3.1.1. Các mục tiêu cốt lõi
Bước vào nền kinh tế hội nhập với không ít những thuận lợi và khó khăn, để chớp lấy thời cơ và vượt qua thách thức của nền kinh tế thị trường, Công ty TNHH Đồng Thăng cần phải đặt ra được những định hướng sản xuất kinh doanh linh hoạt và phù hợp. Trên cơ sở đánh giá phân tích tình hình tài hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm trước, kết hợp với năng lực sản xuất hiện có và khả năng tại thị trường trong và ngoài ngành cùng với dự báo phát triển của nền kinh tế đất nước. Để không ngừng phát triển và kế thừa phát huy truyền thống trong thời gian tới.
Sắp xếp lại bộ máy các phòng ban chức năng gọn nhẹ và linh hoạt để đáp ứng được công việc hiện tại, phát huy tính sáng tạo và đoàn kết của tập thể nhân viên.
Mở rộng và khai thác các nguồn hàng, nguyên vật liệu trên địa bàn thành phố Hải Phòng
3.1.2. Chiến lược phát triển 5 năm tới
- Công ty phải trở thành một thương hiệu mạnh, một công ty hàng đầu tại Việt Nam trong ngành sản xuất giày, sản xuất kinh doanh đạt lợi nhuận cao, thu nhập của người dân được nâng cao.
- Xây dựng bộ phận xử lý môi trường làm việc tại các công trường nhằm bảo vệ môi trường xung quanh cũng như nâng cao trách nhiệm xã hội của Công ty.
- Liên kết, hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước trong việc nghiên cứu phát triển và sản xuất các sản phẩm mới.
- Phát triển kinh doanh thương mại- dịch vụ, phấn đấu xây dựng trung tâm kinh doanh thương mại nguyên phụ liệu ngành da giày.
47
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả tình hình tài chính tại công ty
3.2.1. Phát triển toàn diện hệ thống pháp lý, quản lý doanh nghiệp
Muốn dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh thì phải không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật trong đó luật kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng trong thực tiễn kinh doanh, góp phần thực hiện tốt mục tiêu chung của Đảng đề ra. Hệ thống quy phạm pháp luật đầy đủ, chính xác sẽ tạo ra môi trường tốt, lành mạnh, an toàn thúc đẩy hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, những quy định của pháp luật hiện nay còn nhiều khâu lỏng lẻo, chưa mang tính thực tế cao đã tạo ra nhiều khe hở cho những kẻ cơ hội, làm ăn bất chính lợi dụng, đục khoét công quỹ, lừa đảo làm thiệt hại lớn cho nhà nước. Do đó, với điều kiện kinh tế nước ta cần phải thường xuyên xem xét, bổ sung và sửa đổi kịp thời những điều khoản không phù hợp với thực tế, đảm bảo độ chính xác cao để quản lý, điều hoà và tạo điều kiện tốt hơn cho sự phát triển kinh tế.
Trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế, Đảng và nhà nước ta luôn chú trọng đến cơ chế quản lý doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, tuy trong mỗi giai đoạn phát triển kinh tế có một phương thức, chính sách quản lý khác nhau. Trong những năm gần đây quản lý doanh nghiệp đã được đơn giản hoá và sửa đổi hợp lý. Cải cách hành chính nhà nước vẫn đang là vấn đề bức xúc và cần thiết, góp phần lành mạnh hoá nền hành chính quốc gia. Điều này mang lại hiệu quả cho xã hội: vừa tiết kiệm cho ngân sách, vừa tiết kiệm tiền bạc, thời gian công sức cho người dân.
Công tác tài chính cần được đưa vào thành quy định với các doanh nghiệp bởi đó là tiền đề để công việc sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả. Nhà nước cần có quy định chặt chẽ về sổ sách, chứng từ, chế độ báo cáo, thống kê tổng quát để có thể tiến hành công tác thuận lợi.
Đối với Công ty TNHH Đồng Thăng, công tác quyết toán chậm, việc tính lỗ lãi, hạch toán giá thành chưa kịp thời. Quản lý kinh tế ở các đội chưa được chú ý, việc thanh quyết toán, lập chứng từ gây khó khăn cho công tác hạch toán kế toán. Chủ trương của nhà nước về bãi bỏ chế độ quyết toán giữa tổng công ty và các công ty thành viên đã tạo ra những tác động tích cực: giảm việc tồn đọng vốn, tăng tính chủ động trong sản xuất kinh doanh.
48
3.2.2. Tập trung phát triển công tác kế toán, kiểm toán
Tuy có hệ thống máy tính đã giảm đi một phần phức tạp trong công tác kế toán nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu các quy chế, nguyên tắc cụ thể. Nhà nước cần sớm ban hành những chuẩn mực kế toán riêng phù hợp với điều kiện cụ thể ở nước ta, ban hành các thông tư văn bản hướng dẫn, tư vấn các doanh nghiệp làm tốt công tác kế toán ở đơn vị mình.
Nhà nước cần tổ chức công tác kiểm toán, vì nó sẽ tạo ra một môi trường tài chính lành mạnh cho các doanh nghiệp, tạo ra một hệ thống thông tin chuẩn xác cung cấp cho các đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính doanh nghiệp.
3.2.3. Tăng nguồn tài trợ, ổn định vốn
Mục tiêu, chính sách kinh doanh của doanh nghiệp mỗi năm khác nhau. Vì vậy xây dựng một cơ cấu vốn linh động phù hợp theo mỗi kỳ kinh doanh là tạo nền móng tài chính vững mạnh cho doanh nghiệp.
Một số chính sách huy động vốn hiệu quả:
- Chính sách huy động tập trung: nghĩa là công ty chỉ tập trung vào một số ít nguồn. Ưu điểm của chính sách này là chi phí hoạt động có thế giảm song sẽ làm công ty phụ thuộc hơn vào một số chủ nợ.
- Chiếm dụng vốn của nhà cung cấp: đây là hình thức mua chịu, mà các nhà cung cấp lớn hơn bán chịu vốn. Hình thức này khá phổ biến nó có thể sử dụng đối với các doanh nghiệp không đủ khả năng vay ngân hàng.
- Nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng: đây là một trong những nguồn huy động vốn hiệu quả.
3.2.4. Sử dụng chính sách hợp lý để tăng doanh thu
Trên thực tế nghiên cứu các chỉ số tài chính thấy được tình hình công ty cho bán hàng chịu cho khách hàng còn chiếm tỷ lệ khá cao. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ khả năng luân chuyển vốn cũng như thiếu vốn cho quá trình sản xuất của công ty. Mà nguồn này có tốc độ giải ngân rất chậm. Song với nền kinh tế hiện nay không thể không bán chịu. Vì thế công ty cần có những giải pháp sau:
- Xác định mục tiêu bán chịu: tăng doanh thu, giải tỏa hàng tồn kho, gây uy tín về năng lực tài chính cho công ty.
49 - Xây dựng các điều kiện bán chịu: thông thường căn cứ vào mức giá, lãi suất nợ
vay và thời hạn bán chịu.
- Tính toán có hiệu quả các chính sách bán chịu: có nghĩa là so sánh chi phí bán chịu phát sinh với lợi nhuận mà chúng mang lại.
- Kết hợp chặt chẽ chính sách bán nợ với chính sách thu hồi nợ trong thời gian ngắn nhất.
3.2.5. Cải thiện các chính sách tài chính
Qua phân tích tình hình tài chính của công ty ta thấy: công ty thường bị chiếm dụng vốn nên công ty thường đi vay nợ để bù đắp các khoản này làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Vì vậy công ty cần phải có một chính sách thanh toán hợp lý:
• Giảm giá, chiết khấu thanh toán hợp lý đối với những khách hàng mua với số lượng lớn và thanh toán đúng hạn.
• Thực hiện chính sách thu tiền linh động,mềm dẻo. Cần tập trung đâu tư mở rộng các phương thức thanh toán hiệu quả và hiện đại nhằm tăng khả năng thanh toán thu hồi nợ cho công ty.
• Khi thời hạn thanh toán đã hết mà khách hàng vẫn chưa thanh toán công ty cần có những biện pháp nhắc nhở,đôi thúc và biện pháp cuối cùng là phải nhờ đến cơ quan pháp lý giải quyết.
3.3. Kiến nghị
Từ phân tích, đánh giá trên đã cho ta một cái nhìn tổng quan nhất về tình hình tài chính, hoạt động của Công ty TNHH Đồng Thăng trong giai đoạn 2016-2020. Trước những đánh giá về tình hình quản lí, điều hành hoạt động của công ty ta đưa ra một số đề xuất sau:
Trong năm qua, sự bùng nổ của đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nhiều đến tình hình sản xuât kinh doanh cũng như tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Trong năm 2020, doanh thu thuần bán hàng là 11.987.571.834 đồng so với năm 2019 giảm 3.217.694.374 đồng. Do mặt hàng sản xuất của công ty không phải là thiết yếu, cộng thêm đại dịch Covid bùng phát khiến cho doanh thu bán hàng của công ty tăng chậm. Trong khi, chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp lại tăng lên cho thấy việc sử
50 dụng chi phí của công ty chưa thực sự hiệu quả. Doanh nghiệp có những chính sách khuyến khích tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, khả năng quản lí các khoản phải thu của doanh nghiệp cũng như thực sự hiệu quả. Trong năm 2020 chỉ tiêu các khoản phải thu ngắn hạn đã tăng lên cho thấy vốn của doanh nghiệp đang bị chiếm dụng và đang có xu hướng tăng lên, công tác thu hồi nợ của doanh nghiệp chưa thực sự tốt. Từ đó, công ty sẽ bỏ lỡ cơ hội sản xuất kinh doanh, đầu tư do nguồn vốn đã bị chiếm dụng, dẫn đến lập dự phòng tăng lên. Khuyến cáo công ty cần tăng cường công tác quản trị nợ phải thu, đánh giá khách hàng khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ để giảm nợ phải thu khó đòi. Trong khi, nợ phải trả, nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn thể hiện áp lực trả nợ cao.
Nhìn vào thực tế ta thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty diễn ra ổn định nhưng không có gì bứt phá khi 3 chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời đều dương tuy có giảm so với năm 2019 nhưng không nhiều (ROS, ROA, ROE).
Như vậy, để nâng cao hiệu quả thì công ty cần tổ chức, quản lí một cách chặt chẽ các hoạt động của doanh nghiệp. Kịp thời phát hiện khi hàng hóa tiêu thụ bị chậm lại, và công ty bị chiếm dụng vốn. Việc quản lí nợ phải thu phải cân đối với việc quản lí nợ phải trả để có thể cân đối được kì hạn thanh toán cho nhà cung cấp cũng như tổ chức tín dụng. Quản lí hoạt động là công ty phải luôn giám sát tình hình sản xuất, tiêu thụ, các khoản phải thu, các khoản nợ,...vì vậy cần lập một tổ chuyên giám sát tình hình này để nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
3.3.1 Đối với Công ty
• Công ty nên cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ để dáp ứng nhu cầu của khách hàng, giảm các khoản giảm trừ doanh thu.
• Thực hiện các chính sách quản lý doanh nghiệp hiệu quả, giảm chi phí, tăng năng suất lao động
• Cần kịp thời xử lý các khoản nợ, không để tình trạng nợ phải trả nhiều hơn vốn chủ sở hữu.
• Công ty nên có các chính sách marketing để tiếp cận gần hơn với khách hàng.
51
• Các cấp chính quyền tại đại phương cần tạo điều kiện để Công ty có thể phát triển, giúp doanh nghiệp đến gần với người dân.
• Bộ tài chính cần có chính sách hoàn thuế kịp thời, trả vốn kinh doanh cho các khoản phải thu của các doanh nghiệp. Về thuế giá trị gia tăng được khấu trừ: tuy chiếm tỷ trọng không cao trong các khoản phải thu của công ty nhưng nếu không được hoàn thuế kịp thời thì gây ra sự lãng phí trong khi công ty vẫn phải đi vay từ bên ngoài với lãi suất cao.
• Nhà nước cần có các chính sách phù hợp để thúc đẩy nền kinh tế thị trường cả trong và ngoài nước, thực hiện các chính sách ngoại giao có hiệu quả. Đặc biệt trong tình hình dịch Covid hiện nay việc hỗ trợ người dân nâng cao sức khỏe để doanh nghiệp có thể tiếp tục sản xuất và cải thiện tình trạng lưu thông hàng hóa là vô cùng quan trọng.
52
KẾT LUẬN
Hoạt động tài chính là một trong những hoạt động cơ bản, quan trọng nhất của quá trình sản xuất kinh doanh từ huy động vốn cho tới khi phân phối lợi nhuận. Hơn thế nữa thông qua đó người ta có thể giải quyết các mối quan hệ kinh tế phát sinh cũng như đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong thời gian thực tập tại công ty kết hợp với những kiến thức đã học ở trường, em mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty, em huy vọng nó sẽ đóng góp phần nhỏ vào công tác quản lý tài chính của công ty trong thời gian tới.
Tuy nhiên tài chính là một đề tài rất rộng lớn. Hơn nữa, do những hạn chế nhất định về trình độ và thời gian nên bài viết của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô, ban lãnh đạo công ty và những ý kiến đóng góp của bạn đọc để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin chân thành cám ơn các cô chú, anh chị trong Công ty đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực tập. Em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của nhà trường, các thầy cô trong khoa Tài chính ngân hàng. Đặc biệt là đã nhiệt tình hướng dẫn và chỉ bảo để giúp em hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn !
53
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình “Phân tích tài chính doanh nghiệp”. Đồng chủ biên GS.TS.Ngô Thế Chi, PGS.TS. Nguyễn Trọng Cơ. NXB Tài chính Hà Nội năm 2008.
2. Giáo trình “Tài chính doanh nghiệp” – TS. Nguyễn Minh Kiều. Trường Đại học kinh tế TP.HCM và chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright. NXB
Giáo dục năm 2006.
3. Giáo trình “Phân tích hoạt động kinh doanh” – PGS.TS Phạm Thị Gái. Trường Đại học kinh tế quốc dân. NXB Giáo dục năm 2004.
4. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26 tháng 8 năm 2016 – Về việc ban hành Chế độ kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa.
5. Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Đồng Thăng (2016, 2017, 2018, 2019, 2020), Báo cáo tài chính 5 năm.
6. Trang webs và tài liệu trên mạng: - www.Taifile.vn
i
PHỤ LỤC
Bảng 9: Bảng cân đối kế toán của Công ty giai đoạn 2016-2020
2016 2017 2018 2019 2020
TÀI SẢN
A. Tài sản ngắn hạn 4.000.855.991 4.454.476.855 4.847.824.796 5.053.394.498 5.531.264.051
I. Tiền và các khoản tương đương 1.282.778.075 289.439.254 774.054.059 553.694.892 736.287.649
1. Tiền 255.928.075 119.439.254 406.504.059 553.694.892 569.587.649 2. Các khoản tương đương tiền 1.026.850.000 170.000.000 367.550.000 0 166.700.000
II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 0 80.000.000 523.725.000 678.725.000 1.063.825.000
1. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 0 80.000.000 523.725.000 678.725.000 1.063.825.000
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 936.536.878 2.271.408.956 1.624.320.797 1.824.136.291 1.321.829.960
1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng 865.535.494 1.720.788.590 1.490.493.560 1.749.970.259 1.255.090.232 2. Trả trước cho người bán ngắn hạn 23.739.305 55.198.797 40.126.216 19.920.938 14.303.853 3. Phải thu về cho vay ngắn hạn 0 455.177.070 0 0 0 4. Phải thu ngắn hạn khác 47.262.079 45.974.943 93.701.021 54.245.094 52.435.875 5. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 0 -5.730.444 0 0 0
IV. Hàng tồn kho 1.625.766.190 1.618.962.788 1.760.959.186 1.779.990.677 2.272.299.826
1. Hàng tồn kho 1.625.766.190 1.618.962.788 1.760.959.186 1.779.990.677 2.272.299.826 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 0 0 0 0 0
V. Tài sản ngắn hạn khác 155.774.848 194.665.857 164.765.754 216.847.638 137.021.616
1. Chi phí trả trước ngắn hạn 18.605.564 5.146.180 16.365.318 26.044.255 13.510.031 2. Thuế GTGT được khấu trừ 137.169.284 189.519.677 148.130.760 190.569.287 123.511.585 3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 0 0 269.676 234.096 0
4. Tài sản ngắn hạn khác 0 0 0 0 0
B. Tài sản dài hạn 1.048.170.855 822.135.628 1.290.380.093 972.502.888 986.674.889
ii
1. Phải thu về cho vay dài hạn 0 0 51.338.920 0 0 2. Phải thu dài hạn khác 57.251.345 56.712.650 2.941.870 3.553.500 35.535.000