I. LÃNH ĐẠO CẢ NƯỚC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC 1975-
3. Quá trình chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ kinh tế của Đảng (1976-1986)
- Hầu hết các chỉ tiêu của Nhà nước không đạt được.
- Đời sống nhân dân căng thẳng, thiếu thốn, tình trạng đói ăn xuất hiện. - Kinh tế rơi vào lạm phát phi mã 800%.
-> Đứng trước tình hình đó, Đảng đã có những tư duy đột phá mới nhằm tháo gỡ dần từng bước những khó khăn của kinh tế đất nước.
3.1. Bước đột phá thứ nhất
- Hội nghị Trung ương 6 (8-1979): làm cho “sản xuất bung ra”. - Xóa bỏ tình trạng ngăn sông cấm chợ.
* Trong lĩnh vực nông nghiệp
- Hội đồng Chính phủ ra quyết định (10-1979) về việc tận dụng đất đai nông nghiệp để khai hoang, phục hoá được miễn thuế, trả thù lao và được sử dụng toàn bộ sản phẩm; quyết định xóa bỏ những trạm kiểm soát để người sản xuất có quyền tự do đưa sản phẩm ra trao đổi ngoài thị trường.
- Một số địa phương đã tìm tòi cách quản lý mới và đạt được những kết quả rất tốt như Vĩnh Phúc, Đồ Sơn...
- Chỉ thị số 100-CT/TW (1-1981) về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong các hợp tác xã nông nghiệp.
=> Những hiện tượng tiêu cực, lãng phí trong sản xuất nông nghiệp giảm đi đáng kể.
* Trong lĩnh vực công nghiệp
- Hiện tượng “xé rào” bù giá vào lương ở Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An,.
- Quyết định số 25-CP (1-1981) về quyền chủ động sản xuất kinh doanh và quyền tự chủ về tài chính của các xí nghiệp quốc doanh.
- Quyết định số 26-CP (1-1981) về việc mở rộng hình thức trả lương khoán, lương sản phẩm và vận dụng hình thức tiền thưởng trong các đơn vị sản xuất kinh doanh của Nhà nước.
3.2. Bước đột phá thứ hai
- Hội nghị Trung ương 8, khóa V (6-1985) chủ trương xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp.
- Tháng 9-1985 điều chỉnh giá - lương - tiền lần hai.
* Nội dung
- Xoá bỏ cơ chế quan liêu, bao cấp trong giá. Thực hiện giá theo giá thị trường. - Xoá bỏ tình trạng bao cấp bằng hiện vật.
- Chuyển mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh sang hoạch toán, kinh doạnh XHCN.
3.3. Bước đột phá thứ ba
Thực hiện kết luận của Bộ Chính trị khoá V (8- 1986) về xoá bỏ hoàn toàn cơ chế bao cấp, chuyển sang cơ chế một giá. Nội dung đổi mới là:
* Về cơ cấu sản xuất
Chuyển hoàn toàn trọng tâm từ ưu tiên phát triển công nghiệp nặng sang: 1- Lấy nông nghiệp là mặt trận hàng đầu.
2- Ra sức phát triển công nghiệp nhẹ.
3- Công nghiệp nặng phải có lựa chọn cả về quy mô và nhịp độ, chú trọng quy mô vừa và nhỏ.
4- Thực hiện ba chương trình quan trọng nhất: lương thực, thực phẩm; hàng
tiêu dùng; hàng xuất khẩu.
* Về cải tạo xã hội chủ nghĩa
Phạm nhiều khuyết điểm trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, nhất là cải tạo công thương nghiệp ở miền Nam.
-> Vì vậy, phải lựa chọn bước đi và hình thức thích hợp. Không thể nóng vội.
* Về cơ chế quản lý kinh tế
- Các đơn vị kinh tế có quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, lỗ lãi tự chịu. - Nhà nước chỉ đóng vai trò quản lý hành chính, tạo điều kiện, tạo môi trường chứ không can thiệp vào quản lý sản xuất, kinh doanh của các đơn vị kinh tế.
- Bố trí lại cơ cấu kinh tế phải đi đôi với đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, làm cho hai mặt ăn khớp với nhau tạo ra động lực mới thúc đẩy sản xuất phát triển.