinh. Khảo sát cho thấy muối kết tinh với hiệu suất cao, tồn tại dưới dạng FeSO4.H2O.
5.2 Xây dựng quy trình xử lý
Fe2+ trong nước tẩy gỉ hầu như tách ra khỏi dung dịch dưới dạng muối, hiệu suất kết tinh muối cao, lượng axit sunfuric tiêu tốn khơng nhiều, cĩ thể tiến hành xử lý liên tục.