Một người nếu mới gặp trắc trở đã nản lòng, rơi vào hồn cảnh khó khăn mà không biết kiên cường, thậm chí đánh mất cả lòng tin vào cuộc sống
thì chỉ là một kẻ thất bại. Chỉ những người tràn đầy lòng tin trong cuộc sống mới có thể đạt được thắng lợi cuối cùng và được người khác tôn trọng.
Quên đi cảm giác rơi
D
ồn xiếc có thêm thành viên mới. Người này được trưởng đoàn chỉ dạy trò đi trên thanh xà ngang. Tuy nhiên, anh ta mới đi được vài bước thì té xuống. Dù luyện tập bao nhiêu lần, kết quả vẫn cứ thế. Thế là anh chàng chán nản, ngồi bệt xuống đất khóc lóc. Thấy vậy, trưởng đoàn đi tới vỗ vai anh ta, nói:
– Rơi là bài học đầu tiên để đi vững.
Anh chàng nghe vậy lại đứng lên luyện tập tiếp. Trưởng đoàn ở bên cạnh bảo tiếp:
– Cậu cứ đi, không được ngừng. Hãy đi cho đến khi quên mất sự tồn tại của thanh xà, quên đi cảm giác rơi, như vậy coi như mới học được.
Đời người luôn gặp phải những sự việc ngoài ý muốn. Do đó, chúng ta cần luyện tập giống như đi trên thanh
xà ngang, mặt nở nụ cười, ưỡn ngực và ngẩng cao đầu. Nếu không cẩn thận ngã xuống thì lại đứng lên, đến khi chúng ta khơng cịn để ý đến “việc ngoài ý muốn”,
“rơi xuống”, là có thể đi vững hơn người khác rồi.
Sự khác biệt cuối cùng
T
hời xa xưa, có hai người bạn thân cùng nhau lên đường tìm hạnh phúc. Cả hai thường phải trải qua cảnh màn trời chiếu đất trên đường đi. Một hôm, họ gặp một con sông lớn, nước chảy xiết mà bờ bên kia chính là thiên đường hạnh phúc. Hai người bất đồng quan điểm trong việc tìm cách vượt sơng. Một người đề nghị chặt cây to gần đó làm thuyền đi qua, người còn lại cho rằng họ khơng có cách nào vượt sơng nên thay vì hao tâm tổn sức, chi bằng ngồi chờ con sông này khô cạn đi.
Người thứ nhất mỗi ngày đều chăm chỉ chặt cây làm thuyền và học bơi; còn người thứ hai ngày nào cũng ngủ, mỗi khi thức dậy, anh ta chỉ nhìn con sơng xem nó đã khơ cạn chưa. Cho đến một hôm, người thứ nhất hoàn thành con thuyền và quyết định giăng buồm băng sông, trong khi người kia đứng cười nhạo.
Nhưng người thứ nhất không hề tức giận. Trước khi lên đường, anh bảo với bạn mình rằng:
– Làm chuyện gì đó khơng nhất định phải thành công, nhưng không làm thì khơng bao giờ có cơ hội thành cơng!
Chờ cho con sông cạn khô rồi đi qua thật là một “sáng kiến” không chút tổn hao công sức, nhưng biết chờ đến bao giờ con sông lớn mới chịu cạn khô, trơ ra lịng sơng cho ta bước qua? Trong khi đó, người bạn làm thuyền trải qua bao khó nhọc, cuối cùng cũng đến được bờ bên kia.
Hai người định cư ở hai bờ rồi sinh con đẻ cái. Một bên là vùng đất hạnh phúc với những người sống cần cù, vui vẻ và dũng cảm. Còn bờ bên kia là vùng đất khô cằn với những người lười biếng và hay cáu bẳn.
Làm một việc gì đó chưa chắc sẽ thành công, nhưng nếu bạn khơng làm thì sẽ khơng bao giờ có
cơ hội thành cơng! Thay vì nằm ì suy nghĩ, chi bằng hãy đứng lên và hành động! Bất luận đi bao xa, mệt mỏi bao nhiêu, xin đừng nằm nghỉ
trước cửa ngôi nhà “thành công”.
Trừ sâu hại
từ bên trong
C
ó một chú tiểu vào rừng hái nấm rồi bày chúng lên một tảng đá phơi khô. Lúc chú định bỏ nấm vào túi thì hịa thượng trụ trì đi ngang, bảo:
– Chia ra mấy túi, phân rõ tốt xấu. Đừng bỏ chung trong một cái túi lớn.
Chú tiểu tuy không hiểu rõ ý thầy nhưng vẫn làm theo lời. Một thời gian sau, chú tiểu lấy một túi nấm nấu ăn. Nấm rất ngon và mọi người trong chùa đều tấm tắc khen ngon.
Túi thứ nhất rất nhanh hết, chú tiểu bèn lấy túi thứ hai ra dùng. Tuy nhiên, túi thứ hai này lại có sâu mọt, khơng thể ăn được. Chú tiểu vội chạy đến báo cho hịa thượng biết. Hịa thượng nói:
– Túi nấm này bị hư rồi, con kiểm tra những túi kia xem có bị sâu khơng.
Chú tiểu vội mở những túi khác ra rồi mừng rỡ đáp: – Những túi này khơng sao.
Hịa thượng nói:
– Con xem, đây chính là lý do ta bảo con phân ra nhiều túi. Nếu đựng chung, có lẽ chúng ta không ăn được cái nấm nào. Để phòng ngừa những con sâu bên ngoài, con đã cột thật chặt túi, nhưng lại không ngờ được bên trong nấm cũng có sâu.
Lúc gặp khó khăn trắc trở, chúng ta đều hay than thân trách phận nhưng không nghĩ được rằng nguyên nhân sâu xa có khi lại xuất phát từ
chính mình: do trong lòng ta đã sinh ra những “con sâu” ăn mịn bản thân.
ành cơng
từ việc cởi giày
P
hi hành gia Gagarin(*) là người đầu tiên trên thế giới thực hiện chuyến bay vào vũ trụ 108 phút trên con tàu Phương Đông vào ngày 12 tháng 4 năm 1961.
Trên thực tế, ông đã vượt qua hơn 20 phi hành gia khác để có được vinh dự này nhờ một hành động nhỏ bé.
Sergey Pavlovich Korolyov, người thiết kế tàu vũ trụ nhận ra rằng trong số những người bước vào phi thuyền, chỉ có Gagarin cởi giày và mang độc một đơi tất. Ơng Sergey nhận thấy chàng trai 27 tuổi này biết tuân theo quy tắc và trân trọng phi thuyền nên ông quyết định để Gagarin thực hiện chuyến bay lịch sử đó.
Cởi giày là hành động nhỏ, nhưng việc nhỏ ấy cho thấy phẩm chất cần thiết của một phi hành gia. Trong cuộc sống cũng vậy, những chi tiết nhỏ đôi khi
lại cho ta thấy nhiều hơn về bản chất của sự việc.
* Năm 1961, phi hành gia Xô Viết Yuri Alechseyevich Gagarin (1934–1968) trở thành người đầu tiên bay vào không gian. Thời gian trong không gian của ông là 1 giờ 48 phút.
Điều cần nhất là gan dạ và cẩn trọng
T
rong bài giảng đầu tiên với sinh viên y khoa, một giáo sư y học đã nói rằng:
– Làm bác sĩ, việc cần nhất là phải gan dạ và cẩn trọng! Nói xong, ơng bỏ một ngón tay vào bình đựng dung dịch nước tiểu rồi cho vào miệng mình. Sau đó, ơng cầm chiếc bình ấy đến trước mặt từng sinh viên.
Sinh viên nào cũng thấy khiếp nhưng vẫn cắn răng bỏ tay vào bình nước tiểu rồi cho vào mồm. Sau khi đi một lượt, giáo sư cười nói:
– Rất tốt, các bạn đều là người gan dạ, nhưng đáng tiếc lại không đủ cẩn trọng. Các bạn khơng thấy tơi nhúng ngón tay trỏ vào bình nước tiểu và bỏ ngón tay giữa vào miệng sao?
Bỏ qua một chi tiết nhỏ có thể dẫn đến một thất bại lớn. Muốn làm chuyện lớn phải chú ý đến từng chi tiết nhỏ. Chi tiết có thể quyết định thành bại.
Đừng xem thường một cái móng ngựa
M
ột thương gia nọ kiếm được một số tiền lớn. Trên đường cưỡi ngựa về nhà thì người hầu của ơng ta phát hiện móng sau của con ngựa bị rớt đinh.
– Lo gì, chỉ cịn 6 tiếng đi đường nữa thôi mà. – Vị thương gia vừa nói vừa thúc ngựa chạy về phía trước.
Lúc nghỉ ngơi giữa đường, người hầu lại nói với chủ: – Cái móng chân sau con ngựa bị rớt ra rồi, có cần gắn lại không?
– Bỏ đi. Ta phải tranh thủ thời gian, dẫu sao chỉ còn 3 tiếng đi đường, ngựa có thể chịu nổi.
Đi thêm một đoạn, con ngựa bắt đầu bước đi loạng choạng. Chẳng mấy chốc, chân ngựa bị chảy máu và không thể bước thêm được bước nào nữa.
Cuối cùng, vị thương gia kia chỉ còn cách xuống ngựa cùng người hầu vác hành lý về nhà. Và khi họ về được đến nhà thì trời cũng đã rất khuya.
Sai sót nhỏ nếu không kịp thời sửa chữa sẽ tạo thành lỗi lầm lớn không thể khắc phục. Đừng bao giờ bỏ qua những sai lầm nhỏ.
Sự hoàn mỹ nằm ở đâu?
N
gày nọ, người bạn đến thăm Michelangelo, và thấy ông đang chỉnh sửa phần cuối cho một bức tượng điêu khắc. Vài hôm sau, người bạn lại đến thăm, và vẫn thấy ông đang lúi húi chỉnh sửa bức tượng. Người bạn trách ơng:
– Xem kìa, cơng việc của anh chẳng có chút tiến triển nào, động tác của anh sao mà chậm chạp thế.
Michelangelo nói:
– Tôi phải tốn nhiều thời gian cho việc hoàn chỉnh bức tượng này, ví dụ như làm cho đôi mắt có thần hơn, màu da thật hơn, các phần cơ phải có lực hơn…
Người bạn nói:
– Những thứ đó chỉ là chi tiết nhỏ thôi. Michelangelo cười bảo:
– Không sai! Đều là chi tiết nhỏ, nhưng phải làm tốt những chi tiết nhỏ này thì bức tượng mới trở nên hoàn mỹ!
Con người luôn theo đuổi sự hoàn mỹ bởi trên đời có rất ít điều hồn mỹ. Nhưng sự hoàn mỹ nằm ở đâu?