Tiêu chuẩn về chuyên môm nghiệp vụ

Một phần của tài liệu Điều kiện, quy trình bổ nhiệm công chứng viên (Trang 28 - 29)

Nhìn chung những quy định về công chứng viên hiện nay là khá đúng đắn hợp lý và cũng tương đồng với tiêu chuẩn đối với một số chức danh tư pháp khác. Tuy nhiên hoạt đông công chứng là một hoạt động đặc thù chỉ do một cá nhân (công chứng viên) tiếp nhận tự quyết định sử lý và thực hiện việc công chứng, đồng thời phải tự “ chịu trách nhiệm trước pháp luật và người yêu cầu công chứng về văn bản công chứng” tại khoản 4, Điều 4. Từ đó có thể thấy sức ép về kiến thức pháp luật, kỹ năng kinh nghiệm áp dụng pháp luật vào thực hiện thực tiễn xã hội. Luật công chứng lại quy định cả về mặt thời gian “Thời hạn công chứng không quá 02 ngày làm việc; đối với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.” tại Khoản 2 của Điều 43. Tiếp đó, lại là dịch vụ được nhà nước xã hội hóa nên tạo ra yếu tố cạnh tranh. Với những sức ép nêu trên thì việc các quy định của pháp luật còn khá sơ sài chưa đáp ứng được diễn biến phức tạp trong thực tiễn xã hội. Có thể nhìn thấy dễ nhất là các công chứng viên mới vào nghề mắc phải những sai phạm do thiếu kinh nghiệm và bản lĩnh nghề nghiệp.

Hơn nữa công chứng viên chỉ là một cá nhân được trao cho một phần quyền lực công của nhà nước (thực hiện dịch vụ công do nhà nước ủy quyền) để thực hiện việc công chứng ( nay thêm chức danh chứng thực) Công chứng viên đòi hỏi trình độ chuyệ môn cao, kiến thức pháp luật phải rất rộng và vững vàng, yếu tố kỹ năng nghiệp vụ chắc chắn. do vậy tiêu chuẩn công chứng viên ở Điều 8 Luật công chứng nên thay đổi, củng cố thêm yếu tố chất lượng. Cụ thể tại khoản 2 Điều 8 luật Công chứng năm 2014 quy định: “Có thời gian công

tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;” Quy định này là không đủ và chưa hợp lý với quy định miễn đào tạo nghề tại Điều 10: “ Người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên; Luật sư đã hành nghề từ 05 năm trở lên;”. Những người được miễn đào tạo nghề số năm công tác pháp luật tối thiểu 8 dến 10 năm. Để thống nhất về mặt định lượng trong hệ thống văn bản pháp luật và thực hiện đúng tinh thần điều luật nhằm nâng cao chất lượng công chứng viên thì nên quy định lại, VD như: “phải có ít nhất 05 năm làm việc tại tổ chức hành nghề công chứng” chứ không thể nói chung là 05 năm công tác pháp luật.

Một phần của tài liệu Điều kiện, quy trình bổ nhiệm công chứng viên (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)