Tên trộm rìu

Một phần của tài liệu Hạt giống tâm hồn Tập 12 (Trang 41 - 127)

Trong số đó, có một quả bắp hạt vừa nhiều, lại vừa đều tăm tắp. Thấy vậy, nó bèn bảo với đám bắp còn lại:

– Đến ngày thu hoạch, nhất định tớ sẽ được hái trước nhất, vì tớ là trái bắp to và nhiều hạt nhất mùa này.

Nhưng đến ngày thu hoạch, bà lão không hề hái trái bắp đó. Vậy nên nó đành tự nhủ: “Ngày mai, ngày mai nhất định bà lão sẽ hái mình thôi”.

Qua ngày hôm sau, bà lão lại ra thu hoạch những trái bắp khác và vẫn không hề động đến trái bắp đó. Một lần nữa, nó lại tự an ủi: “Ngày mai, nhất định bà ấy sẽ hái mình!”.

Nhưng hôm sau, mọi việc lại diễn ra ngoài mong mỏi của trái bắp đẹp.

Ngày qua ngày, trái bắp ấy dần tuyệt vọng, những hạt bắp tròn mẩy ban đầu nay đã trở nên khô cứng. Cả trái bắp giờ trở nên nứt nẻ và chuẩn bị đổ xuống cùng với thân cây.

Nhưng vào lúc ấy, bà lão đã đến, vừa bẻ nó xuống vừa bảo:

– Mày là trái bắp đẹp nhất của mùa này. Lấy hạt bắp này đem trồng vào mùa sau sẽ được những cây bắp tốt tươi.

Tin tưởng vào bản thân là một chuyện, nhưng bên cạnh đó, ta cũng cần phải kiên nhẫn

chờ đợi thời điểm thích hợp để bộc lộ mình. Vậy bạn có thể chờ đợi thêm một chút nữa không?

Rủi hay may?

M

ột tài xế xe tải nọ chạy xe đi ngang qua một ngôi làng thì bất ngờ, một người đàn bà chạy băng ngang đường. Xe tải thắng gấp nên bà ta không việc gì, chỉ bị một phen hoảng sợ. Tuy vậy, bà vẫn tức giận vô cùng, đứng chửi sa sả vào người tài xế trong buồng lái.

Tài xế không cãi lại một lời, đốt một điếu thuốc thong thả hút, cứ thế đứng nghe bà kia mắng chửi. Đã hút xong một điếu thuốc mà bà ta vẫn còn chửi, lúc này tài xế mới quát:

– Xe đang đi trên đường thì bỗng đâu bà chạy ngang đường mà không chịu báo trước, về luật thì đấy là lỗi của bà. Mà vừa rồi nếu tôi thắng trễ một chút để xe đâm vào bà, thì bà còn có thể đứng đó mà chửi tôi nữa không?

Bà giật mình, đứng im bặt ngẫm nghĩ.

Trong cuộc sống rất cần sự phóng khoáng và cởi mở. Chúng ta nên làm giống như nhà văn Anton Chekhov

đã nói: Nếu tay bị xóc dằm thì bạn nên vui mừng, vì: “May quá! Nếu mà bị đâm trúng mắt thì gay to!”.

Mười bảy vị La Hán

B

ác nông dân nọ làm việc rất chăm chỉ. Hàng ngày, bác đi làm khi mặt trời chưa mọc và chỉ chịu về nhà nghỉ ngơi khi mặt trời đã khuất núi. Mặc dù công việc đồng áng cực nhọc và cuộc sống không giàu có gì nhưng bác sống rất vui vẻ và yên bình.

Một buổi tối nọ, bác nằm mơ thấy mình có được 18 tượng vàng La Hán. Không ngờ, ngày hôm sau bác đào được trong ruộng nhà mình một tượng La Hán quý giá thật. Cả gia đình và bạn bè thân thuộc đều vui mừng cho bác, nhưng từ đó, bác nông dân lại tỏ ra phiền muộn, buồn chán cả ngày. Thấy thế, có người hàng xóm hỏi:

– Bác đã trở thành phú ông rồi, còn có gì không vừa ý chứ?

Bác nông dân trả lời:

– Tôi chỉ nghĩ chẳng biết 17 tượng La Hán còn lại biến đi đâu mất rồi.

Có được một tượng vàng La Hán mà vẫn chưa thỏa mãn.

Đã trở thành phú ông mà cuộc sống vẫn đầy muộn phiền và ưu tư. Vậy ai bảo có tiền là có tất cả?

Quan trọng nhất vẫn là phải biết giá trị những gì mình đang có và biết tận hưởng từng giây phút

của cuộc sống này.

Điều gì làm nên thành công?

C

ó một người là tổng giám đốc của một tập đoàn nổi tiếng. Trước đây, ông này nghèo rớt mồng tơi, phải bôn ba khắp nơi, hầu như không ai coi trọng ông, ngay cả vợ con cũng thế. Sau đó, ông quyết chí làm ăn. 10 năm sau, từ một xưởng dệt thủ công kinh doanh nhỏ lẻ đã phát triển thành xí nghiệp tư nhân có nguồn vốn nhiều tỷ đồng.

Có nhà báo đến phỏng vấn ông, nói rằng:

– Nếu ngài được sinh ra trong thành phố, được giáo dục tốt, có hoàn cảnh sống tốt, bây giờ thành tựu của ngài chắc chắn còn lớn hơn.

Ông im lặng một lúc rồi nói:

– Có thể, nhưng tôi không thể nào phủ nhận những động lực mà cuộc sống nghèo khó đã mang đến cho tôi. Nếu không nếm qua nhiều cực khổ và đắng cay thì có khi tôi đã yên phận sống cuộc đời an nhàn và không chịu nỗ lực gây dựng cơ đồ như bây giờ. Do đó, tôi nên cám ơn cuộc đời vì những gì bản thân đã nếm trải.

Khó khăn không hề đáng sợ! Đáng sợ nằm ở chỗ ta không nhìn ra được cơ hội vốn luôn ẩn chứa trong những khó khăn

đó: Đầu tiên chính là cơ hội được tôi luyện khả năng đối đầu và vượt qua nghịch cảnh của bản thân, sau mới đến việc tìm kiếm

những cơ may thành công. Chỉ cần bạn không đầu hàng, bạn ắt sẽ tìm thấy con đường ra khỏi đường hầm.

Niềm tin và hy vọng

M

ột giáo sư cùng hai người học trò tiến hành khảo sát một hang động lớn vốn bị người dân trong vùng gọi là “động ma” vì có nhiều người vào mà không thấy trở ra.

Cả ba cứ mải miết đi theo con đường ngoằn ngoèo vào sâu trong hang. Mười mấy tiếng đồng hồ trôi qua, họ nhìn thấy một hòn đá thủy tinh to xuất hiện phía trước mặt. Không ai bảo ai, cả ba vội vã chạy về phía trước để được tận tay sờ vào hòn đá quý giá ấy. Sau khi ngắm nghía hòn đá thủy tinh xong, cả ba ngồi xuống nghỉ ngơi thì một trong hai người sinh viên đột ngột hét lên:

– Thầy ơi, em làm rơi sợi dây đánh dấu đường rồi! Bấy giờ nhìn lại, cả ba mới kinh hãi nhận ra mình đã lạc vào mê cung tự nhiên. Hang động, lối đi chằng chịt đan cài vào nhau, không thấy điểm đầu điểm cuối để định hướng. Tình hình thật vô vọng!

Vị giáo sư già lặng lẽ ngồi trước một cái hang, sau một hồi trầm ngâm, ông vui mừng kêu lên:

– Ở đây có một ký hiệu!

Thế là cả ba đi theo hướng của ký hiệu đó. Vị giáo sư đi trước nhất, và lần nào ông cũng là người đầu tiên phát hiện ra dấu hiệu tiếp theo. Cuối cùng, họ cũng nhìn thấy được ánh sáng mặt trời. Hai cậu sinh viên nhảy cẫng lên như hai đứa trẻ. Họ bật khóc, nói với thầy của mình:

– Nếu như không có những người cổ đại thì… Nhưng lúc này, vị giáo sư già chầm chậm lấy từ trong túi áo ra một hòn đá vôi đã bị mòn đi phân nửa và nói:

– Trong những tình thế khó khăn, điều duy nhất chúng ta có thể làm là tin tưởng vào bản thân mình và hy vọng.

Cuộc đời không khác mấy một cuộc thám hiểm. Đối diện với vô vàn “động ma” trong đời, chúng ta

không thể đổ lỗi cho số phận, hoặc nổi giận và từ bỏ tất cả. Điều chúng ta nên làm là thắp sáng

một ngọn đuốc hy vọng trong trái tim cùng với sự cẩn trọng trong mọi hành động,

và thẳng tiến về phía trước!

Cá nhỏ và cá lớn

C

ó một lão ngư đang câu cá bên sông. Hôm ấy là một ngày may mắn nên chỉ sau một lát quăng cần, ông đã câu được cá. Nhưng kỳ lạ là cứ mỗi lần bắt được một con cá lớn là ông lão lại thả nó về sông. Ông chỉ giữ lại những con cá nhỏ cho vào giỏ. Ngạc nhiên trước cách làm của ông cụ, một người vội tiến đến hỏi:

– Tại sao bác lại thả cá lớn, giữ cá nhỏ? Lão ngư trả lời:

– Tôi chỉ có một cái nồi nhỏ, làm sao nấu được cá lớn đây?

Nếu là ông lão đó, bạn sẽ làm gì? Nếu mục tiêu của bạn là bắt cá về để bán, bạn có quyết định như ông lão không? Mục tiêu quyết định động lực, cách thức và

cả giới hạn. Mọi giới hạn đều do bản thân mình định ra. Tuy nhiên, biết định ra giới hạn phù hợp chính là một biểu hiện của sự thông thái, vì chỉ có như thế ta

mới biết hài lòng về bản thân.

Bình yên trong tâm hồn

T

hời buổi làm ăn khó khăn, sức khỏe lại có hạn, ông lão luyện sắt chuyển sang kinh doanh dây xích chó, mục đích chỉ là kiếm đủ để sống qua ngày.

Một hôm, một thương nhân buôn bán đồ cổ đi ngang qua, bất chợt nhìn thấy cái ấm trà bên cạnh ông lão. Thấy cái ấm trà có vẻ đẹp cổ xưa, mang phong cách của một nghệ nhân gốm sứ thời nhà Thanh, ông ta liền vào xin xem qua. Quả nhiên, trên miệng ấm có con dấu của nghệ nhân nọ. Hết sức vui mừng, người thương nhân hỏi mua chiếc ấm với giá cao đặc biệt nhưng nào ngờ, ông lão từ chối. Đây là chiếc ấm trà do tổ tiên ông để lại, con cháu 3 đời nay đều uống nước trong ấm trà này. Người thương gia thế là đành thất vọng ra về.

Nhưng cũng từ sau hôm ấy, ông lão đêm nào cũng mất ngủ. Chiếc ấm trà quen thuộc suốt 60 năm nay lại thành mối lo lắng trong lòng ông. Đi đâu, làm gì, ông cũng luôn phải để mắt canh chừng chiếc ấm, thành ra mất ăn mất ngủ. Khó chịu hơn cả là thái độ của mọi người xung quanh. Biết chuyện về cái ấm trà quý của ông, họ ùn ùn kéo đến, người lân la hỏi về những báu vật khác trong nhà ông, người thì hỏi mượn tiền ông, lại có người đang đêm

hôm bỗng đến gõ cửa ầm ầm. Rồi người thương nhân kia trở lại, nâng giá mua lên gấp đôi cái giá ban đầu khiến ông càng hoang mang.

Cuối cùng, ông gọi hàng xóm láng giềng đến, và trước mặt mọi người, ông cầm rìu đập nát cái ấm trà quý.

Cuộc sống của ông vậy là trở lại bình thường. Ông vẫn tiếp tục làm nghề bán xích chó, và sống rất thọ.

Tiền bạc không mua được sự bình an trong tâm hồn. Để sống hạnh phúc, chúng ta phải giữ cho mình

sự thanh thản và kiên định trước mọi biến đổi của thế gian.

Tiếc nhỏ mất to

D

ể chuẩn bị đối phó với họa ngoại xâm, nhà vua cho xuất ngân khố, sai người đi tìm những giống ngựa chiến tốt nhất về hỗ trợ kỵ binh. Sau một thời gian, quan quân mua về được năm trăm con ngựa tốt.

Tuy nhiên, luyện tập ngựa chiến mãi mà chiến tranh vẫn không xảy ra. Thế nên nhà vua nghĩ: “Nuôi năm trăm con ngựa, hao tốn không ít lương thực nhưng lại không sử dụng vào việc gì thì thật lãng phí!”. Nghĩ thế, ông ra lệnh cho người đưa đàn ngựa chiến đến làm trong các xưởng gia công, chủ yếu để kéo cối xay bột.

Nhưng rồi đột nhiên nạn ngoại xâm ập tới, nhà vua ra lệnh:

– Mau dắt ngựa ra khỏi xưởng, chuẩn bị chiến đấu! Quan quân chuẩn bị ngựa, hùng hổ xông lên đánh trận.

Nhưng lúc này, cả đàn ngựa đều chỉ biết đi vòng quanh. Quân tướng càng hô hò, chúng càng bước vòng vòng mà không chịu tiến về phía trước. Nhìn thấy vậy, tướng địch biết quân đội nước này rất vô dụng, họ lập tức cho quân ào ạt tấn công, chẳng mấy chốc chiếm được kinh thành.

Đã dự đoán trước tình huống xấu, đã lên kế hoạch đối phó với địch họa, ấy vậy mà chỉ vì chút tiếc của thành ra phải mất nước.

Đây chính là vì thói nửa vời và tư tưởng “tranh thủ” mà ra. Đã đặt ra mục tiêu thì phải

nỗ lực đi hết con đường đó, không thể cứ vì hôm nay thích thế này, ngày mai thích thế khác mà

liên tục thay đổi kế hoạch ban đầu của mình. Cứ tưởng như thế là “tranh thủ” được lợi ích nhưng thực ra là đang tự hại mình. Cứ nửa vời và nông cạn

thì chẳng bao giờ đạt được lợi ích lớn lao.

Chuyện là thế ư?

N

gày xưa có một vị thiền sư được mọi người kính trọng vì phẩm chất cao quý. Gần nơi ông ở có một tiệm cơm, chủ tiệm có một cô con gái rất xinh đẹp. Ngày nọ, chủ tiệm phát hiện bụng con gái mình to dần và vô cùng tức giận. Bị cha mẹ ép hỏi, cô gái khai thủ phạm chính là vị thiền sư kia. Thế là chủ tiệm nổi trận lôi đình đi tìm thiền sư mắng cho một trận. Thiền sư yên lặng nghe, rồi bình thản nói ra 4 chữ:

– Chuyện là thế ư?

Sau khi đứa bé sinh ra, chủ tiệm nhẫn tâm bỏ đứa trẻ cho thiền sư nuôi. Thiền sư dù bị người đời chê trách, ghẻ lạnh nhưng vẫn tận tâm nuôi đứa bé. Một năm sau, người đàn bà chưa chồng mà chửa đó cắn rứt lương tâm, quyết định nói sự thật với cha mẹ. Thì ra đứa bé là con của một chàng trai gần nhà.

Vợ chồng chủ tiệm lập tức dắt con gái đến xin lỗi thiền sư và muốn xin lại đứa bé. Thiền sư vẫn yên lặng lắng nghe, chỉ có lúc trả lại đứa bé mới nói nhỏ:

– Chuyện là thế ư?

Giống như chưa hề có chuyện gì xảy ra. Đức hạnh, tấm lòng độ lượng và sự bình thản của thiền sư càng khiến nhiều người ngưỡng mộ và ca tụng.

Điều duy nhất có thể giữ cho tâm hồn ta thanh thản chính là lòng khoan dung. Khoan dung là điều kỳ diệu có thể mở mọi nút thắt.

Chỉ khi có một trái tim khoan dung, ta mới có thể mở ra một con đường nở đầy hoa tươi.

Cái lỗ

C

ó một cây cao to trong rừng vô cùng tự hào về thân hình của mình.

Ngày nọ, một chú chim gõ kiến bay đến đậu lên cành cây. Nghe thấy tiếng của một đàn sâu đang đục bên trong, chim gõ kiến bèn dùng chiếc mỏ dài của mình đục một lỗ trên thân cây để ăn những con sâu đó.

Cây thấy thế vô cùng tức giận. Nó không chấp nhận việc trên thân mình có một cái lỗ xấu xí. Thế là nó lớn tiếng quát mắng, đuổi con chim đi.

Thế là đám sâu được thể, cứ sinh sôi trong thân cây. Cả đàn không ngừng ăn mòn cây. Ngày kia, một trận gió lớn nổi lên, cây to rỗng ruột không chống đỡ nổi đã bị gãy ngang.

Chỉ vì sợ một cái lỗ xấu xí mà để cho cả thân mình phải tàn lụi. Ở đời, không nên chỉ vì kiêu ngạo hay ngại khó khăn mà chấp nhận nuôi dưỡng những

cái xấu trong bản thân mình. Muốn phát triển và tiến bộ thì phải chấp nhận loại bỏ những

điều chưa tốt, phải cố gắng khắc phục những điểm yếu của mình.

Cần thay đổi điều gì?

T

hấy quạ bận rộn dọn nhà nên bồ câu tò mò đến hỏi:

– Cây này không phải nhà anh sao? Sao anh lại dọn đi chỗ khác?

Quạ than thở:

– Tôi không thể tiếp tục sống trên cây này nữa, mọi người ở đây đều ghét tiếng kêu của tôi.

Bồ câu đồng tình nói:

– Tiếng kêu của anh đúng là rất chói tai, khiến người ta sợ hãi, cho nên mọi người mới ghét anh. Thật ra, chỉ cần anh thay đổi tiếng kêu của mình, hoặc không kêu nữa là được. Anh cứ ở lại cây này đi, không thay đổi được tiếng của mình thì dù dời đi nơi khác, người ở đó cũng ghét anh thôi.

Nếu không thể thay đổi được hoàn cảnh thì hãy thay đổi bản thân. Oán trách và trốn tránh chỉ lãng phí thời gian, chẳng giải quyết được điều gì.

Một lần lừa dối

C

ó một cậu bé 9 tuổi rất thích chim bồ câu. Mỗi sáng cậu đều đến quảng trường để cho bồ câu ăn. Lâu dần, cậu bé quen thân với những chú chim đó, chúng cũng không e dè, thường bay đến đậu dưới chân cậu bé, thậm chí đậu trên vai và tay cậu.

Một hôm, giáo viên mỹ thuật hỏi cậu: “Em có thể mang một chú bồ câu đến lớp học không? Chúng ta có tiết

Một phần của tài liệu Hạt giống tâm hồn Tập 12 (Trang 41 - 127)