THẠCH GIẢI 石蟹

Một phần của tài liệu [Y Học] 394 BÀI TÍNH DƯỢC Phần 7 ppsx (Trang 30 - 32)

“Thạch giải vị hàm

Điểm tinh thủng ế

Giải cổ trướng độc Thôi sinh lạc địa.”

– Thạch giải (cua đá) vị mặn, khí lạnh, không độc. Trị mắt sưng, kéo mây mờ. Chữa chứng trùng trướng, giải độc. Giúp sinh mau.

+ Ngoài ra còn chữa các loại mụn nhọt, và ôn dịch.

QUY KINH: Đi và kinh THẬN.

LIỀU DÙNG: Thường từ 4 – 12g (1 – 3 chỉ).

224291. THẠCH HỘC - 石斛 291. THẠCH HỘC - 石斛 “Thạch hộc vị cam Khước kinh, định chí Tráng cốt bổ hư Thiện khứ lãnh tê.” – Thạch hộc vị ngọt, khí êm, không độc. Làm hết sợ, định chí an thần. Làm mạnh xương, bổ hư yếu. Trị chứng tê do lạnh.

+ Ngoài ra còn bổ ngũ tạng, chữa được chứng hư nhiệt, gầy còm ốm yếu, nhức mỏi chân tay. Cũng cường âm và ích tinh.

QUY KINH: Đi vào 3 kinh PHẾ, VỊ và THẬN.

LIỀU DÙNG: Thường từ 8 – 12g (2 – 3 chỉ).

KIÊNG KỴ: Người hư chứng, nóng không ngừng thì không nên dùng.

BẢO QUẢN: Để nơi khô ráo, thoáng gió, tránh ẩm vì dễ bị mốc mọt. 292. THẠCH HÔI - 石灰 “Thạch hôi vị tân Tánh liệt hữu độc Thịch trùng lập tử Đọa thai thậm tốc.”

– Thạch hôi (vôi) vị cay nồng. Tính dữ có độc, giết trùng rất nhanh. Làm hư thai nhanh chóng. (Chỉ trong 1, 2 giờ thai sẽ ra).

225

+ Ngoài ra còn chữa được ghẻ ngứa, anh lựu, bỏng lửa, bỏng nước, những vết thương bị đâm chém. Cũng trị được chứng cổ thư, bạch đái, trĩ, nốt ruồi, nhức răng và đẻ khó. Thường chỉ dùng ngoài da.

QUY KINH: Đi vào các kinh TÂM và PHẾ.

LIỀU DÙNG: Thường từ 4 – 8g (1 – 2 chỉ).

Một phần của tài liệu [Y Học] 394 BÀI TÍNH DƯỢC Phần 7 ppsx (Trang 30 - 32)