Tăng cường phát hiện, bồi dưỡng, nhân điển hình tiên tiến

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THI ĐUA KHEN THƯỞNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY (Trang 32)

Để tổ chức phong trào thi đua đạt hiệu quả, cần coi trọng việc phát hiện, bồi dưỡng điển hình và có nhiều hình thức, biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến, các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong các phong trào thi đua, tạo sức lan toả trong toàn xã hội. Điển hình tiên tiến là kết quả, là sản phẩm của các phong trào thi đua, vì vậy thông qua các phong trào thi đua để phát hiện điển hình tiêu biểu của mỗi lĩnh vực, của từng giai đoạn và của cả phong trào. Trước hết, cần nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tác dụng của công tácphát hiện, bồi dưỡng điển hình tiên tiến.

- Các cấp ủy Đảng, chính quyền và người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cơ quan, tổ chức, đơn vị thường xuyên tuyên truyền, quán triệt nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức và người trực tiếp lao động, sản xuất, công tác về vị trí,vai trò quan trọng của công tácphát hiện, bồi dưỡng điển hình tiên tiến. Xác định làm tốt công tác phát hiện, bồi dưỡng điển hình tiên tiến sẽ tạo động lực thúc đẩy các phong trào thi đua yêu nước phát triển, từ đó góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị.

- Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề ra các nội dung, mục tiêu, tiêu chí cụ thể cho công tácphát hiện, bồi dưỡng điển hình tiên tiến và tuyên truyền, triển khai sâu rộng tới từng đối tượng thông qua hệ thống thông tin củacơ quan, tổ chức, đơn vị.

- Cơ quan làm công tác thi đua, khen thưởng các cấp tích cực, chủ động phối hợp với các đoàn thể nhân dân làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho

giới thiệu, cung cấp thông tin về các điển hình tiên tiến trên mọi lĩnh vực của đời sống. Chú trọng thực hiện tốt chương trình phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền giữa hệ thống làm công tác thi đua, khen thưởng với hệ thống tuyên giáo và thông tin, truyền thông, làm nòng cốt cho công tác phát hiện, bồi dưỡng điển hình tiên tiến.

- Tích cực phát hiện, xây dựng và bồi dưỡng điển hình tiên tiến trong các lĩnh vực của cuộc sống. Trong đó,mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị chủ động có kế hoạch xây dựng và bồi dưỡng điển hình tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến tiêu biểu đại diện cho cơ quan, tổ chức, đơn vị.Cần tập trung một số lĩnh vực:

+ Trong xây dựng Đảng, đoàn thể: Cần quan tâm phát hiện, xây dựng những điển hình trong xây dựng, phát triển Đảng, chính quyền, đoàn thể; trong đẩy mạnh “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, nêu gương những người dám đấu tranh chống tiêu cực trong Đảng, trong bộ máy chính quyền và xã hội; những tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh, tôn vinh những đảng viên, cán bộ công chức tiêu biểu, có tinh thần trách nhiệm cao trước công việc và trước quần chúng …

+ Trong phát triển kinh tế: Cần quan tâm phát hiện, xây dựng những điển hình trong phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, triển khai có hiệu quả công nghệ hiện đại vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nhiệp hóa - hiện đại hóa, phát triển kinh tế trí thức; khuyến khích những nhân tố biết khắc phục khó khăn, vươn lên làm giàu chính đáng; năng động sáng tạo, tìm tòi các biện pháp mới, phương thức mới có hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực…

+ Trong văn hóa - xã hội: Cần quan tâm phát hiện, xây dựng những điển hình trong nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục, đào tạo, giảng dạy, học tập, vượt khó học giỏi, ý thức tự học, học tập suốt đời; trong bảo tồn, xây dựng và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại; trong việc phòng chống dịch

bệnh, nêu cao tinh thần y đức trong khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, thi đua thực hiện vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm...

+ Trong giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội: Cần quan tâm phát hiện, xây dựng những điển hình trong đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, chống tiêu cực, chống tham nhũng; các đơn vị và cá nhân anh hùng, chiến sĩ thi đua trong lực lượng vũ trang, những tấm gương vì nước quên thân, vì dân phục vụ, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

+ Trong đời sống: Cần quan tâm phát hiện, xây dựng những điển hình trong quần chúng nhân dân, nhất là người trực tiếp lao động, sản xuất, gương mẫu xây dựng đời sống văn hóa, tích cực tham gia bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh trật tự, phòng chống thiên tai dịch bệnh, giúp nhau xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng. Chú ý cổ vũ những nhân tố mới biết làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, tạo ra hiệu quả lớn, những người dám đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, những biểu hiện tiêu cực trong xã hội; đồng thời phê phán những con người chỉ biết đến lợi ích cá nhân, tự do vô ý thức kỷ luật, gây khó khăn cho tập thể.

- Để thực hiện có hiệu quả các nội dung trên, các cơ quan, tổ chức, đơn vị cần tổ chức tốt các phong trào thi đua để thông qua các phong trào thi đua phát hiện điển hình tiên tiến. Trên cơ sở xác định các nhân tố cần xây dựng, các cơ quan, tổ chức, đơn vị tạo mọi điều kiện hỗ trợ về vật chất, tinh thần để các nhân tố sớm trở thành điển hình. Với các điển hình tiên tiến đã được công nhận, các cơ quan, tổ chức, đơn vị cần tiếp tục theo dõi, tạo môi trường thuận lợi, trực tiếp hỗ trợ bằng các quỹ, giải thưởng cho điển hình tiếp tục phát huy khả năng và sức sáng tạo trong công việc và trong cuộc sống. Bên cạnh đó, đối với cơ quan làm công tác thi đua, khen thưởng cần chú trọng việc phát hiện các điển hình thông qua các cơ quan truyền thông báo chí, phát thanh, truyền hình trong đưa tin, tuyên truyền đời sống, công tác, học tập, lao động, sản xuất và đấu tranh phòng chống tội phạm.

6. Quy trình tổ chức phong trào thi đua

Từ những nghiên cứu lý luận và đúc rút từ thực tiễn, có thể hình thành quy trình tổ chức phong trào thi đua qua sơ đồ dưới đây:

Hội đồng Thi đua Khen thưởng các cấp Nhiệm vụ chính trị thường xuyên, trọng tâm, đột xuất, cấp bách

- Điều kiện cụ thể của cơ quan, đơn vị

- Khả năng đối tượng tham gia

Xây dựng kế hoạch phong trào thi đua

Xác định rõ mục đích, yêu cầu, mục tiêu, chỉ tiêu, đối tượng, nội dung, giải pháp. thời gian, tiến độ, nguồn lực, phân công tổ chức thực hiện

Triển khai thực hiện phong trào

- Phát động phong trào, ký kết giao ước thi đua - Chỉ đạo điểm (với phong trào lớn, thời gian dài) - Hướng dẫn, đôn đốc

- Kiểm tra, giám sát

- Sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm

Khen thưởng

- Phát hiện, bồi thưởng, cá nhân điển hình

7. Công tác sơ kết, tổng kết, khen thưởng phong trào

Sơ, tổng kết phong trào thi đua là một nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện phong trào thi đua. Các phong trào cần được kiểm tra, sơ, tổng kết, đánh giá đúng những kết quả đã đạt được, chỉ ra những mặt còn tồn tại, hạn chế và hướng khắc phục. Qua đó rút ra cách làm hay, kinh nghiệm tốt để bồi dưỡng, nhân ra diện rộng các điển hình tiên tiến đồng thời phát hiện gương người tốt, việc tốt để đề xuất khen thưởng kịp thời. Thực tế cho thấy, nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa coi trọng công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, sơ, tổng kết; chưa đầu tư đúng mức cho phong trào thi đua; chưa tạo được sự phối hợp, liên kết của các bộ, ngành, địa phương và cơ quan chức năng có liên quan, từ đó hạn chế tính động lực và hiệu quả của các phong trào thi đua.

- Bên cạnh những kết quả đạt được từ phong trào thi đua cần phải mạnh dạn đề cập những vấn đề tồn tại, yếu kém trong công tác thi đua, khen thưởng để rút kinh nghiệm và khắc phục kịp thời những thiếu sót. Việc đánh giá không sát, không đúng,né tránh sự thật sẽ làtrở ngại rất lớn trong quá trình tổ chức phong trào thiđua; hậu quả của việc chạy theo thành tích là rất khó lường.

- Khi tiến hành đánh giá sơ, tổng kết phong trào thi đua, cần coi trọng việc phát hiện, lựa chọn những nhân tố mới, những điển hình tiên tiến, những gương người tốt, việc tốt hoặc các tập thể, cá nhân lập được thành tích xuất sắc, thành tich đột xuất trong các phong trào thi đua để động viên khen thưởng kịp thời đồng thời nêu gương, giáo dục và tạo sự lan tỏa trong cộng đồng. Quan tâm khen thưởng cho đối tượng là các tập thể nhỏ, công nhân, nông dân, người trực tiếp sản xuất, công tác, lao động và học tập. Quan tâm khen thưởng đến cơ sở, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và nơi biên giới, hải đảo.

- Các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích tham gia phong trào thi đua cần được cấp có thẩm quyền xét khen thưởng và đề nghị khen thưởng theo đúng quy định của

pháp luật hiện hành. Việc khen thưởng chính xác, kịp thời sẽ có tác dụng nêu gương và tác động tích cực đến phong trào.

KẾT LUẬN

Nằm trong tổng thể hệ thống pháp luật Việt Nam, pháp luật về thi đua, khen thưởng với nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh đã dần được bổ sung và hoàn thiện như hiện nay. Các chính sách về công tác thi đua, khen thưởng của Đảng và Nhà nước đã được ghi nhận và thể hiện rõ nét trong các văn bản pháp luật về thi đua, khen thưởng. Qua đó, tạo lập được cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thực hiện các quan hệ pháp luật phát sinh trong công tác thi đua, khen thưởng, mặt khác cho thấy được phong trào thi đua, công tác khen thưởng hiện nay ngày càng thực chất hơn và hướng tới người lao động nhiều hơn. Từ đó, tạo thành động lực to lớn, góp phần quan trọng vào các thành tựu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế vướng mắc cần khắc phục, để tổ chức phong trào thi đua có hiệu quả trong giai đoạn hiện nay, cần có những phương pháp cụ thể, thiết thực. Kết hợp những kinh

nghiệm quý tổng kết từ các phong trào thi đua qua các giai đoạn cách mạng, phương pháp và quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước cùng với những giải pháp được đúc kết từ thực tiễn trong môi trường cạnh tranh lành mạnh của cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Vũ Trọng Lâm (Chủ biên) (2018), Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật (dành cho đào tạo đại học, sau đại học và trên đại học ngành Luật), Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.

Hồ Chí Minh (1946), Quốc lệnh 10 điều thưởng. Hồ Chí Minh (1948), Lời kêu gọi thi đua ái quốc.

Hồ Chí Minh (1984),Thi đua yêu nước, Nxb Sự thật, in lần 2, Hà Nội.

Lê Đình Nghi (chủ biên) (2016), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam - tập một, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

Quốc hội (2003), Luật Thi đua, khen thưởng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Lê Quang Thiệu (2008), Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào thi đua yêu nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Nguyễn Thế Thắng (2012), Một số quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua, khen thưởng, Tạp chí Cộng sản điện tử, ngày 29/01/2012.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THI ĐUA KHEN THƯỞNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY (Trang 32)

w