- Giáo viên nắm những thông tin khái quát về gia đình học sinh chưa hoàn thành môn học và có nguy cơ không hoàn thành chương trình lớp học như: nơi ở, hoàn cảnh sống, lối sống, hoàn cảnh kinh tế gia đình, giáo dục của gia đình, sự quan tâm của cha mẹ đối với con cái, năng lực học tập, đặc điểm tâm sinh lý, điểm mạnh, điểm yếu của học sinh.
- Tạo môi trường học tập thân thiện, an toàn,…nhằm giúp các em cảm thấy thoải mái, tự tin khi ở lớp, ở trường; giúp các em cảm nhận được “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”.
- Giúp các em vượt qua những trở ngại từ bản thân, gia đình, đặc biệt là sự mặc cảm khi có tên trong danh sách học sinh được giúp đỡ.
- Tạo ra sự thân thiện với học sinh bằng cách cho các em thấy rằng giáo viên vừa là người thầy, vừa là người bạn, người anh, người chị,…để các em trao đổi những tâm tư tình cảm, nguyện vọng và những khó khăn mà các em gặp phải trong quá trình học tập.
- Khơi dậy sự tự nỗ lực, cố gắng vươn lên trong học tập và nhất là thái độ ham học, coi học tập là một việc làm suốt đời, không còn suy nghĩ đến việc bỏ học.
- Hướng dẫn các em tinh thần ý thức học tập như: đảm bảo thời gian lên lớp, nắm vững bài học, hoàn thành bài tập về nhà, tuân thủ các nội quy, quy tắc của lớp học.
- Giúp các em vạch ra kế hoạch học tập để đạt được mục tiêu. Giúp các em ôn tập lại những kiến thức căn bản và từng bước nâng cao trình độ.
- Theo dõi sát sao việc học tập của các em, động viên, khen ngợi những cố gắng, tiến bộ của các em.