Điều 27. Điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông

Một phần của tài liệu 16_2_-Dự-thảo-Điều-lệ-MBS (Trang 32 - 33)

Chương III QUẢN TRỊ, ĐIỀU HÀNH CÔNG TY

Điều 27. Điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông

tổng số cổ phần có quyềnbiểu quyết.

2. Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ số lượng đại biểu cần thiết trong vòng 30(ba mươi) phút kể từ thời điểm xác định khai mạc đại hội, người triệu tập họp hủy cuộc họp. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông phải được triệu tập họp lần thứ hai trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất. Cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông triệu tập lần thứ hai được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 33% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

3. Trường hợp cuộc họp triệu tập lần thứ hai không được tiến hành do không đủ số đại biểu cần thiết trong vòng 30(ba mươi) phút kể từ thời điểm ấn định khai mạc đại hội, cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ ba có thể được triệu tập trong thời hạn20 (hai mươi) ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ hai. Trong trường hợp này, cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông được tiến hành không phụ thuộc vào tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp, được coi là hợp lệ và có quyền quyết định tất cả các vấn đề dự kiến được phê chuẩn tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất. 4. Cổ đông có thể tham dự cuộc họp Đại hội đồng cổ đông theo một trong các hình thức sau đây: a) Trực tiếp tham dự họp và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông;

b) Gửi phiếu biểu quyết bằng thư đảm bảo đến Hội đồng quản trị chậm nhất 01 (một)ngày trước khi khai mạc cuộc họp. Trong trường hợp này, Trưởng Ban kiểm phiếu của Đại hội đồng cổ đông có quyền mở phiếu biểu quyết của cổ đông đó tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông;

c) Ủy quyền cho người khác dự họp và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông: Trường hợp cổ đông là tổ chức không có người đại diện theo ủy quyền theo quy định tại Điều 21 của Điều lệ này thì được phép ủy quyền cho người khác dự họp Đại hội đồng cổ đông. Việc ủy quyền cho người đại diện dự họp Đại hội đồng cổ đông phải lập thành văn bản theo mẫu do Công ty phát hành. Người được ủy quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông phải xuất trình văn bản ủy quyền khi đăng ký dự họp trước khi vào phòng họp;

d) Tham dự và biểu quyết thông qua thư điện tử, fax, họp trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác: Đại hội đồng cổ đông ủy quyền cho Hội đồng quản trị hướng dẫn chi tiết việc thực

33 hiện biểu quyết thông qua các phương thức này trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật. Đại hội đồng cổ đông ủy quyền cho Hội đồng quản trị có toàn quyền ban hành quy định cũng như thực hiện các sửa đổi, bổ sung, thay thế liên quan.

Điều 28. Thể thức tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông

Một phần của tài liệu 16_2_-Dự-thảo-Điều-lệ-MBS (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)