Hình thức tuyên truyền miệng

Một phần của tài liệu Tài liệu hội nghị Báo cáo viên II-2019 (Trang 43)

II. MỘT SỐ HÌNH THỨC VÀ KỸ NĂNG TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN VÀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ BIỂN, ĐẢO VÀ BIÊN GIỚ

1. Hình thức tuyên truyền miệng

1.1. Tuyên truyền miệng về pháp luật biển, đảo là hình thức tuyên truyền

mà người nói trực tiếp nói với người nghe về lĩnh vực pháp luật biển, đảo trong đó chủ yếu là các quy định trong các văn kiện pháp lý quốc tế và hệ thống pahps luật quốc gia nhằm nâng cao nhận thức về pháp luật, niềm tin vào pháp luật và ý thức pháp luật cho người nghe; kích thích người nghe hành động theo các chuẩn mực pháp luật đề ra.

Tuyên truyền miệng được xác định là hình thức truyền thống và phổ biến nhất trong tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật nói chung. Hình thức này được thực hiện thông qua một số hoạt động như: tổ chức các hội nghị, hội thảo, tập huấn, sinh hoạt câu lạc bộ pháp luật, thông qua báo nói, báo hình, qua mạng truyền thanh cơ sở....

Quy mô và đối tượng của tuyên truyền miệng về pháp luật rất đa dạng, có thể tiến hành cho đủ mọi thành phần (cán bộ, nhân dân, trí thức, công nhân, nông dân, doanh nhân, phụ lão, thiếu nhi...) trong một hội nghị lớn, trong nhóm người, thậm chí cho một người.

1.2. Kỹ năng tuyên truyền miệng về pháp luật3

a. Gây thiện cảm ban đầu cho người nghe:

Giữa người nói và người nghe, nhất là lần đầu bao giờ cũng có hàng rào tâm lý ngăn cách. Vì vậy, việc gây thiện cảm ban đầu rất quan trọng. Thiện cảm ban đầu thuộc cả nhân thân và biểu hiện của người nói khi bước lên bục tuyên truyền. Thiện cảm ban đầu tạo ra sự hứng thú, say mê của người nghe, củng cố được niềm tin về vấn đề đang tuyên truyền. Danh tiếng, phẩm chất đạo đức, học hàm, học vị, chức vụ của người nói làm cho người nghe háo hức chờ đón buổi tuyên truyền. Dáng vẻ bề ngoài, y phục, nét mặt, cử chỉ, phong thái, lời giao đãi ban đầu đều có ý nghĩa quan trọng đối với việc gây thiện cảm cho người nghe.

b. Tạo sự hấp dẫn, gây ấn tượng trong khi nói:

Nghệ thuật tuyên truyền miệng là tạo sự hấp dẫn, gây ấn tượng bằng giọng nói, điệu bộ, ngôn ngữ. Giọng nói phải rõ ràng, mạch lạc nhưng truyền cảm. Hết sức tránh lối nói đều đều. Giọng nói, âm lượng phải thay đổi theo nội dung, phải nhấn mạnh vào những điểm quan trọng. Người nói đưa ra số liệu, sự kiện để minh họa, đặt câu hỏi để tăng thêm sự chú ý của người nghe.

Một phần của tài liệu Tài liệu hội nghị Báo cáo viên II-2019 (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w