Chương 3 Giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Công ty Toyota và cách khắc phục nhược điểm

Một phần của tài liệu nhóm-10-NLQLKT (Trang 25 - 29)

Toyota và cách khắc phục nhược điểm

3.1. Hoàn thiện công tác tổ chức quản lý

Để đảm bảo thức hiện được mục tiêu và phương hướng đề ra thì việc thực hiện công tác tổ chức quản lý một cách khoa học có vai trò rất quan trọng, do đó hoàn thiện công tác tổ chức quản lý để thích ứng được với các điều kiện môi trường, mục tiêu hoạt động của công ty là việc làm cần thiết giúp các nhà quản lý nâng cao hơn nữa hiệu lực quản lý đối với tổ chức của mình

Giải pháp về bộ máy tổ chức.

Bộ máy quản lý là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của tổ chức trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc xây dựng một cơ cấu tổ chức quản lý khoa học có ý nghĩa rất lớn tới hiệu lực quản lý của công ty. Vì qua đó quá trình thông tin được thực hiện, đảm bảo cho triển khai, kiểm soát việc thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả, phối hợp được sức mạnh của tập thể nâng cao được hiệu quả kinh tế cho công ty. Vì vậy để hoàn thiện công tác tổ chức quản lý công ty cần đảm bảo các yêu cầu: Phải theo sát hơn nữa quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, bám sát thị trường, đối thủ cạnh tranh cũng như việc áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất để đưa ra được một kế hoạch sản xuất rõ ràng và chính xác cao. Việc lập kế hoạch cần thực hiện tốt theo các bước: Nghiên cứu và dự báo môi trường; Xác định các mục tiêu; Xây dựng các phương án để thực hiện; Đánh giá, lựa chọn phương án. Sau khi đã lựa chọn được phương án tối ưu các nhà lãnh đạo cần có những quyết định phân bổ con người và các nguồn lực rõ ràng để thực hiện kế hoạch có hiệu quả nhất Ban lãnh đạo công ty cần luôn bám sát và thực hiện quản lý theo quá trình quản lý. Cần xác định rõ hơn chức năng giữa các bộ phận, phòng ban, các cấp lãnh đạo để tạo mối liên kết, hỗ trợ lẫn nhau cùng chỉ đạo hoạt động sản xuất, để không có sự chồng chéo trong công việc. Nên xác định rõ mục tiêu hoạt động cho các phòng ban và giao cho các phòng ban chịu trách nhiệm thực hiện các mục tiêu đó. Có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, cung cấp phương tiện thực hiện và xây dựng hành lang pháp lý để các phòng ban hoàn thành mục tiêu được giao. Đảm bảo các thông tin trong công ty phải kịp thời, chính xác, đầy đủ do đó cần sự hỗ trợ từ hệ thống công nghệ thông tin hiện đại. Tổ chức bộ máy quản lý phải gọn nhẹ, đảm bảo

tính linh hoạt trước những biến động của môi trường bên trong và bên ngoài tổ chức. Nên tăng cường công tác cán bộ quản lý để loại bỏ những trì trệ trong công ty. Các yếu tố trong hệ thống phải đảm bảo sự hài hoà cân xứng với nhau. Từng bước hoàn thành cơ cấu lao động tối ưu, Sắp xếp phân công lao động hợp lý. Đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ sâu để phù hợp với yêu cầu sản xuất, tránh đào tạo dàn trải, hình thức.Việc nâng bậc nên dựa trên chính năng suất, chất lượng thực hiện của người lao động. Giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa con người với con người trong công việc, thực chất là giải quyết thoả đáng các lợi ích vì nó liên quan trực tiếp đến hiệu quả làm việc của người lao động. Chú trọng tuyển dụng lao động không chỉ cho nhu cầu trước mắt mà còn đảm bảo cho nhu cầu lâu dài của công ty. Nên áp dụng các biện pháp kinh tế trong quản lý như tổ chức quản lý hành chính, đề cao kỷ luật lao động trong khuôn khổ pháp luật nhưng phải linh hoạt. Xây dựng một hệ thống các quy tắc, thực hiện chế độ phê bình, tự phê bình, đánh giá năng lực của mỗi cán bộ công nhân viên trong mỗi vị trí mà họ đảm nhận.

Giải pháp về trình độ của của người lao động.

Người lao động là nhân tố cần thiết cho các quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức. Do đó công ty cần: Việc truyền đạt thông tin cho các cán bộ công nhân viên về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, mục tiêu của công ty phải được thực hiện thường xuyên. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa các cá nhân trong tổ chức, tạo bầu không khí thoải mái, hiểu biết lẫn nhau giữa các thành viên trong từng tổ đội, phân xưởng sản xuất, giữa các phòng ban, giữa cấp trên và cấp dưới. Đẩy mạnh việc đào tạo lại, đào tạo mới cho người lao động là rất cần thiết để tiếp thu và bắt kịp những tiến bộ của khoa học. Hiện nay trong công ty số người có trình độ cao đẳng, đại học không nhiều. Điều này cho thấy công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề cho cán bộ công nhân viên là rất cần thiết để đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ của từng khâu sản xuất. Thực trạng nước ta hiện nay, cũng như trong các doanh nghiệp số lao động có trình độ chuyên môn được đào tạo khá nhiều nhưng số lao động lành nghề lại không đủ để đáp ứng nhu cầu của các công ty, doanh nghiệp, một số không nhỏ người lao động được đào tạo kiến thức và trình độ nhưng không làm việc đúng chuyên môn. Trong xu thế hội

nhập của nền kinh tế đòi hỏi trình độ của các nhà quản lý cần phải được nâng cao hơn nữa, đặc biệt là trình độ ngoại ngữ, đội ngũ cán bộ của công ty cần phải được đào tạo về ngoại ngữ, trình độ quản lý

Đẩy mạnh chức năng kiểm tra kiểm soát.

Việc nâng cao hiệu lực quản lý gắn liền với chức năng kiểm tra, kiểm soát trong công ty hay chính là nhằm có biện pháp điều chỉnh kịp thời khi cần thiết. Đặc thù của công ty là sản xuất những động cơ, hộp số với những chi tiết cần độ chính xác cao vì vậy đẩy mạnh chức năng này là rất cần thiết để nâng cao năng xuất lao động. Nên thực hiện kiểm tra, kiểm soát một cách dân chủ: Xác định rõ trách nhiệm và quyền lợi cho từng đối tượng, mở rộng dân chủ để cá nhân có thể giám sát tập thể và giám sát cấp trên của mình cũng như các cán bộ cấp trên có thông tin thường xuyên của cấp dưới để đảm bảo quá trình giám sát được liên tục và sát thực. Đẩy mạnh công tác báo cáo với mỗi sự việc xảy ra để cấp trên có nhiều thông tin chính xác.

3.2.Giải pháp nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ

Để nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ cần phải quan tâm nhiều hơn đến công tác đào tạo, bồi dưỡng. Trong nhóm các giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng, các cơ quan, tổ chức cần thực hiện một số công việc sau:

Thứ nhất, xác định đúng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng:

Trước hết cần phải xác định được những năng lực đã có, năng lực cần có để xác định được những năng lực có, năng lực cần có để từ đó xác định được những năng lực cần phải đào tạo, bồi dưỡng. Phân tích và xây dựng bảo nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cho từng cán bộ ở các vị trí khác nhau. Bản nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng được yêu cầu và cần phải bổ sung trong từng khoảng thời gian nhất định.

Thứ hai, đổi mới triệt để nội dung hình thức và phương phảo đào tạo bồi dưỡng:

Vì đội ngũ cán bộ trong các cơ quanm là rất đông đảo nên hình thức, biện pháp đào tạo, bồi dưỡng cũng phải đa dạng. Có những nước tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chuyên biệt cho đội ngũ cán bộ cũng có những nước sử dụng hệ

thống đào tạo, bồi dưỡng chung và bổ sung các năng lực chuyên biệt qua các khóa nghiệp vụ ngắn hạn; có những nước phân chia đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ cho công chức đương nhiệm.

Kết hợp các hình thức đào tạo, bồi dưỡng đa dạng, phong phú, phù hợp với từng đối tượng; tổ chức các khóa bồi dưỡng, xen kẽ với các đợt tập huấn, trao đổi kinh nghiệp quản lý.

Chương trình đạo tạo phải thiết thực, phù hợp với từng đối tượng, trách chỉ đào tạo lý thuyết chung chung. Không ít chương trình đạo tạo ở nước ta hiện nay có nội dung dàn trải hướng vào những vấn đề quan điểm, đường nối, nguyên tắc mà ít có nội dung về các kiến thức chuyên môn và kỹ năng của cán bộ

Thứ ba, coi trọng quá trình tự đào tạo.

Khoa học, kỹ thuật phát triển không ngừng nên mỗi nhà quản lý công phải coi việc tự học tập nâng cao trình độ, năng lực và công việc thường xuyên, liên tục. Chỉ có như vậy nhà quản lý công mới nắm bắt được những thành tựu mới của khoa học, kỹ thuật và theo kịp những thay đổi của môi trường chính trị trong nước và quốc tế.

Bản thân mỗi nhà quản lý công phải xây dựng kế hoạch tự đào tạo cho bản thân để nâng cao năng lực bằng một số biện pháp bằng một số biện pháp thông dụng sau:

* Cần phải đọc nhiều sách.

Đọc sách là một việc làm cần thiết để tích lũy kiến thức. Trong đọc sách, vấn đề rất quan trọng là tìm được sách cần đọc.

* Kết bạn với những người có hiểu biết rộng và có nhiều kinh nghiệm trong quản lý. Tích lũy kiến thức không hẳn chỉ dựa vào việc đọc sách, thảo luận, tạo đàm, kết bạn với những người hiểu biết rộng, có nhiều kinh nghiệm trong quản lý cũng là một kênh quan trọng để thu nhận kiến thức, nâng cao năng lực quản lý.

Không phải chỉ thông qua hoạt động đào tạo, bồi dưỡng tại các cơ sở đào tạo. Trong nhiều trường hợp áp dụng các biện pháp phát triển năng lực của nhà quản lý tại nơi làm việc, gắn liền với công việc lại phát huy tác dụng. Một số biện pháp phát triển năng lực với môi trường hành chính nhà nước cần được chú ý như:

* Kèm cặp huấn luyện.

Đây là một phương pháp đào tạo phát triển năng lực tại chỗ. Mỗi cá nhân được giao cho một nhà quản lý có nhiều kinh nghiệm hoặc một người làm chuyên môn giỏi kèm cặp, huấn luyện. Ngoài cơ hội quan sát các cá nhân còn phải thực hành ngay và được chỉ định một số công việc quan trọng đòi hỏi các kỹ năng cần thiết.

* Trao quyền ra quyết định cho cấp dưới

Các nhà quản lý cần phải trao quyền cho cấp dưới để nâng cao năng lực làm việc của họ. Khi cấp dưới được tự chủ và tự chịu trách nhiệm về một vấn đề nào đó thông thường họ cần phải cố gắng để đạt được kết quả tốt nhất.

* Giao thêm các nhiệm vụ cho cấp dưới.

Việc giao các nhiệm vụ mới vượt quá khả năng của cấp dưới đòi hỏi cá nhân công sức phải vượt qua khỏi những gì đã biết và qua đó học thêm được kỹ năng mới. Khi công chức được giao thêm công việc mới họ phải nghiên cứu, tìm tòi các biện pháp, hướng đi và cách thức tiếp cận công việc mới, đồng thời họ phải vượt lên khó khăn để giải quyết những tình huống mới nảy sinh. Qua thực tiễn giải quyết công việc, những năng lực mới của công chức sẽ hình thành và hoàn thiện

Một phần của tài liệu nhóm-10-NLQLKT (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(29 trang)
w