2.8 Lệnh giao hàng D/O
Lệnh giao hàng (Delivery Order – D/O) là chứng từ nhận hàng mà doanh nghiệp nhập khẩu nhận được để trình cho cơ quan giám sát kho hàng trước khi có thể rút hàng ra khỏi container, kho, bãi,...
Các loại lệnh giao hàng D/O:
D/O forwarder: Lệnh giao hàng của đại lý vận chuyển đơn giản hiệu là đại lý vận chuyển ban hành lệnh này để yêu cầu người nắm giữ hàng phải đưa hàng cho người nhận (doanh nghiệp nhập khẩu). Tuy nhiên, đại lý vận chuyển không phải là người viết hóa đơn nên không thể chỉ dùng lệnh này để nhận hàng mà cần yêu cầu phải có những chứng từ kèm theo.
D/O hãng tàu: Lệnh giao hàng của hãng tàu là lệnh hãng tàu cấp phát để yêu cầu người đang giữ hàng giao hàng cho người nào đó. Thường mối quan hệ sẽ là: Hãng tàu yêu cầu giao hàng cho đại lí vận chuyển và đại lí vận chuyển yêu cầu giao hàng cho họ. Khi đại lí vận chuyển nắm trong tay D/O mà hãng tàu cấp phát cho mình và giao lại cho doanh nghiệp nhập khẩu cùng với hóa đơn gốc của hãng tàu thì người nhập khẩu mới đủ điều kiện nhận hàng.
Những giấy tờ cần thiết để lấy D/O
Khi nhận hàng người nhập khẩu cần phải mang theo những giấy tờ sau: Giấy giới thiệu
Thông báo hàng đến Vận đơn
Chứng minh nhân dân, căn cước công dân,... của người đi lấy lệnh Ngoài ra, người nhập khẩu phải đem theo một khoản tiền để đóng phí lệnh giao hàng và một số chi phí khác theo qui định
Lưu ý trong trường hợp đặc biệt
Trường hợp chỉ cần D/O forwarder (đại lí vận chuyển) cũng có thể nhận hàng: khi đại lí vận chuyển kí tên trên lệnh giao hàng dưới cương vị là đại lí của hãng tàu thì mặc định lệnh giao hàng đó có hiệu lực như lệnh giao hàng của hãng tàu.
Trường hợp cần lệnh nối của hãng tàu con để nhận hàng: trong trường hợp vận chuyển có chuyển tải hàng hóa bằng tàu phụ thì doanh nghiệp cần thêm một lệnh nối của hãng tàu con nữa mới có thể nhận hàng.
2.9 Tính tổng số tiền thuế nhập khẩu cho lô hàngBảng 1: Số liệu thống kê trị giá lô hàng Bảng 1: Số liệu thống kê trị giá lô hàng
Trị giá hàng USD 336,000
Trucking USD 4,000
Clearance Charge USD 2,000
Insurance USD 8,000
Sea Freight USD 10,000
Total USD 360,000
Total = Trị giá hàng + Trucking + Clearance Charge + Insurance + Sea Freight
= 336,000 + 4,000 + 2,000 +8,000+ 10,000 =USD 360,000
Dựa vào mã HS code (24022020) thấy được:
=> Thuế nhập khẩu thông thường là 70%, nhưng khi có C/O form EVFTA thì thuế nhập khẩu sẽ bằng 0. Nên mặt hàng có mã HS code (24022020) sẽ được miễn thuế xuất khẩu, mặt hàng này không bị chịu thuế bảo vệ môi trường. => Còn về thuế VAT là 10%, do thuế VAT là thuế bắt buộc phải đóng cho dù có C/O thì thuế VAT vẫn bắt buộc phải đóng.
Tiến hành tính thuế: Thuế VAT: 10%
Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt: 75% T” giá: 22,690.47 VND
Thuế nhập khẩu: 8,570,190,519 x 0% = 0
Thuế VAT: (8,570,190,519 + 0) x 10% = 857,019,051.9 VND Thuế TTĐB phải nộp: 8,570,190,519 x 75% = 6,427,642,889.25 VND Số tiền thuế phải nộp:
Thuế nhập khẩu + Thuế VAT + Thuế TTĐB = 0 + 857,019,051.9 + 6,427,642,889.25 = 7,284,661,941.15 VND
KẾT LUẬN
Xuyên suốt quãng thời gian thực hiện báo cáo, nhóm chúng tôi cảm thấy rất bổ ích và trau dồi, cải thiện bản thân hơn rất nhiều trong sự hiểu biết về lĩnh vực giao thương. Trong quá trình làm báo cáo, nhóm chúng tôi đã bổ sung thêm cho mình những kiến thức về xuất nhập khẩu, đặc biệt là các hình thức, phương thức xuất khẩu và quan trọng hơn hết là bộ chứng từ nhập khẩu hàng hoá. Từ đó, nhóm chúng tôi có thể tích luỹ và nâng cao nhận thức hơn về tầm quan trọng của môn học này.
Đối với mục tiêu thứ nhất, nhóm chúng tôi đã thực hiện tốt việc tự tìm hiểu và nghiên cứu vấn đề, đặc biệt đối với một bài nghiên cứu khoa học về lĩnh vực xuất nhập khẩu. Qua đó, bản than chúng tôi đã trau dồi, cải thiện những kiến thức và tích lũy kinh nghiệm thực tế qua quá trình nghiên cứu. Mục tiêu thứ hai, nhóm chúng tôi có thể hiểu và nắm được ý nghĩa của từng loại chứng từ cũng như tầm quan trọng của chúng trong quy trình nhập khẩu và giao nhận hàng hoá giữa các quốc gia như thể nào nhằm đảm bảo lô hàng nhập khẩu, quyền lợi giữa hai bên mua bán. Cuối cùng là việc vận dụng lý thuyết để phân tích và lý giải cho hoạt động thực tế, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho chính bản thân về sau này.
Nhóm chúng tôi cảm thấy vô cùng thú vị khi được tự mình nghiên cứu về một đề tài liên quan đến chuyên ngành mình học, để có thể tích luỹ thêm nhiều kiến thức. Chúng tôi tin rằng, mình đã và đang không ngừng nâng cao hiểu biết của mình để hoàn thiện bản thân hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tra cứu mã HS - Caselaw Việt Nam. (2021). Retrieved 25 December 2021, from https://caselaw.vn/ket-qua-tra-cuu-ma-hs?query=&chapters %5B%5D=24&importTa