1). Bảo quản trứng trước khi đưa vào ấp
Trứng sau khi đẻ ra gặp nhiệt độ môi trường thấp hơn so với nhiệt độ cơ thể mẹ, quá trình phát triển của phôi bị ngừng lại. Để bảo quản trứng ấp có hiệu quả cao nhất nên giữ trứng ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp hay mưa ẩm, không có mùi lạ. Nhiệt độ bảo quản trứng thích hợp là 15 - 200C. Khi nhiệt độ bảo quản cao sẽ tạo điều kiện cho phôi phát triển, song nếu nhiệt độ không thích hợp gây chết phôi, đặc biệt khi nhiệt độ quá cao sẽ gây chết phôi hàng loạt. Ngoài ra trong khi bảo quản, trứng bị bốc hơi nước. Muốn hạn chế sự bốc hơi nước của trứng phải tăng độ ẩm môi trường. Độ ẩm càng cao tỷ lệ mất nước càng ít nhưng không được phép để ẩm độ 90-100% vì ở mức ẩm độ này sẽ tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển. Ẩm độ thích hợp trong thời gian bảo quản trứng là 75 - 82%.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Quý Khiêm, Nguyễn Đăng Vang, Trần Công Xuân, Bạch Thị Thanh Dân (2002-2003), trên đối tượng trứng gà Tam Hoàng thì nên bảo quản phòng lạnh yêu cầu nhiệt độ 10 - 150
C, ẩm độ 70 - 80%. Trước khi ấp cần đưa ra khỏi phòng lạnh 4 - 8 giờ. Cách bảo quản tuỳ thuộc vào mùa vụ và thời gian giữ trứng trước khi đưa vào ấp (bảng 5.3)
Bảng 5.3: Cách bảo quản trứng Thời gian
bảo quản Vụ thu đông Vụ hè Xuân hè
3 ngày 4 - 6 ngày 7 - 9 ngày Trên 9 ngày
Bảo quản tự nhiên Bảo quản tự nhiên Bảo quản phòng lạnh Bảo quản phòng lạnh
Bảo quản tự nhiên Bảo quản tự nhiên Bảo quản phòng lạnh Bảo quản phòng lạnh Trong thời gian bảo quản trứng gia cầm xếp đầu nhỏ xuống dưới, nếu bảo quản dài ngày xếp nghiêng để dễ đảo trứng. Xếp trứng vào khay nghiêng góc 300- 450, đầu buồng khí xếp lên trên. Hàng
167
ngày trứng được đảo một lần. Không được xếp trứng vào thùng, rổ, đậy kín hoặc xếp chồng lên nhau.
2). Chọn trứng để ấp
Trên cơ sở hình dạng bên ngoài của trứng có thể chọn để tăng tỷ lệ ấp nở (bảng 5.4.).
Khi chọn trứng chú ý loại bỏ các quả trứng quá to, quá nhỏ, vỏ quá mỏng, méo mó, xù xì, rạn, dập, bẩn... Vì những trứng này nở kém, chất lượng gà con thấp và không thể làm giống. Trứng quá dài, quá tròn cũng không nên cho vào ấp vì tỷ lệ lòng đỏ và lòng trắng không cân đối.
Bảng 5.4 : Kết quả nở theo đặc điểm của trứng ấp
( Bạch Thị Thanh Dân, Nguyễn Quý Khiêm - 2002)
Đặc điểm của trứng ấp Kết quả ấp nở
Trứng trung bình của giống
Trứng nhỏ so với trứng trung bình Trứng to so với trung bình Trứng có vỏ mỏng, rạn Trứng méo mó Trứng xù xì hoặc quá mỏng 87% 80% 71% 53% 49% 41%
Sau khi kiểm tra bằng ngoại hình, cần soi kiểm tra để phát hiện rạn dập, lòng đỏ có nằm ở vị trí giữa hay không, có dị vật, cục máu ở bên trong. Nếu có nên loại bỏ khi soi, cần kiểm tra kích thước buồng khí, vị trí buồng khí. Nếu vị trí buồng khí không ở đầu to, kích thước buồng khí quá lớn, buồng khí di động hoặc rung động đều không nên chọn vào ấp.
3). Vận chuyển trứng
Trong quá trình bao gói chuyên chở, cần xếp trứng vào thùng gỗ hoặc thùng bằng các-tông cứng, xếp thành từng lớp, mỗi lớp phủ một lớp trấu hoặc dăm bào mỏng dàn đều, rồi lại xếp tiếp lớp sau.
168
Các góc thùng phải chèn trấu và dăm bào cho đều, phần trên cùng chèn chặt để khi vận chuyển trứng không bị xóc lắc gây dứt dây chằng, trứng dập, vỡ buồng khí.
4). Xử lý trứng ấp
Trước khi đưa trứng vào ấp phải xông khử trùng bằng foocmon, thuốc tím diệt vi khuẩn. Nếu trứng không được xông, vi khuẩn lưu giữ trên vỏ trứng và trong máy sẽ có điều kiện xâm nhập vào trứng gây chết phôi, tỷ lệ trứng bị thối tăng, độc tố lây lan sang trứng khác, lượng khí độc tăng gây ngộ độc cho phôi trong máy ấp.
Phương pháp xông như sau: Xếp trứng đứng trong các khay, đầu to là đầu có buồng khí được xếp quay lên trên. Sau đó xếp vào tủ xông, 1m3 buồng xông cần lượng foocmon 35ml + 35ml nước đổ vào khay có 17,5g thuốc tím, xông trong vòng 30 phút. Trong trường hợp ấp trứng thủ công hoặc ở quy mô nhỏ có thể khử trùng bằng cách dung khăn mềm nhúng dung dịch thuốc tím lau nhẹ bên ngoài vỏ trứng hoặc phơi trứng dưới ánh nắng nhẹ (ấp trứng vịt). Các khay và máy phải được cọ rửa, phun thuốc sát trùng thường xuyên. Trường hợp đặc biệt trứng quá bẩn phải rửa bằng dung dịch thuốc tím. Không cọ vỏ tránh nạo bỏ màng nhầy bên ngoài vỏ trứng.
5). Đưa trứng vào máy ấp
Trước khi đưa trứng vào ấp, máy ấp phải được kiểm tra cẩn thận từng bộ phận, vệ sinh khử trùng máy bằng foocmon và thuốc tím. Khi đưa trứng vào ấp, cho bộ phận tạo ẩm ngừng hoạt động, bật công tắc để tất cả các giá đỡ ở vị trí nằm ngang, lần lượt đặt các khay trứng vào máy, sau đó vận hành máy. Có sổ ghi chép số trứng ấp, thời gian ấp, thời gian kiểm tra phôi, thời gian ra gà.
6). Quá trình ấp nở và chế độ ấp nở - Nhiệt độ
Trong máy ấp đa kỳ trứng được đưa vào máy nhiều đợt, vào ấp theo thời gian khác nhau, nên có tuổi ấp khác nhau. Vì không thể