Chỉ tiêu đánh giá mức độ ảnh hưởng theo khoảng cách đến các HST

Một phần của tài liệu Luận án nghiên cứu mức độ ảnh hưởng môi trường của hoạt động khai thác cát và nạo vét luồng vùng biển ven bờ hải phòng (Trang 113 - 115)

Khoảng cách từ vị trí khai thác đến các HST biển, vườn Quốc gia

Mức độ tác động (1-5 điểm tương ứng mức độ tác động từ không tác động đến tác động rất cao) >15km 1 >10-15km 2 >5-10km 3 1-5km 4 <1km 5

Phương pháp đánh giá: Tác động của hoạt động khai thác cát, nạo vét luồng hàng hải và

nhận chìm chất nạo vét đến các HST lân cận có thể được đánh giá thơng qua khoảng cách từ khu vực diễn ra các hoạt động này đến các HST. Do đó, khoảng cách từ vị trí khai thác đến các HST biển là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các hoạt động này. Kết quả mô phỏng lan truyền chất ô nhiễm cho vùng biển Hải Phòng cho thấy các khu vực trong phạm vi 5km từ vị trí có các hoạt động khai thác, nạo vét và nhận chìm sẽ chịu tác động lớn nhất. Càng xa các khu vực diễn ra các hoạt động này, mức độ ảnh hưởng càng giảm (bảng 3.10).

- Tiêu chí 8: Khoảng cách từ vị trí diễn ra hoạt động khai thác cát, nạo vét luồng hàng

hải và nhận chìm chất nạo vét đến ngư trường, bãi giống, bãi đẻ

Ý nghĩa: Các bãi giống, bãi đẻ có ý nghĩa quan trọng trong duy trì và phát triển nguồn lợi

sinh vật biển nói riêng và tài nguyên sinh vật biển nói chung. Các hoạt động khai thác cát, nạo vét và nhận chìm chắc chắn có ảnh hưởng đến các vùng bãi giống, bãi đẻ của các loài sinh vật tương tự như ảnh hưởng đến các HST vùng bờ biển.

Phương pháp xác định: Phạm vi an toàn đối với ngư trường, bãi giống, bãi đẻ vẫn dựa

trên kết quả đánh giá khả năng lan truyền chất ô nhiễm trên vùng biển Hải Phòng: khoảng cách nhỏ hơn hoặc bằng 5km từ vị trí khai thác cát, nạo vét luồng hàng hải và nhận chìm đến bãi giống, bãi đẻ là khoảng cách khơng an tồn, gây các tác động lớn, càng xa các khu vực diễn ra các hoạt động trên, mức độ ảnh hưởng càng giảm (bảng 3.11).

Bảng 3. 11. Chỉ tiêu đánh giá mức độ ảnh hưởng do khoảng cách đến ngư

trường, bãi giống, bãi đẻ

Khoảng cách từ vị trí khai thác/nạo vét đến ngư trường, bãi giống, bãi đẻ

Mức độ tác động (1-5 điểm tương ứng mức độ tác động từ không tác động đến tác động rất cao) >15km 1 >10-15km 2 >5-10km 3 1-5km 4 <1km 5

- Tiêu chí 9: Chất lượng mơi trường nước biển

Ý nghĩa: Chất lượng môi trường nước biển dùng để đánh giá định kỳ thực trạng môi trường

nước biển trong và xung quanh vùng có các hoạt động khai thác cát, nạo vét luồng hàng hải và nhận chìm chất nạo vét, làm cơ sở cho công tác qui hoạch và quản lý vùng bờ biển.

Phương pháp đánh giá: Tiêu chí này có thể được đánh giá thơng qua so sánh một số thông

số chất lượng nước trước và sau khi diễn ra hoạt động khai thác cát, nạo vét luồng hàng hải. Một số thơng số chất lượng nước có liên quan nhiều đến các hoạt động này được lựa chọn làm các chỉ tiêu đánh giá, bao gồm: DO, BOD, COD, Tổng chất rắn lơ lửng (TSS), NH4+, PO42-, As. Hàm lượng các thông số đo đạc được so sánh với qui chuẩn môi trường của Việt Nam (QCVN) và quy định về phân vùng ô nhiễm để xác định mức độ tác động (bảng 3.12). Mức độ ảnh hưởng được phân mức dựa theo phân mức ô nhiễm nước theo thông tư số 17/2011/TT-BTNMT. Kết quả tổng hợp mức đánh giá của từng thông số theo phương pháp trung bình cộng thể hiện mức độ ảnh hưởng theo tiêu chí này.

Một phần của tài liệu Luận án nghiên cứu mức độ ảnh hưởng môi trường của hoạt động khai thác cát và nạo vét luồng vùng biển ven bờ hải phòng (Trang 113 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)