Đối với nhà nước

Một phần của tài liệu Điều kiện hình thành và quá trình phát triển của thị trường chứng khoán việt nam (Trang 28 - 30)

Với các mục tiêu bảo đảm duy trì sự ổn định và bền vững của TTCK; tiếp tục triển khai hiệu quả công tác phát triển theo chiều sâu và kiên trì công tác tái cấu trúc TTCK; tăng cường hội nhập quốc tế, triển khai, thực thi hiệu quả các cam kết quốc tế và các giải pháp nâng hạng TTCK, trong thời gian tới Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước triển khai đồng bộ một số giải pháp cụ thể như sau:

Hoàn thiện hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán 2019 để thực thi trong giai đoạn 2021 - 2025, tạo cơ sở pháp lý triển khai 8 nhóm giải pháp cơ cấu lại TTCK bao gồm: Hoàn thiện cơ sở pháp lý; Cơ cấu lại cơ sở hàng hóa; Cơ cấu lại cơ sở nhà đầu tư; Cơ cấu lại tổ chức kinh doanh chứng khoán; Cơ cấu lại tổ chức thị trường; Nâng cao năng lực, quản lý giám sát và cưỡng chế thực thi; Giải pháp nâng hạng thị trường; cuối cùng là tăng cường vai trò của các hội nghề nghiệp. Các văn bản hướng dẫn tiếp tục được hoàn thiện và đăng ký hàng năm trong Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về chứng khoán và TTCK.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác cổ phần hóa, thoái vốn của các DNNN gắn với việc niêm yết và đăng ký giao dịch; Triển khai cơ chế tạo lập thị trường, phát hành Bộ nguyên tắc quản trị công ty (CG code); Nghiên cứu triển khai nghiệp vụ giao dịch trong ngày và thanh toán chứng khoán chờ về; Hướng dẫn thủ tục, hồ sơ niêm yết/đăng ký giao dịch đối với loại hình doanh nghiệp FDI chuyển đổi để áp dụng thống nhất cho hai Sở GDCK; Tăng cường kiểm tra, giám sát về tính minh bạch các thông tin trong Báo cáo tài chính của các công ty đại chúng vấn đề sử dụng vốn, CBTT và quản trị công ty.

Đa dạng hóa các sản phẩm chứng khoán, các sản phẩm liên kết đầu tư, sản phẩm cơ cấu; triển khai các sản phẩm chứng khoán phái sinh hợp đồng tương lai trên một số chỉ số mới và hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ; triển khai sản phẩm chứng quyền có bảo đảm; phát triển thêm các chỉ số cơ sở để làm tài sản cơ sở cho phái sinh.

nghiên cứu và ban hành các quy định về phát hành trái phiếu xanh, nhà đầu tư trái phiếu xanh làm căn cứ để triển khai và khuyến khích phát hành trái phiếu xanh cho các dự án xanh, dự án bảo vệ môi trường.

Bộ Tài chính tiếp tục rà soát, sửa đổi khung pháp lý về thành lập và hoạt động của tổ chức xếp hạng tín nhiệm và quỹ hưu trí tự nguyện để nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ, tăng cường quản lý giám sát đối với các tổ chức này; từ đó tạo hành lang pháp lý

đầy đủ, thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán trong thời kỳ mới ngày càng an toàn, lành mạnh và bền vững.

Phát triển, nâng cao năng lực cho hệ thống các tổ chức trung gian thị trường: tiếp tục tái cấu trúc hệ thống các tổ chức kinh doanh chứng khoán để giảm số lượng và nâng cao chất lượng dịch vụ; phát triển hệ thống thành viên đấu thầu TPCP; nâng cao chất lượng và đạo đức nghề nghiệp nhân viên hành nghề CK…

Tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát TTCK và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm: Tổ chức triển khai quy định về 4 tội danh trong lĩnh vực chứng khoán quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi theo Luật 12/2017/QH14 khi Bộ luật hình sự có hiệu lực thi hành từ 01/01/2018; Triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ theo kế hoạch năm 2018; Tăng cường phối hợp giữa các đơn vị để kịp thời phát hiện và xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm trên TTCK, đảm bảo sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Xây dựng khuôn khổ pháp lý phù hợp với tình hình phát triển các hoạt động mới của TTCK như: hoạt động giao dịch tự động (robot trading), quản lý danh mục tự động (AI asset management), tư vấn tự động (robot advisory), số hóa các tài sản tài chính trên thị trường chứng khoán áp dụng công nghệ tài chính mới (Fintech), hoạt động huy động vốn cộng đồng (Crowdfungding), hoàn thành và đưa hệ thống công nghệ thông tin mới và hoạt động đồng bộ tại các Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam nhằm hiện đại hóa hạ tầng công nghệ phục vụ quản lý, giám sát giao dịch, thanh toán bù trừ cho toàn thị trường.

Tập trung các giải pháp nhằm mục tiêu chính là ổn định tâm lý của nhà đầu tư, theo dõi sát các biến động về dòng vốn của nhà đầu tư nước ngoài để có những giải pháp, chính sách kịp thời, phù hợp. Đồng thời, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cần có các giải pháp mạnh mẽ thúc đẩy các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán để đa dạng hóa nguồn cung và ngành nghề trên thị trường, đồng thời giảm áp lực huy động vốn qua kênh ngân hàng.

Chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế, đảm bảo đúng các cam kết hội nhập khi thực thi các Hiệp định thương mại thế hệ mới; tiếp cận với các chuẩn mực chung và thông lệ quốc tế, tăng sức cạnh tranh và từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa thị trường chứng khoán Việt Nam so với các quốc gia khác trong khu vực; triển khai các giải pháp để sớm nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ hạng “Thị trường cận biên” lên hạng “Thị trường mới nổi”.

Một phần của tài liệu Điều kiện hình thành và quá trình phát triển của thị trường chứng khoán việt nam (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w