Ngôn ngữ báo chí đang được xem là một phong cách chức năng trong ngôn ngữ, người ta khẳng định ngôn ngữ báo chí có những đặc thù riêng, cho phép nó có vị thế ngang hàng với các phong cách chức năng khác trong ngôn ngữ như phong cách khoa học, phong cách hành chính - công vụ… Báo chí phản ánh thông tin qua việc đề cập các sự kiện. Do vậy nét đặc trưng bao trùm của ngôn ngữ là có tính sự kiện. Chính sự kiện đã tạo nên cho ngôn ngữ báo chí một loạt các tính chất cụ thể như : tính chính xác, tính cụ thể, tính thời sự …
Ngôn ngữ, văn phong tác phẩm báo chỉ viết về bản sắc gia đình Việt Nam cũng mang những đặc điểm phổ quát của ngôn ngữ báo chí, bên cạnh đó hệ thống các tác phẩm này chịu ảnh hưởng của nội dung
vấn đề phản ánh nên cũng có những sắc thái riêng. Điểm dễ nhận thấy là các bài viết trên các trang gia đình thường sử dụng ngôn ngữ giầu tình cảm, cách hành văn mềm mại, linh hoạt phác hoạ được nhiều sức độ tinh tế của đời sống ứng xử, tình cảm tâm hồn con người. Nhiều bài viết được thể hiện bằng ngôn ngữđa tầng, sâu sắc mà vẫn dễ hiểu. Các bài viết đề tài này sử dụng khá nhiều tục ngữ, cadao đòi hỏi người tiếp nhận cũng như ngườiviết nó phải có tấm văn hoá dân gian tối thiểu, đôi khi nó còn sử dụng cách nói lái, trào lộng, chơi chữ nhằm tạo ra kết thúc bất ngờ dí dỏm. Ngôn ngữ đời thường cũng có nhiều cơ hội xuất hiện trong các bài về đề tài này. Báo GĐXH có lối sử dụng tục ngữ ca dao biến thể tức vận dụng nó, nói lái nó cho hợp với nội dung hoàn cảnh trong thời kỳ hiện đại. Bên cạnh đó cách hành văn dửng dưng, khách quan, lạnh lùng, sắc cạnh đó là đặc trưng văn phong của báo GĐXH trong các chuyên mục của mình như bài “Bồ nhí là gì ? Bồ nhí là ai ? Trong chuyên mục “Người khác giới nhìn nhau” hoặc bài “vợ là mẹ” nhân kỷ niệm ngày 8/3/2002.
4. Ảnh báochí .
Việc sử dụng ảnh báo chí có thể xem xét trên hai góc độ : góc thứ nhất xem xét tác phẩm ảnh như một tác phẩm báo chí riêng biệt, có nội dung thông tin. Đây là trường hợp sử dụng ảnh tin ; và góc độ thứ 2, tác phẩm ảnh là một bộ phận cấu thành, bố trí cho bài viết.
Hình thức ảnh tin có tần số xuất hiện rất thấp có khi là Zero. Trong mảng đề tài này, với tư cách là thành phần minh hoạ, bổ trợ cho bài viết, ảnh báo chí sử dụng trong các bài viết về vấn đề gia đình là rất nhiều. Tuy nhiên ảnh minh hoạ tên báo GĐXHchỉ trừ một số bài phóng sự, phóng sự điều tra hoặc ghi chép về một đơn vị cá
nhân cụ thể nào đó thì mới có ảnh thật tức giữa người trong ảnh và người phản ánh trong bài là một. Còn lại bài trong các chuyên mục : “người khác giới nhìn nhau”, “bàn tròn cho một thế giới không có bạo lực” ; “cẩm nang làm đẹp” lấy khá nhiều ảnh minh hoạ tượng trưng. Nguồn lấy có thể là ảnh nước ngoài từ trên mạng xuống cũng có thể là từ các cuộc thi, triển lãm ảnh trong nước, thậm chí là phóng viên đi chụp ảnh bất kỳ. Tóm lại ảnh minh hoạ trên tờ GĐXH cho các bài viết về gia đình chủ yếu là ảnh về người ít khi có ảnh phong cảnh mà chủ yếu là hình người nước ngoài. Ví dụ trong bài tham luận của một bạn đọc có tiêu đề “có nên níu kéo một bà vợ lắm lời” trong chuyên mục bàn tròn “cho một thế giới không có bạo lực” đã đăng ảnh minh hoạ một cô gái nước ngoài (chỉ đặc tả mỗi khuôn mặt) đang nhăn nhó mặt mày.
Ảnh báo chí là thành phần quan trọng của nội dung một tờ báo, làm tăng sự sinh động, hấp dẫn cho ấn phẩm. Hơn nữa các bức ảnh tự nó cúng hàm chứa một lượng thông tin sự kiện, làm tăng tính thuyết phục và hiệu quả thông tin cho bài viết. Bên cạnh một số bức ảnh minh hoạ có điểm nhấn mạnh phù hợp với nội dung bài viết thì vẫn còn có không ít bức ảnh chỉ để thưởng thức hoặc trang trí cho đẹp mà ít có sự gắn kết nó với nội dung bài viết.
KẾT LUẬN
Báo chí là sản phẩm thuọc kiến trúc thượng tầng và hoạt động trực tiếp trong lĩnh vực chính trị, tư tưởng, văn hoá. Với đặc tính là một phương tiện chuyển tải thông tin thời sự, đề cập đến những vấn đề đang diễn biến vận cộng cụ thể, báo chí là công cụ rất sắc bén trong cuộc đấu tranh tư tưởng và có vai trò quan trọng trong việc tổ chức, xây dựng xã hội. Giữa báo chí và đời sống Gia đình có mối quan hệ biện chứng qua lại tác động lẫn nhau. Trong những năm gần đây Gia đình Việt Nam đang có những biến chuyển mạnh về mọi mặt từ cấu trúc tới nội bộ bên trong của nó và báo chí cũng phải thay đổi để theo kịp sự biến đổi ấy. Mặt khác báo chí lại còn có nhiệm vụ đi trước thực tế một bước tức biết dự đoán tương lai, định hướng sự phát triển của Gia đình Việt Nam trong những năm tới đòi hỏi những người làm báo biết nhiều hơn những gì họ làm được hôm nay.
Báo chí đã đề cập đến tất cả những vấn đề liên quan đến gia đình nv. Trên từng ấn phẩm thường xuyên có sự chú ý gia tăng dung lượng và hàm lượng thông tin. Thông tin báo chí đã phác hoạ được một bức tranh tương đối hoàn chỉnh về đời sống gia đình hiện nay phần nào tham gia vào sự vận động của các giá trị đó theo hướng tích cực. Báo chí hiện nay luôn biết năm bắt, tìm hiểu thị hiếu người đọc để có cách phản ánh, trình bày phù hợp. Thế nên một mặt tờ GĐXH luôn luôn thực hiện tốt tôn chỉ mục đích của mình, mặt khác lại luôn cố gắng tự thay đổi, hoàn thiện một số chuyên mục mới để phù hợp với thị hiếu bạn đọc. Sự ra đời của chuyên mục “dự thi ấn tượng học đường” ; “Người khác giới nhìn nhau” là những minh chứng cho sự nỗ lực ấy.
Một điều dễ nhận thấy là những người làm báo luôn cố gắng nắm bắt bản chất sự kiện, hiện tượng và tìm được hình thức chuyển tải thích hợp, trong nhiều trường hợp, đó là sự đan xen của nhiều thể loại khác nhau mà không cẩu nệ, khuôn ép vào đặc điểm, đặc trưng của một thể loại báo chí nhất dịnh. Đó cũng là xu hướng phát triển của thể loại báo chí hiện đại, nhằm mục đích phản ánh đầy đủ, chính xác sự vận động của cuộc sống. Hệ thống chuyên mục được xây dựng linh hoạt, đa dạng đã mở rộng khả năng thông tin cho tờ báo, tăng tính hấp dẫn và phù hợp với yêu cầu của cuộc sống và thị hiếu của độc giả.
Từ những yêu cầu thực tế của cuộc sống, trên cơ sở những kết quả khảo sát nội dung thông tin của các ấn phẩm báo chínhư : “Giađình xã hội”, “Gia đình xã hội cuối tuần”… tôi xin mạnh dạn đề xuất một vài kiến nghị nhỏ nhằm góp phần giúp những người làm báo thực hiện tốt hơn vai trò của báo chí trong việc bảo vệ và phát huy, phát triển tiếp thu các vấn đề mới của Gia đình Việt Nam.
-Nâng cao nhận thức xã hội, trìnhđộ văn hoá cho các nhà báo. Nhà báo phải được trang bị những nhận thức về vai trò của báochí trong đời sống, hình thành ý thức thường trực để điều tiết, sàng lọc hoạt động thông tin. Đối tượng tiếp nhận của sản phẩm báo chí là người theo phổ hệ văn hoá Phương Đông, vìvậy người làm báo phải luôn có ý thức hoàn thiện chính mình theo tinh thần văn hoá dân tộc.
-Tăng cường tính chiến đấu cho các sản phẩm thông tin. Báo chí phản ánh nhanh nhậy, chính xác những văn hoá nổi cộm trong cuộc sống, phát hiện kịp thời những biểu hiện hành vi, xu hướng không phù hợp với bản chất con người và lối sống gia đình Việt
Nam, kiên quyết đấu tranh trực diện với những yếu tố tiêu cực trong xã hội.
Mở rộng tính đa chiều của thông tin. Báo chí phải trở thành cầu nối để chuyển tải các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước đến quần chúng nhân dân và phản ánh tâm tư nguyện vọng của người dân. Để xử lý tốt mối quan hệ này báo chí cần mở rộng các hình thức diễn đàn lấy ý kiến của nhân dân, chuyển tài khách quan những kiến nghị có tính xây dựng và tạo kênh giao tiếp giữa công chúng với nhà báo với các vấn đề xã hội nóng bỏng.
-Thận trọng trong tiếp nhận, xử lý thông tin. Nhà báo cần thẩm định kỹ lưỡng những nhân tố mới, những phát sinh, phát triển trong đời sống xã hội hoặc qua giao lưu trước khi chuyển tải tới bạn đọc. Với phương châm không bỏ qua một vấn đề quan trọng nào nhưng cũng không lấy cái vỏ bề ngoài của một số hiện tượng mà đánh giá bản chất của nó.
-Một số vấn đề mới như : “Sức khoẻ tình dục” ; “sức khoẻ sinh sản vị thành niên”… đây là những vấn đề tế nhị, khó nói, đặc biệt đối với người Phương Đông nhưng báo chí cần mạnh dạn đi trước một bước phản ánh, giới thiệu đưa nhiều hơn nữa thông tin về mảng này. Khi đã có kiến thức sâu rộng về vấn đề “tế nhị” này giới trẻ sẽ có cách hành động đúng hơn. Tránh những điều đáng tiếc kiểu như chỉ vì tò mò muốn thử mà có không ít những em gái vị thành niên phải vào viện phụ sản.
Tóm lại báo chí đã trở thành một “kênh giao tiếp” khá hiệu quả, chuyển tải tới bạn đọc lượng tri thức về đời sống, sinh hoạt gia đình khá lớn. Báo chí là phương tiện hiệu quả tham gia quản lý xã hội một kênh thông tin giúp những nhà lãnh đạo phát hiện và giải quyết các
điểm nóng, những tồn tại tiêu cực trong cuộc sống. Báo chí cũng trực tiếp tham gia tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa và hiệu quả xã hội rộng lớn. Hiện nay các hình thức chuyển tải thông tin ngày càng rút gọn về dung lượng, đề cập thẳng vấn đề và cung cấp tư liệu quan trọng cho độc giả, quađó trình độ nghiệp vụ của nhà báo không ngừng được nâng cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các thể loại chính luận báo chí, Nxb Chính trị quốc gia - tác giả Trần Quang.
2. Làm báo lý thuyết và thực hành. Tác giả : Trần Quang. 3. Cơ sở lý luận báo chí truyền thông.
4. Công việc của người viết báo, Nxb Giáo dục - tác giả : Hữu Thọ.
5. Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, ĐHQG Hà Nội. Khoa báo chí tập IV.
6. Văn hoá truyền thống dân tộc với việc giáo dục thế hệ trẻ- Nguyễn Hồng Hà, Nxb Văn hoá thông tin.
7. Giáo trình lý luận văn hoá và đường lối văn hoá của Đảng, khoa văn hoá XHCN. Nxb Chính trị quốc gia.
8. Hồ Chí Minh văn hoá và đổi mới- GS. Đinh Xuân Lâm ; PTS Bùi Đình Phong, Nxb Lao động.
9. Nguồn gốc của gia đình của chế độ tư hữu và của Nhà nước Ph.Ăng-ghen, Nxb Sự Thật.
10.Các thể ký báo chí - Bùi Đức Dũng. 11.Báo Gia đình xã hội.
12.Báo Nông nghiệp Việt Nam . 13.Báo Nông thôn ngày nay. 14.Tạp chí Khoa học Phụ nữ