(Trích trong ‘Thiên Gia Diệu Phương’ q Thượng của Lý Văn Lượng).
Ngô X, nữ 50 tuổi, ngực nặng tức, đầu mỏi, bụng đầy, đầu váng mắt hoa, tay chân
yếu, lúc đói thì tay run, tim hồi hộp, ăn vào thì tim đập nhanh thêm, ợ ra mùi dầu, đi ngoài mỗi ngày nhiều lần. Kiểm tra: gan to 2 ngón, phản ứng Maclagan 9 đơn
vị, phản ứng Hanger (+++), Transaminase 400 đơn vị. Bệnh nhân tỳ vị vốn bị hư
yếu, thường bị mờ mắt, bụng chướng, phân lỏng. Viêm gan tái phát, gan to sườn
phải đau chướng, mạch Hư Huyền Hoãn, chất lưỡi nhạt, dày. Nguyên nhân bệnh là tỳ hư thấp khốn, can mộc không phát huy được uất, ‘can có tà, khí của nó chạy ở 2 bên sườn’, ‘gan to, ắt nghịch vị bức yết, bức yết ắt khô cách trung, làm cho sườn đau’. Tà chính tương bác, can tỳ thương tổn, nên dùng phép sơ can thực tỳ, vận hóa khí cơ. Cho uống ‘Gia Vị Thư Can Ẩm’ (Tử đan sâm 10g (sao rượu), Hàng bạch thược 10g (sao rượu), Phiêu bạch truật 9g (sao đất), Tây chỉ xác 6g (sao
cám), Xuyên uất kim 6g, Thanh bì 5g (sao dấm), Bắc sài hồ 5g, Chích cam thảo
6g, Mạch nha (sao) 9g, Sinh bắc tra 6g, Kê nội kim 5g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang). Uống hơn 50 thang, các chứng đều hết. Kiểm tra lại chức năng gan đều
bình thường.
Bàn luận: ‘Gia Vị Thư Can Ẩm’ là bài thuốc bổ mà không cần kíp, sơ mà không kích, đã dùng nhiều đều có công hiệu. Sau khi dùng thuốc ‘Gia Vị Thư Can Ẩm’
mấy ngày, nếu như đau ở vùng sườn phải vẫn lan ra phía lưng, tay chân mỏi, đêm ngủ nóng hầm hập ra mồ hôi, đó là can âm bất túc, can khí tán mà không kề lại, hư dương tản ra mà không thu lại, có thể dùng tiếp Dưỡng Can Ẩm (Tử đan sâm 10g
(sao rượu), Hàng bạch thược 10g, Sơn thù du 6g (bỏ hột), Thanh bì 5g (sao dấm),
Xuyên uất kim 5g, Mẫu lệ 12g (sắc trước), Mạch nha (sao), Chích cam thảo 5g). Bài này làm thu tán, tăng sự nuôi dưỡng, tức là theo ý ‘cấp thì phải hoãn, tán thì phải thu, tổn thì phải ích’. Đối với bệnh nhân can uất tì hư, tinh thần ngưng uất mà có các triệu chứng kiểu viêm gan không vàng da như trên thì phải nghĩ đến Sài hồ ‘đạt uất cánh việt hư dương’, lại nghĩ đến Bạch truật ‘vận tì hữu thương can âm,
cam toan liễm âm’, bài này như thế là được.