Công tác sơ kết, tổng kết, khen thưởng phong trào

Một phần của tài liệu Pháp Luật về Thi đua Khen thưởng (Trang 35 - 38)

Sơ, tổng kết phong trào thi đua là một nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện phong trào thi đua. Các phong trào cần được kiểm tra, sơ, tổng kết, đánh giá đúng những kết quả đã đạt được, chỉ ra những mặt còn tồn tại, hạn chế và hướng khắc phục. Qua đó rút ra cách làm hay, kinh nghiệm tốt để bồi dưỡng, nhân ra diện rộng các điển hình tiên tiến đồng thời phát hiện gương người tốt, việc tốt để đề xuất khen thưởng kịp thời. Thực tế cho thấy, nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa coi trọng công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, sơ, tổng kết; chưa đầu tư đúng mức cho phong trào thi đua; chưa tạo được sự phối hợp, liên kết của các bộ, ngành, địa phương và cơ quan chức năng có liên quan, từ đó hạn chế tính động lực và hiệu quả của các phong trào thi đua.

- Bên cạnh những kết quả đạt được từ phong trào thi đua cần phải mạnh dạn đề cập những vấn đề tồn tại, yếu kém trong công tác thi đua, khen thưởng để rút kinh nghiệm và khắc phục kịp thời những thiếu sót. Việc đánh giá không sát, không đúng,né tránh sự

Triển khai thực hiện phong trào

- Phát động phong trào, ký kết giao ước thi đua - Chỉ đạo điểm (với phong trào lớn, thời gian dài) - Hướng dẫn, đôn đốc

- Kiểm tra, giám sát

- Sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm

Khen thưởng

- Phát hiện, bồi thưởng, cá nhân điển hình

33

thật sẽ làtrở ngại rất lớn trong quá trình tổ chức phong trào thiđua; hậu quả của việc chạy theo thành tích là rất khó lường.

- Khi tiến hành đánh giá sơ, tổng kết phong trào thi đua, cần coi trọng việc phát hiện, lựa chọn những nhân tố mới, những điển hình tiên tiến, những gương người tốt, việc tốt hoặc các tập thể, cá nhân lập được thành tích xuất sắc, thành tich đột xuất trong các phong trào thi đua để động viên khen thưởng kịp thời đồng thời nêu gương, giáo dục và tạo sự lan tỏa trong cộng đồng. Quan tâm khen thưởng cho đối tượng là các tập thể nhỏ, công nhân, nông dân, người trực tiếp sản xuất, công tác, lao động và học tập. Quan tâm khen thưởng đến cơ sở, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và nơi biên giới, hải đảo.

- Các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích tham gia phong trào thi đua cần được cấp có thẩm quyền xét khen thưởng và đề nghị khen thưởng theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Việc khen thưởng chính xác, kịp thời sẽ có tác dụng nêu gương và tác động tích cực đến phong trào.

34

KẾT LUẬN

Nằm trong tổng thể hệ thống pháp luật Việt Nam, pháp luật về thi đua, khen thưởng với nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh đã dần được bổ sung và hoàn thiện như hiện nay. Các chính sách về công tác thi đua, khen thưởng của Đảng và Nhà nước đã được ghi nhận và thể hiện rõ nét trong các văn bản pháp luật về thi đua, khen thưởng. Qua đó, tạo lập được cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thực hiện các quan hệ pháp luật phát sinh trong công tác thi đua, khen thưởng, mặt khác cho thấy được phong trào thi đua, công tác khen thưởng hiện nay ngày càng thực chất hơn và hướng tới người lao động nhiều hơn. Từ đó, tạo thành động lực to lớn, góp phần quan trọng vào các thành tựu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế vướng mắc cần khắc phục, để tổ chức phong trào thi đua có hiệu quả trong giai đoạn hiện nay, cần có những phương pháp cụ thể, thiết thực. Kết hợp những kinh nghiệm quý tổng kết từ các phong trào thi đua qua các giai đoạn cách mạng, phương pháp và quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước cùng với những giải pháp được đúc kết từ thực tiễn trong môi trường cạnh tranh lành mạnh của cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta

35

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Vũ Trọng Lâm (Chủ biên) (2018), Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật (dành cho đào tạo đại học, sau đại học và trên đại học ngành Luật), Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.

Hồ Chí Minh (1946), Quốc lệnh 10 điều thưởng. Hồ Chí Minh (1948), Lời kêu gọi thi đua ái quốc.

Hồ Chí Minh (1984),Thi đua yêu nước, Nxb Sự thật, in lần 2, Hà Nội.

Lê Đình Nghi (chủ biên) (2016), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam - tập một, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

Quốc hội (2003), Luật Thi đua, khen thưởng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Lê Quang Thiệu (2008), Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào thi đua yêu nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Nguyễn Thế Thắng (2012), Một số quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua, khen thưởng, Tạp chí Cộng sản điện tử, ngày 29/01/2012.

Một phần của tài liệu Pháp Luật về Thi đua Khen thưởng (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)