KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Phân tích tăng trưởng kinh tế tỉnh quảng ngãi (Trang 26 - 28)

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ TỈNH QUẢNG NGÃ

3.3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

3.3.1. Kết luận

Khu kinh tế Dung Quất có nhiều cơ hội phát triển với các lợi thế độc quyền của công nghiệp dầu khí. Quảng Ngãi đã và đang được xác định là một trong những động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, với mục tiêu phát triển cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại. Trọng tâm chiến lược của Quảng Ngãi là ưu tiên phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp lọc hóa dầu, công nghiệp phụ trợ, đồng thời với phát triển kinh tế biển, trong đó chú trọng công nghiệp hàng hải, dịch vụ cảng biển và khai thác thủy, hải sản. Quảng Ngãi cũng là đầu mối trung chuyển và trung tâm giao thương quốc tế giữa các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan và Bắc Campuchia với khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Quảng Ngãi đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng, phần lớn trong đó xuất phát từ nội lực của chính Quảng Ngãi. Nguồn thu của tỉnh lớn nhưng không mang tính bền vững vì nguồn thu chủ yếu đến từ nhà máy lọc dầu Dung Quất nên nhạy cảm với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị này, nguồn thu từ đất sẽ đi kèm hệ lụy lớn nếu năng lực quản lý đất đai và quản lý các dự án đầu tư xây dựng không tốt, nguồn thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp không tương xứng với tiềm năng. Khu vực doanh nghiệp còn kém phát triển, quy mô nhỏ lẻ, chưa đủ sức hình thành các mạng lưới cung ứng xoay quanh các nhà đầu tư lớn. Thương mại, dịch vụ, nông nghiệp không có lợi thế và các tín hiệu tích cực chỉ mới xoay quanh điểm xuất phát. Lợi thế cảng biển không đi kèm với phát triển ngành logistics. Trong lạc quan và kỳ vọng tạo ra cùng nguồn thu lớn từ dầu, Quảng Ngãi cần cân bằng trong mọi định hướng, chiến lược phát triển, theo đó ưu tiên đầu tư tích lũy nội lực, khai thác tối đa các tác động lan tỏa đến từ các dự án đầu tư lớn. Những nội dung này cần được ưu tiên trong việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng và nguồn thu ngân sách, cũng như trong các hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản.

Phát triển công nghiệp nặng sẽ có những tác động không thể tránh khỏi về môi trường. Các tỉnh công nghiệp cũng sẽ phải đối đầu với các làn sóng suy thoái và tái cơ cấu ngành. Trong bối cảnh đó, Quảng Ngãi cần chuẩn bị tốt về nguồn lực, tích lũy đủ năng lực để nhanh chóng nắm bắt các cơ hội mới.

3.3.2. Kiến nghị

Quảng Ngãi cần tập trung cho 3 chính sách lớn: phát triển nguồn nhân lực, phát triển khu vực doanh nghiệp và tăng cường các cơ chế liên kết vùng.

Đối với phát triển nguồn nhân lực, các chính sách này nên tập trung vào xây dựng hệ thống thu thập, xử lý, phân tích và tạo ra các kết nối thông tin với các đối tượng tác động.

23

Đối với phát triển khu vực doanh nghiệp, trong điều kiện Quảng Ngãi không có nhiều nguồn lực cho việc sử dụng các công cụ khuyến khích về mặt tài chính, Quảng Ngãi cần tập trung vào cơ chế kết nối và phổ biến thông tin, kết nối với các kênh huy động vốn và với thị trường, thúc đẩy các cơ hội kinh doanh, khuyến khích các tương tác giữa khu vực doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ với các doanh nghiệp vừa và lớn. Các động thái này cần khuếch trương ở quy mô vùng, vận hành với một bộ máy chuyên nghiệp và hiệu quả.

Đối với cơ chế liên kết vùng, Quảng Ngãi có thể dựa vào vai trò của Khu kinh tế Dung Quất và định hướng trung tâm công nghiệp của miền Trung, đề xuất Trung ương một số cơ chế, chính sách đặc thù (đất đai, đầu tư xây dựng, nhân lực) để thu hút nhà đầu tư lớn vào tỉnh nhằm khai thác cơ hội về xu hướng chuyển dịch sản xuất.

Một phần của tài liệu Phân tích tăng trưởng kinh tế tỉnh quảng ngãi (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(29 trang)
w