4. Những đóng góp mới của đề tài
1.1.5. Hàm lƣợng kali và lƣu huỳnh tích lũy trong cây cà phê
Wrigley (1986) đã phân tích thành phần chất dinh dƣỡng trong các bộ phận khí sinh của cây cà phê chè giống Mundo Novo 10 tuổi, cân nặng 20 kg ở Brazil, kết quả cho thấy: Có 206,6 kg kali và 25 kg lƣu huỳnh; đạm và kali có hàm lƣợng cao nhất, tiếp theo là canxi, magiê, lƣu huỳnh. Lân có hàm lƣợng thấp chỉ đạt 17 g/cây [97].
Theo tác giả Malavolta (1991), lƣợng kali và lƣu huỳnh lấy đi theo 1 tấn quả cà
phê chè ở Brazil gồm 64,5 kg K2O và 2,9 kg S. Tỷ lệ kali và lƣu huỳnh trong lá cà phê
chè tính theo % khối lƣợng đƣợc phân mức nhƣ sau: Khi kali thấp hơn 1,4% và lƣu huỳnh thấp hơn 0,1% (mức thiếu K và S); khi kali từ 1,4 đến 1,8% và lƣu huỳnh từ 0,1 đến 0,14% (K và S ở mức thấp); khi kali từ 1,9 đến 2,4% và lƣu huỳnh 0,15 đến 0,2% (K và S ở mức đủ); khi kali từ 2,5 đến 2,7% và lƣu huỳnh từ 0,21 đến 0,25% (K và S ở mức cao); khi K trên 2,7% và lƣu huỳnh trên 0,25% (K và S ở mức thừa) [80].
Tác giả Tôn Nữ Tuấn Nam (1995) đã phân tích hàm lƣợng chất dinh dƣỡng trong các bộ phận của cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh ở vùng Tây Nguyên của Việt Nam cho thấy, hàm lƣợng kali trong thân là 0,16% khối lƣợng chất khô; trong cành là 2,4% khối lƣợng chất khô; trong lá là 2,02% khối lƣợng chất khô; trong rễ là 1,52% khối lƣợng chất khô; trong vỏ quả khô là 3,56% khối lƣợng chất khô và trong nhân là 2,56% khối lƣợng chất khô [29].
Theo tác giả Hoàng Minh Châu (1998): Lá và cành cà phê sau khi đƣợc xén tỉa nếu không bị đƣa ra khỏi đồng ruộng sẽ trả lại đất hàm lƣợng kali và lƣu huỳnh đáng
kể gồm 12 đến 119 kg K2O và 1 đến 2 kg S/ha/năm. Tổng lƣợng kali và lƣu huỳnh
đƣợc hấp thụ để cây tăng trƣởng, phát triển ra hoa kết quả, kể cả trong lá cành bị tỉa
bớt gồm 82 đến 164 kg K2O và 13,7 kg S/ha/năm. Lƣợng kali và lƣu huỳnh đƣợc tái
sinh (trả lại cho đất) qua lá rụng, lá và cành bị tỉa xén, vỏ quả cà phê bị loại và cành lá
của những cây trồng che bóng từ 22 đến 317 kg K2O và 1,6 đến 11 kg S/ha/năm [7].
Kết quả phân tích mẫu vỏ quả cà phê ở Lâm Đồng của Nguyễn Văn Bộ (2017) cho thấy, hàm lƣợng kali trong vỏ quả cà phê vối là 3,03% khối lƣợng khô; trong quả cà phê chè là 3,31% khối lƣợng khô; trong nhân cà phê vối là 2,8% khối lƣợng khô; trong nhân cà phê chè là 2,88% khối lƣợng khô. Hàm lƣợng lƣu huỳnh trong lá cà phê biến động từ 0,09 đến 0,14% khối lƣợng khô; trong nhân từ 0,12 đến 0,16% khối lƣợng khô. Lá cà phê thiếu lƣu huỳnh, hàm lƣợng biến động từ 0,06 đến 0,09% khối lƣợng khô [3].