CHỈ TIÊU VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: 1 Chỉ tiêu:

Một phần của tài liệu Ke_HOaCH_NaM_HoC_TRuoNG_THCS_THaNH_TRi (Trang 26 - 29)

1. Chỉ tiêu:

* Chất lượng giáo dục:

- Học lực: Giỏi ≥ 15%; Khá ≥ 38%; Trung bình 45%; Yếu, kém < 2%. - Hạnh kiểm: Tốt ≥ 87%; Khá < 13%; Trung bình 0%.

* Học sinh giỏi:

- HS giỏi các môn phổ thông cấp Trường: ≥ 05 HS. - HS giỏi các môn phổ thông cấp Huyện: ≥ 2 HS.

- HS giỏi các môn phổ thông cấp Tỉnh phấn đấu đạt: ≥ 1 HS.

- Học sinh giỏi “ Văn hay chữ tốt”, Casio cấp trường, cấp huyện, tỉnh: + Học sinh giỏi về “ Văn hay chữ tốt” cấp Trường: ≥ 3 học sinh. + Học sinh giỏi về “ Văn hay chữ tốt” cấp Huyện: ≥ 1 học sinh.

* Giáo viên dạy giỏi, chủ nhiệm giỏi:

- Giáo viên dạy giỏi cấp Trường: ≥ 10 giáo viên.

- Giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp Trường: ≥ 4 giáo viên, cấp huyện ≥ 1 GV.

* Tham gia phong trào năng khiếu:

- Tham gia các phong trào cấp Huyện ( TDTT ): ≥ 2 giải. - Tham gia Hội thi Hoa phượng đỏ: ≥ giải 2 toàn đoàn. - Tham gia ATGT cấp Huyện: đạt giải.

- Tham gia Hội thi Sáng tạo TTN cấp cấp trường ≥ 12 giải, cấp Huyện: ≥ 1 giải, cấp Tỉnh ≥ 1 giải.

* Phong trào chuyên môn:

- Bài giảng E - learning ≥ 3 bài (1 tổ CM/1 bài). - Dạy học theo chủ đề ≥ 2 bài/1 tổ/HK.

- SHCM theo hướng nghiên cứu bài học: 4 tiết/1 tổ/năm học. - Chuyên đề cấp trường: 2 chuyên đề/tổ/năm học.

- Chuyên đề cụm: 1 chuyên đề/năm học (tổ Tự nhiên phụ trách, Lưu ý: phải dạy 1 tiết minh họa sinh hoạt chủ đề).

- Dự giờ: 1 GV phải dự giờ đồng nghiệp 1 tiết/1 tháng. Đối với các môn Nhạc, Mĩ thuật đăng kí dự các GV trong cụm.

- Giáo viên dự thi GVDG: dạy 1 tiết bình thường và 1 tiết sinh hoạt chủ đề. - Sinh hoạt trường học kết nối: sinh hoạt 2 lần/1 tháng và ngày thứ 6 giữa tháng và cuối tháng (Những GV không có tiết dạy ngày thứ 6 và những GV có tiết dạy buổi chiều ngày thứ 6 thì sinh hoạt buổi sáng tiết thứ tư của ngày thứ 6; những GV có tiết buổi sáng ngày thứ 6 thì sinh hoạt buổi chiều tiết thứ tư của ngày thứ 6). Lưu ý, mỗi lần sinh hoạt phải nộp 1 sản phẩm/1GV (giáo án).

* Lưu ban, bỏ học:

- Lưu ban: < 2%.

- Bỏ học: < 1% (không tính học sinh bỏ địa phương).

* Danh hiệu cuối năm:

- Xếp loại “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”: Xuất sắc. - Danh hiệu tập thể cuối năm học: Tập thể lao động tiên tiến. - CB-GV-CNV LĐ tiên tiến cấp trường: 100%.

- Chiến sĩ thi đua: 3 cấp huyện; 1 cấp tỉnh. - Tổ lao động tiên tiến trường: 03.

- Tổ Công đoàn vững mạnh: 03. - CBCĐ xuất sắc: 03.

- Giáo viên giỏi việc trường đảm việc nhà: 11/11. - Chi bộ: Trong sạch vững mạnh.

- Công đoàn: Vững mạnh. - Đoàn CSHCM: Vững mạnh. - Đội TNTP: Xuất sắc.

- Chữ thập đỏ: Xuất sắc; Y tế học đường: Tốt. - PCGD THCS: Tái công nhận đạt chuẩn.

- Phấn đấu năm 2018 được tái công nhận cơ quan đạt chuẩn văn hóa. - 100% gia đình CB-GV-CNV được công nhận gia đình văn hóa.

2. Giải pháp:

* Chất lượng giáo dục: - Học lực:

+ Chỉ đạo chặt chẽ các bộ phận, GVBM, GVCN duy trì nề nếp hoạt động, giảng dạy và học tập.

+ Phát động và tổ chức các phong trào thi đua trong lớp, khối, toàn trường. + Tổ chức các hoạt động học nhóm, học tổ.

+ Có kế hoạch phụ đạo học sinh yếu - kém.

+ Phát động phong trào thi đua, khen thưởng ở lớp, trường.

- Hạnh kiểm:

+ Tăng cường chất lượng GD đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh.

+ Phối hợp chặt chẽ với CMHS, các Ban ngành đoàn thể xã hội tuyên truyền GD những học sinh cá biệt.

+ Đa dạng hóa các tiết hoạt động NGLL, SHNK, SHL.

+ Tăng cường công tác chủ nhiệm, đẩy mạnh các hoạt động phong trào Đoàn, đội trong nhà trường.

* Học sinh Giỏi:

- Chỉ đạo chặt chẽ các bộ phận, GVBM duy trì tốt công tác bồi dưỡng và nề nếp học tập.

- P. Hiệu trưởng, Tổ khối trưởng thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác bồi dưỡng.

- Tổ chức hoạt động hội thảo về các chuyên đề bồi dưỡng (đội ngũ GVBD). - Phát động phong trào thi đua, khen thưởng trong HS, GV trường.

* Giáo viên dạy giỏi – chủ nhiệm giỏi:

- BGH có kế hoạch từng giai đoạn phù hợp, cụ thể.

- Có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi. - Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.

- Thường xuyên kiểm tra các loại HSSS 2 lần/tháng (Tổ khối trưởng kiểm tra 1 lần, P. Hiệu trưởng kiểm 1 lần).

- Tăng cường đầu tư chất lượng chuyên môn qua các buổi sinh hoạt chuyên môn.

- Phát huy vai trò của Công đoàn; Làm tốt công tác vận động, khen thưởng.

3. Những biện pháp chính:

- Biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ:

+ Triển khai và quán triệt trong đội ngũ GV các văn bản về tư tưởng, quan điểm, đường lối GD, về các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Nghị quyết số 29/NQ-TW, Chỉ thị số 22/2003/CT-BGD & ĐT về bồi dưỡng

nhà giáo và CBQL. Chỉ thị số 40/CT/-TW ngày15/06/2004, của Ban Bí thư về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ GV - CBQL.

+ Triển khai và thực hiện các văn bản chỉ đạo về chuyên môn của Bộ - Sở - Phòng. Đặc biệt là việc đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

+ Có kế hoạch nâng cao trình độ giáo viên trên chuẩn và sau đại học; đặc biệt là tự học nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học theo chuẩn qui định.

- Biện pháp phối hợp các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường:

+ Phát huy vai trò, chức năng của công đoàn, đoàn TNCSHCM, đội TNTPHCM, kết hợp động viên GV - HS làm tốt nhiệm vụ được giao.

+ Tích cực tham mưu với Ban giáo dục xã, các Ban ngành đoàn thể xã quan tâm, chăm lo cho sự nghiệp phát triển công tác giáo dục của xã nhà.

+ Phối hợp hội CMHS, hội khuyến học, TTHTCĐ GD HS. - Cải tiến quản lí trong nhà trường:

+ Xây dựng nề nếp sinh hoạt, hoạt động trong nhà trường, qui chế CM, tổ CM. + Quy trình hóa, lượng hóa và định mức các công việc sau cho phù hợp với từng CB-GV-CNV trường.

+ Cải tiến nội dung và phương pháp công tác để nâng cao chất lượng các tổ chức trong nhà trường.

+ Củng cố tổ chức, sắp xếp nhân sự, các hoạt động trong nhà trường (Thư viện - thiết bị, Y tế, Văn thư).

+ Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục ở nhà trường.

- Công tác kiểm tra:

+ Xây dựng lịch kiểm tra định kì, đột xuất.

+ Chỉ đạo P. Hiệu trưởng, tổ chuyên môn kiểm tra hoạt động giảng dạy - học tập thường xuyên của giáo viên và học sinh.

+ Ban thanh tra nhân dân có kế hoạch kiểm tra định kì hoạt động tài chính, công tác bảo quản CSVC của nhà trường (1 lần/1 HK).

- Công tác kiểm tra CSVC:

+ Nắm chặt tình hình TB - ĐDDH về số lượng, chất lượng.

+ Thực hiện tốt công tác bảo quản CSVC, TB - ĐDDH hiện có và thanh lí những tài sản hư hỏng hoặc quá hạn sử dụng (hóa chất).

+ Tranh thủ sự hỗ trợ của thư viện xã, phòng, huyện.

+ Phát động tích cực phong trào làm thêm ĐDDH, thi ĐDDH. - Công tác XHH Giáo dục:

Tăng cường hơn nữa công tác vận động XHHGD nhằm hỗ trợ giáo viên đạt thành tích cao trong giảng dạy và trong phong trào chung của nhà trường; hỗ trợ học sinh nghèo hiếu học, học sinh giỏi, học sinh khá và từ bước cải thiện CSVC.

Một phần của tài liệu Ke_HOaCH_NaM_HoC_TRuoNG_THCS_THaNH_TRi (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w