Ảnh hƣởng của liều lƣợng kali và lƣu huỳnh đến hiệu quả kinh tế của cây cà phê

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng phân kali và lưu huỳnh cho cây cà phê chè (Coffea arabica) giai đoạn kinh doanh trên đất nâu đỏ bazan tại tỉnh Lâm Đồng (Trang 83 - 84)

CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA LIỀU LƢỢNG KALI VÀ LƢU HUỲNH

3.1.5. Ảnh hƣởng của liều lƣợng kali và lƣu huỳnh đến hiệu quả kinh tế của cây cà phê

cà phê chè giai đoạn kinh doanh

Bảng 3.8. Ảnh hưởng của liều lượng kali và lưu huỳnh đến tổng chi phí sản xuất, tổng

giá trị sản xuất và lợi nhuận của cây cà phê chè

Năng suất Năng suất Tổng giá trị Tổng chi phí Lợi nhuận Tỷ suất

Công thực thu (tấn thực thu sản xuất sản xuất lợi

(triệu

thức quả chín (tấn (triệu (triệu nhuận

đồng/ha)

tƣơi/ha) nhân/ha) đồng/ha) đồng/ha) (%)

1 (ĐC1) 11,65 2,04 153,00 120,11 32,89 27,4 2 9,28 1,54 115,50 106,03 9,47 8,9 3 10,08 1,74 130,50 110,18 20,32 18,4 4 10,72 1,88 141,00 113,50 27,50 24,2 5 13,47 2,40 180,00 127,36 52,64 41,3 6 (ĐC2) 12,90 2,33 174,75 124,66 50,09 40,2 7 12,25 2,30 172,50 121,15 51,35 42,4 8 14,98 2,88 216,00 135,28 80,71 59,7 9 16,19 3,11 233,25 134,79 98,46 73,0 10 14,80 2,84 213,00 134,66 78,34 58,2

Ghi chú: Giá nhân xô cà phê chè tại Đà Lạt trung bình trong 2 năm 2018 và 2019 là 75.000 đồng/kg nhân xô.

Để xác định đƣợc công thức bón kali và lƣu huỳnh hợp lý cho cây cà phê chè giai đoạn kinh doanh trên đất nâu đỏ bazan tại Lâm Đồng sao cho vừa thu đƣợc năng suất thực thu cao nhất vừa có lợi nhuận cao nhất. Chúng tôi đánh giá hiệu quả kinh tế của 10 công thức thí nghiệm trong 2 vụ (2018 và 2019) theo tổng giá trị sản xuất (=năng suất thực thu (tấn nhân/ha) x giá bán (triệu đồng/tấn nhân)), lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của mỗicông thức thí nghiệm. Kết quảở Bảng 3.8 cho thấy: Hiệu quả kinh tế của các công thức có sự khác nhau do năng suất thực thu và tổng chi phí khác nhau.

Tổng giá trị sản xuất: Do năng suất thực thu khác nhau ứng với mỗi mức kali và lƣu huỳnh khác nhau, nên tổng giá trị sản xuất khác nhau. Các công thức 8, 9, 10 có tổng giá trị sản xuất vƣợt trội hơn so với các công thức khác trong thí nghiệm. Công thức 9 cho tổng giá trị sản xuất cao nhất (233,25 triệu đồng/ha); công thức 2 có tổng

giá trị sản xuất thấp nhất (115,5 triệu đồng/ha). Kết quả này đã cho thấy, bón kali ở mức 330 kg K2O/ha kết hợp với bón lƣu huỳnh ở các mức 40 hoặc 60 hoặc 80 kg S/ha/năm có tác động rõ rệt đến năng suất thực thu và tổng giá trị sản xuất.

Tổng chi phí sản xuất: Khi tăng lƣợng bón kali hoặc lƣu huỳnh thì chi phí sản xuất cũng tăng theo, tổng chi phí sản xuất giữa các công thức dao động từ 106,01 đến 135,28 triệu đồng/ha. Các công thức 8, 9 và 10 có tổng chi phí sản xuất vƣợt trội nhất, tăng 8% so với với công thức 6.

Lợi nhuận: Lợi nhuận trong các công thức dao động rất lớn; từ 9,47 triệu đồng/ha (công thức 2) đến 98,46 triệu đồng/ha. Công thức 9 có lợi nhuận cao nhất tƣơng ứng với tỷ suất lợi nhuận cũng cao nhất (73,1%) do có năng suất thực thu cao và chi phí đầu tƣ phù hợp. Công thức 2 có lợi nhuận thấp nhất tƣơng ứng với tỷ suất lợi nhuận thấp nhất và đạt 8,9% do bón kali và lƣu huỳnh ít nhất nên ảnh hƣởng đến năng suất thực thu và tổng giá trị sản xuất. Xét riêng theo từng mức bón kali: Ở mức bón

270 kg K2O/ha, khi tăng lƣợng lƣu huỳnh từ 40 đến 80 kg S/ha thì lợi nhuận tăng từ

9,49 đến 27,50 triệu đồng/ha; ở mức bón 300 kg K2O/ha/năm hoặc 330 kg K2O/ha, khi tăng lƣợng lƣu huỳnh từ 40 đến 80 kg S/ha thì lợi nhuận tăng giảm không rõ ràng. Ở

cùng một mức bón 40 kg S hoặc 60 kg S hoặc 80 kg S/ha, khi tăng lƣợng kali từ 270 đến 330 kg K2O/ha thì lợi nhuận tăng lên và tỷ lệ thuận với lƣợng K2O bón vào.

Nhƣ vậy, để đạt đƣợc lợi nhuận cao nhất nên áp dụng mức bón 330 kg K2O kết hợp với 60 kg S/ha cho cây cà phê chè giai đoạn kinh doanh trồng trên đất nâu đỏ bazan tại Lâm Đồng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng phân kali và lưu huỳnh cho cây cà phê chè (Coffea arabica) giai đoạn kinh doanh trên đất nâu đỏ bazan tại tỉnh Lâm Đồng (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(163 trang)
w