13-1. Làm móng tường
13-1.1. Cấm đổ hoặc ném vật liệu (gạch, đá...) từ trên miệng hố móng xuống hố. Phải dùng các phương tiện cơ giới hoặc máng dẫn để đưa vật liệu xuống hố móng; đầu dưới của máng dẫn phải đặt cách đáy hố móng không lớn hơn 0,5m.
13-1.2. Đường đi lại, vận chuyển vật liệu phải nằm ngoài vùng lăng thể sụt lở của hố móng. 13-1.3. Trước khi cho công nhân xuống làm việc ở hố móng cán bộ kỹ thuật thi công phải kiểm tra tình trạng ổn định của thành hố móng. Trong quá trình kiểm tra tình trạng ổn định của thành hố móng. Trong quá trình thi công móng nếu phát hiện có nguy cơ sụt lở thành hố phải nhanh chóng cho mọi người rời khỏi vùng nguy hiểm.
13-1.4. Lên xuống hố móng phải có thanh chuyên dùng. Cấm mọi người lên xuống bằng cách đu, nhảy, hoặc lợi dụng hệ băng chống để lên xuống.
13-1.5. Vật liệu để làm móng phải để cách mép hố móng 1m và phải có ván chắn.
13-2. Làm móng cọc.
13-2.1. Công nhân điều khiển máy đóng cọc phải qua các lớp đào tạo nghề về điều khiển các loại máy đó, các công nhân khác chỉ được làm các việc phụ và phải theo sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật thi công hoặc của đội trưởng phụ trách công tác này.
13-2.2. Khi tổ chức làm theo ca thì phải có sổ giao ca để bàn giao cụ thể tình hình trong quá trình đóng cọc, tình trạng của máy và thiết bị. Cán bộ kỹ thuật thi công hoặc đội trưởng phải kiểm tra, xử lý những vấn đề ghi trong sổ giao ca trước khi cho công nhân làm việc.
13-2.3. Việc sắp xếp cọc phải đảm bảo thuận tiện. Vị trí và các móc buộc cáp vào cọc để cẩu phải theo đúng quy định của thiết kế.
13-2.4. Dây cáp dùng để kéo cọc bằng cơ giới phải có hệ số an toàn không nhỏ hơn 6 và không nhỏ hơn 4 khi kéo bằng thủ công.
13-2.5. Trước khi dựng cọc phải kiểm tra chất lượng cọc để loại bỏ những cọc không đảm bảo an toàn, những người không có nhiệm vụ phải đứng ra ngoài phạm vi đang dựng cọc một khoảng ít nhất bằng chiều cao tháp cộng thêm 2m.
13-2.6. Chỉ được kéo cọc bằng dây cáp luồn qua ròng rọc chuyển hướng khi các ròng rọc này đã cố định vào đế máy theo phương thẳng đứng và cọc nằm trong phạm vi tầm nhìn của người điều khiển.
13-2.7. Dựng cọc xong, phải có thiết bị giữ cọc với tháp để cọc không đổ hoặc sau lệch đường tim. P:hải luôn luôn bảo đảm đường tim cọc trung với đường tim búa. Đầu cọc phải khít với đầu búa.
13-2.8. Đặt cọc vào vị trí xong, phải kiểm tra kỹ vị trí tim cọc (khi đóng cọc thẳng đứng) hoặc độ nghiêng (khi đóng cọc xiên) theo yêu cầu của thiết kế, sau đó mới hạ búa xuống đầu cọc. 13-2.9. Cạc phụ dùng để đóng sâu cọc chính phải chịu được lực đóng của búa.
13-2.10. Khi dùng máy đóng cọc để nhổ cọc lên phải gia cường giá máy bằng các dây chằng néo chắc chắn.
13-2.11. Khi cần sửa chữa điều chỉnh lại cọc phải để cho búa ngừng đập và hạ búa sát đầu cọc. Khi sửa chữa đầu cọc phải nâng búa cách đầu cọc một khoảng không lớn hơn 0,3m, đồng thời phải giữ búa bằng dây hoặc chốt.
13-2.12. Khi cắt các đầu thừa của cọc bê tông phải thực hiện các biện pháp an toàn phòng ngừa mảnh bê tông văng, bắn hoặc đầu cọc đổ vào người.
13-3. Hạ giếng chìm
13-3.1. Thi công giếng chìm phải theo đúng chỉ dẫn của thiết kế. Quá trình chế tạo cũng như hạ giếng luôn luôn giữ cho giếng được cân bằng và ổn định
13-3.2. Khi chất thêm tải lên thành giếng phải bảo đảm an toàn cho những người làm việc ở dưới giếng.
13-3.3. Nhịp độ đào đất, trình tự tháo các tấm kê phải bảo đảm hạ vành giếng xuống đều và cân đối. Cấm moi các chướng ngại trực tiếp băng tay dưới vành giếng trong quá trình hạ giếng.
Cấm đào sâu xuống dưới vành giếng quá 1m.
13-3.4. Phải có phương tiện bảo đảm an toàn cho người lên xuống giếng, có biện pháp thoát người nhanh chóng trong trường hợp đất ở đấy bịo sụt lở bất ngờ. Phải có hai nguồn điện cung cấp cho các máy bơm thoát nước ở các giếng (một nguồn sử dụng, còn một nguồn dự phòng)
13-3.5. Dùng gầu ngoạm để đưa đất ra khỏi giếng phải có tời tự động để kéo dây quay gầu. Không được kéo gầu bằng tời tay.
13-3.6. Cấm người ở dưới giếng khi gầu ngoạm lấy đất ra khỏi giếng. Trường hợp cần phải có người làm tín hiệu ở dưới giếng thì người đó phải đứng ngoài phạm vi hoạt động của gầu và
phải có che chắn bảo vệ ở phía trên.
13-3.7. Khi dùng cần trục để nâng tải đất ra khỏi giếng phải đặt thùng trong hệ thống lồng ngăn di động và có tín hiệu ánh sáng báo hiệu.
13-3.8. Phạm vi lòng giếng có người làm việc bên dưới phải có che chắn phía trên.
13-3.9. Cầu cạn, giàn giáo, giá đỡ và các chi tiết liên kết ống dẫn vừa phải làm đúng theo các quy định ở các phần 8, phần 16 của quy phạm này.