Giá trị đặc trưng của các thông số cường độ kháng cắt không thoát nước

Một phần của tài liệu Giáo trình cơ học đất part 6 pot (Trang 29 - 31)

Ở phần trước đã đưa ra một số giá trị điển hình của c‟ và ‟ xác định từ thí nghiệm nén ba trục CD. Phạm vi các giá trị này là đặc trưng cho sức kháng cắt hiệu quả xác định từ thí nghiệm CU có đo áp lực lỗ rỗng với hạn chế sau đây. Đã ngầm giả thiết rằng các thông số cường độ Mohr- Coulomb theo ứng suất hiệu quả được xác định bằng thí nghiệm CU có đo áp lực lỗ rỗng phải giống như kết quả xác định từ thí nghiệm CD. Các ký hiệu c‟ và f‟ được sử dụng nhất quán cho cả hai thí nghiệm trên. Giả thiết trên không chính xác. Vấn đề trở nên phức tạp bởi một đinh nghĩa khác về phá hoại. Độ lệch ứng suất lớn nhất (1 – 3)max đã được sử dụng để định nghĩa phá hoại trong suốt chương này, nhưng thường thì trong các tài liệu và đôi khi trong thực tế phá hoại được định nghĩa dưới dạng hệ số ứng suất chính hiệu quả lớn nhất (‟1/‟3)max, tương tự như góc nghiêng lớn nhất (trong công thức 10-14 đến 10-17). Phụ thuộc vào độ lệch ứng suất là bao nhiêu và áp lực nước lỗ rỗng phát triển thực với biến dạng như thế nào, hai định nghĩa này sẽ chỉ ra hai đại lượng c‟s và ‟s khác nhau. Điều này đặc biệt đúng đối với đất sét có tính nhạy

Bjerrum và Simons (1960) đã nghiên cứu một số chi tiết về vấn đề này, và kết quả của họ được tổng hợp trong hình 11.36. Ở đây, ‟ được xác định tại (‟1/‟3)max và (1 – 3)max được vẽ trong quan hệ với ‟d, thông số ứng suất hiệu quả được xác định từ thí nghiệm cắt thoát nước. Lưu ý rằng ‟ nhận được từ hệ số ứng suất chính hiệu quả lớn nhất lớn hơn từ 00

đến 30 so với ‟d. Cũng lưu ý rằng ‟ nhận được từ độ lệch ứng suất chính lớn nhất thì nhỏ hơn ‟d và ‟ nhận được từ hệ số ứng suất chính hiệu quả lớn nhất. Trong một số trường hợp, độ chênh khoảng 70.

Cần phải cẩn trọng khi nghiên cứu các báo cáo thí nghiệm hoặc các số liệu đã công bố để xác định chính xác cường độ của đất đã được thí nghiệm, phá hoại được định nghĩa như thế nào, và các thông số Mohr-Coulomb đã được xác định như thế nào.

Đối với các thông số cường độ Mohr-Coulomb dưới dạng ứng suất tổng, vấn đề định nghĩa phá hoại vẫn chưa sáng tỏ. Phá hoại được xác định ở cường độ kháng nén lớn nhất (1 – 3)max. Đối với đất sét cố kết thường,  chỉ khoảng bằng một nửa ‟; vì thế giá trị khoảng 100

đến 150

hoặc lớn hơn là điển hình. Giá trị c theo ứng suất tổng rất nhỏ, gần bằng không. Đối với đất sét quá cố kết và đầm chặt,  có thể giảm và c thường sẽ lớn. Khi đường bao phá hoại nằm trên ứng suất tiền cố kết thì khó phân tích chính xác các thông số cường độ. Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp các mẫu đất nguyên dạng có độ ẩm và hệ số rỗng biến đổi, thậm chí trong cùng một địa tầng.

Một phần của tài liệu Giáo trình cơ học đất part 6 pot (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)