STT Biến số,
chỉ số Định nghĩa Loại biến
Phương pháp thu
thập
1. Tuổi
Xác định từ lúc sinh đến thời điểm nghiên cứu theo năm dương lịch. Phân nhóm tuổi theo sự phân chia nguy cơ của thang điểm FINDRISC chia 4 nhóm [73] : <45, 45-54, 55-64, >64
Rời rạc Phỏng vấn trực tiếp
2. Giới Nam hay nữ Danh mục Phỏng vấn trực tiếp
3. Dân tộc
Dân tộc được xác định bởi cơ quan có thẩm quyền được chia dân tộc Kinh và dân tộc khác
Danh mục Phỏng vấn trực tiếp
4. Trình độ học vấn
Trình độ học vấn hiện tại chia 5 mức: không đi học/chưa học hết cấp 1, học hết cấp 1, học hết cấp 2, học hết cấp 3, cao đẳng/ đại học trở lên.
Thứ hạng Phỏng vấn trực tiếp
5. Nghề nghiệp
Là công việc chính của đối tượng trong vòng 12 tháng qua, được chia thành: nông dân, công nhân/lao động thủ công, giáo viên/ bác sĩ, nội trợ, đã nghỉ hưu, thất nghiệp, khác Danh mục Phỏng vấn trực tiếp 6. Thời gian mắc bệnh ĐTĐ
Là năm đối tượng được chẩn đoán ĐTĐ, ghi theo 4 chữ số năm
dương lịch Rời rạc
Phỏng vấn trực tiếp
7. Hút thuốc lá
Theo Tổ chức Y tế thế giới (1996) Khi một người được cho là có hút thuốc lá khi tiền sử hoặc hiện tại hút >5 điếu thuốc/ngày và thời gian hút liên tục >2 năm. Có 2 giá trị là: có đang hút thuốc lá và không hút thuốc lá (hoàn toàn).
Nhị phân Phỏng vấn trực tiếp
8. Uống rượu
Người hay uống rượu:là người
thường xuyên uống rượu, mỗi Nhị phân
Phỏng vấn trực tiếp
ngày uống ít nhất 2 chén (khoảng 100ml), loại rượu hay uống là bằng gạo hoặc bằng sắn hoặc tuần uống trên 7 lần, (1 lần uống ít nhất là 1 cốc bia 200ml, hoặc 1 cốc rượu vang 120ml, hoặc 30ml rượu mạnh).Có 2 giá trị là không và có đang uống rượu. 9. Tự theo dõi đường huyết tại nhà
Bệnh nhân tự đo hoặc người khác đo đường huyết tại nhà cho bệnh nhân. Có 2 giá trị là:
Có và không Tần suất:
Thường xuyên: >2 lần/ tháng Không thường xuyên: 1-2 lần/ tháng
Nhị phân Phỏng vấn trực tiếp
10. Huyết áp tâm thu
Huyết áp tối đa động mạch cánh tay, tính bằng mmHg làm tròn 1 số thập phân (đến 5 hoặc 10) Liên tục Quan sát sổ theo dõi bệnh 11. Huyết áp tâm trương
Huyết áp tối thiểu động mạch cánh tay, tính bằng mmHg làm tròn 1 số thập phân (đến 5 hoặc 10) Liên tục Quan sát sổ theo dõi bệnh 12. HbA1c Chỉ số Glycohemoglobin đánh giá mức độ KSĐH của bệnh nhân ĐTĐ chia làm 2 mức độ: - Kiểm soát HbA1c tốt (HbA1c <7,0%)
Liên tục
Sử dụng sổ theo dõi bệnh
- Kiểm soát HbA1c chưa tốt (HbA1c ≥7,0 %)
Trong nghiên cứu, chúng tôi thu thập thông tin về chỉ số HbA1c ở lần xét nghiệm gần đây nhất của ĐTNC. 13. Glucose máu lúc đói (FBG)
Chỉ số glucose máu lúc đói. Đường huyết kiểm soát tốt khi FPG = 4,4-7,2 mml/l ; Đường huyết kiểm soát chưa tốt khi FPG ≥7,2 mml/l.
Trong nghiên cứu, chúng tôi thu thập thông tin về chỉ số FBG ở lần xét nghiệm gần đây nhất của ĐTNC. Liên tục Sử dụng sổ theo dõi bệnh 14. Gia đình có người mắc bệnh ĐTĐ
Những người có quan hệ huyết thống với đối tượng, bao gồm các giá trị:
Không
Có (Bố mẹ, Anh chị em ruột)
Danh mục Phỏng vấn trực tiếp
15. Chiều cao
Chiều cao đối tượng, tính bằng centimet, làm tròn đến 1 chữ số thập phân.
Liên tục
Tham khảo sổ theo dõi bệnh
16. Cân nặng
Trọng lượng đối tượng, tính bằng kilogam, làm tròn đến 1 chữ số thập phân
Liên tục
Tham khảo sổ theo dõi bệnh
17.
Chỉ số khổi cơ thể (BMI)
Chỉ số khối cơ thể (Body mass index)
BMI= (Cân nặng tính theo kilogam/bình phương chiều
Liên tục
Quan sát sổ theo dõi bệnh
cao tính theo mét)
18.
Sử dụng thuốc điều trị
Là những loại thuốc bệnh nhân đang sử dụng tại thời điểm phỏng vấn bao gồm:
Đơn trị liệu: Bệnh nhân được sử dụng insulin đơn độc hoặc một thuốc uống hạ glucose máu (nhóm Sulfonylurea hoặc nhóm Biguanid).
Phối hợp thuốc: Bệnh nhân được sử dụng phối hợp insulin với ít nhất một thuốc uống hạ glucose máu hoặc phối hợp ít nhất hai thuốc uống hạ glucose máu.
Danh mục
Quan sát sổ theo dõi bệnh
19. Thang đo kiến thức
Phần câu hỏi bao gồm 13 câu về kiến thức bệnh ĐTĐ và KSĐH. Mỗi đáp án đúng: 1 điểm, đáp án sai: 0 điểm. Tổng điểm tối đa là 28 điểm.
Đánh giá kiến thức: chia 3 mức độ Tốt: ≥ 21 điểm
Khá: 14-20 điểm
Trung bình, kém: 0-13 điểm 20. Thang đo thái độ
Phần câu hỏi bao gồm 9 câu về thái độ của ĐTNC về KSĐH. Câu trả lời gồm 5 mức độ: rất không đồng ý, không đồng ý, trung lập, đồng ý và rất đồng ý. Từ câu 1 đến câu 6, có 5 mức độ tương đương từ 1 đến 5 điểm; riêng 3 câu 7, 8, 9 cho điểm ngược lại từ 5 đến 1. Tổng điểm tối đa là 45 điểm.
Đánh giá thái độ: chia 2 mức độ Tốt: ≥ 32 điểm
21. Thang đo tuân thủ chế độ thuốc điều trị (MAQ-Medication adherence questionaire Morisky 8) [72]
Phần câu hỏi bao gồm 8 câu về việc tuân thủ uống thuốc điều trị của ĐTNC. Mỗi câu hỏi có 2 đáp án: Có hoặc không. Mỗi đáp án có: 1 điểm, đáp án không: 0 điểm, trừ câu số 5 (có: 0 điểm, không: 1 điểm). Tổng điểm tối đa là 8 điểm.
Đánh giá tuân thủ chế độ thuốc: chia 3 mức độ Tuân thủ tốt: 0 điểm
Tuân thủ vừa: 1-2 điểm Tuân thủ thấp: 3-8 điểm
22. Thang đo trầm cảm (CES-D) [64]
Phần câu hỏi bao gồm 20 câu, mỗi câu hỏi gồm 4 lựa chọn (không bao giờ hoặc hiếm khi, đôi khi hoặc rất ít khi, thỉnh thoảng, rất hay xảy ra hoặc hầu hết thời gian) với thang điểm từ 0 đến 3 điểm, riêng các câu 4, 8, 12 và 16 cho điểm ngược lại 3 đến 0. Tổng điểm tối đa là 60 điểm.
Đánh giá trạng thái trầm cảm: chia 2 mức độ Không trầm cảm: <16 điểm
Có dấu hiệu trầm cảm: ≥16 điểm 23. Thang đo lo âu (GAD-7) [66]
Phần câu hỏi bao gồm 7 câu, mỗi câu trả lời gồm 4 đáp án (không ngày nào, vài ngày, hơn một nửa số ngày, gần như hằng ngày) tương ứng với điểm từ 0 đến 3 điểm. Tổng điểm tối đa là 21 điểm.
Cách đánh giá:
Không lo âu: 0-4 điểm Có dấu hiệu lo âu: ≥ 5 điểm 24. Thang đo hoạt động thể lực
Chúng tôi sử dụng bộ câu hỏi về hoạt động thể lực quốc tế (bản rút gọn) đã được chuẩn hóa, gồm có 7 câu (International Physical Activity
Questionnaire - Short Form). Ngoài ra, một câu hỏi về thời gian ngủ trung bình mỗi ngày cũng được xây dựng. Cường độ hoạt động thể lực được đánh giá dựa theo MET (metabolic equivalent): là số năng lượng tiêu thụ của một người không vận động; 1 MET = 3,5 ml oxy/kg/phút, và được tính toán dựa theo từng hoạt động: nặng (8,0 MET), trung bình (4,0 MET) và đi bộ (3,3 MET) [62]. Hoạt động thể lực của mỗi cá nhân là tổng các hoạt động nói trên (quy đổi ra MET-phút/tuần) và được phân loại theo 3 mức độ: nhẹ (tam phân vị thứ nhất), trung bình (tam phân vị thứ hai) và cao (tam phân vị thứ ba). Thời gian ngủ được chia thành ba nhóm: <6, 6-7, >7 tiếng/ngày.
25. Thói quen ăn uống kể từ khi được chẩn đoán ĐTĐ được điều tra dựa trên bộ câu hỏi tần suất tiêu thụ thực phẩm của nghiên cứu EPIC-Norfolk [56], tập trung chủ yếu các nhóm thực phẩm chính ở Việt Nam. Mỗi nhóm thực phẩm được cho điểm theo tần suất tiêu thụ và quy ra số lần hoặc số bữa trong một ngày hoặc tuần, và chia thành hai nhóm dựa vào giá trị trung vị.
2.7. Công cụ thu thập số liệu
- Bộ câu hỏi điều tra có cấu trúc - Sổ theo dõi bệnh của bệnh nhân
2.8. Kỹ thuật thu thập số liệu
Danh sách bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú tại phường Phan Đình Phùng thành phố Thái Nguyên được chúng tôi tham khảo tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Trước khi tiến hành thu thấp số liệu, chủ nhiệm đề tài liên hệ trạm y tế phường Phan Đình Phùng xin ý kiến về cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu, tập huấn cho nhóm cộng tác viên về bộ câu hỏi điều tra để đảm bảo việc thu thập số liệu được đầy đủ và chính xác. Nhóm nghiên cứu bao gồm chủ nhiệm đề tài và nhóm cộng tác viên đã đến từng hộ gia đình có bệnh nhân ĐTĐ tại phường Phan Đình Phùng theo danh sách đã có để phỏng vấn thu thập số liệu. Số liệu nghiên cứu được thu thập như sau:
- Thông tin chung của đối tượng như: tên, tuổi, địa chỉ, giới, dân tộc, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, thời gian mắc bệnh…
- Tiền sử gia đình: có bố, mẹ, anh, chị, em ruột bị ĐTĐ tuýp 2 - Kiến thức về bệnh ĐTĐ và KSĐH
- Thái độ về KSĐH
- Hoạt động thể chất của đối tượng nghiên cứu - Hành vi hút thuốc lá, thuốc lào
- Hành vi sử dụng rượu, bia - Tự theo dõi đường huyết tại nhà - Tuân thủ thuốc điều trị bệnh - Các triệu chứng lo âu, trầm cảm
- Tần suất sử dụng các loại thực phẩm chính
* Thu thập thông tin từ sổ theo dõi bệnh của bệnh nhân: - Cân nặng/chiều cao
- Huyết áp - HbA1c
- Glucose máu lúc đói - Các biến chứng - Bệnh phối hợp - Thuốc đang sử dụng
- Một số xét nghiệm sinh hóa khác
Bảng 2.1. Phân loại thể trạng dinh dưỡng dựa theo thang phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới dành cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương
Phân loại BMI (kg/m2) Thiếu cân <18,5 Bình thường 18,5-22,9 Thừa cân ≥23,0 Có nguy cơ 23,0-24,9 Béo độ I 25,0-29,9 Béo độ II ≥30
- Huyết áp của bệnh nhân
Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp là khi bệnh nhân có tiền sử dùng thuốc hạ huyết áp trước đó, hoặc bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp theo JNC VIII-2014.
Bảng 2.2. Phân độ tăg huyết áp theo JNC VIII-2014 ở người lớn
Phân loại Huyết áp tâm thu (mmHg)
Huyết áp tâm trương (mmHg)
Tối ưu <120 và <80
Bình thường 120-129 và/hoặc 80-84
Bình thường cao 130-139 và/hoặc 85-89
Tăng huyết áp độ I 140-159 và/hoặc 90-99
Tăng huyết áp độ II 160-179 và/hoặc 100-109
Tăng huyết áp độ III ≥180 và/hoặc ≥100
Tăng huyết áp tâm thu đơn độc
≥140 và <90
2.9. Quản lý và phân tích số liệu
- Làm sạch số liệu: sau khi thu thập, số liệu được làm sạch ngay sau đó. - Số liệu được nhập bằng phần mềm quản lý số liệu Epidata 3.1.
- Xử lý và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 18.0 theo các thuật toán thống kê y học:
+ Thống kê mô tả: Xác định số lượng (n), tỷ lệ %, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn
+ Thống kê phân tích: So sánh sự khác biệt của các tỷ lệ % theo test Khi bình phương. Ước lượng mối liên quan (PR), có ý nghĩa thống kê p<0,05.
2.10. Đạo đức nghiên cứu
- Đề cương nghiên cứu đã được thông qua hội đồng Đạo đức của trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên.
CHƯƠNG III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng kiểm soát đường huyết của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1. Một số đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%) Giới Nam 163 47,2 Nữ 182 52,8 Tuổi <45 4 1,2 45-54 20 5,8 55-64 130 37,7 >64 191 55,4 X ± SD 66,6 ± 8,9 Dân tộc Kinh 315 91,3 Khác 30 8,7 Tổng 345 100 Nhận xét:
- Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu là nam chiếm 47,2%, thấp hơn so với nữ (52,8%).
- Đối tượng có độ tuổi từ 64 tuổi trở lên chiếm quá nửa (55,4%), độ tuổi từ 55-64 tuổi là 37,7%, độ tuổi <55 tuổi chỉ chiếm 7%.
- Độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 66,6 ± 8,9 tuổi. - Đối tượng người dân tộc Kinh là chủ yếu chiếm 91,3%.
Bảng 3.2. Đặc điểm trình độ học vấn, nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%) Trình độ học vấn Chưa học hết cấp 1 7 2 Học hết cấp 1 58 16,8 Học hết cấp 2 101 29,3 Học hết cấp 3 130 37,7
Cao đẳng/ đại học 49 14,2
Nghề nghiệp Nông dân 3 0,9 Công nhân 33 9,6 Nghỉ hưu 227 65,8 Giáo viên/bác sỹ 11 3,2 Nội trợ 69 20,0 Khác 2 0,6 Tổng 345 100 Nhận xét:
- Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có trình độ học vấn từ cấp 3 trở lên chiếm 51,9%, trong đó học hết cấp 3 chiếm phần lớn (37,7%).
- Tỷ lệ đối tượng học hết cấp 2 là 29,3%.
- Đối tượng chủ yếu là cán bộ hưu trí chiếm 65,8%.
Bảng 3.3. Đặc điểm trạng thái lo âu, trầm cảm của đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%)
Trầm cảm Có dấu hiệu 123 35,7
Không có 222 64,3
Lo âu Có dấu hiệu 123 35,7
Không có 222 64,3
Tổng 345 100
Nhận xét:
Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có dấu hiệu lo âu, có dấu hiệu trầm cảm chiếm 35,7% số đối tượng nghiên cứu.
Bảng 3.4. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về bệnh đái tháo đường và kiểm soát đường huyết
Kiến thức Số lượng Tỷ lệ (%)
Tốt 66 19,1
Khá 144 41,7
Trung bình, kém 135 39,1
Tổng 345 100
Nhận xét:
- Tỷ lệ đối tượng có kiến thức về bệnh ĐTĐ và KSĐH chiếm trên 60%, trong đó tỷ lệ có kiến thức tốt là 19,1%.
- Phần lớn đối tượng có kiến thức đạt mức khá 41,7%.
- Tỷ lệ đối tượng có kiến thức ở mức trung bình, kém là 39,1%.
Biểu đồ 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo kiến thức (n=345)
Tốt Khá Trung bình, kém 19,1%
39,1%
Bảng 3.5. Thái độ của đối tượng nghiên cứu về bệnh đái tháo đường và kiểm soát đường huyết
Thái độ Số lượng Tỷ lệ (%)
Tốt 154 44,6
Chưa tốt 191 55,4
Tổng 345 100
Nhận xét:
- Tỷ lệ đối tượng có thái độ tốt về KSĐH là 44,6%.
- Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có thái độ chưa tốt cao hơn, chiếm 55,4%.
Bảng 3.6. Đặc điểm tuân thủ chế độ thuốc của đối tượng nghiên cứu theo thang điểm Morisky
Tuân thủ chế độ thuốc Số lượng Tỷ lệ (%)
Tuân thủ thấp 224 64,9
Tuân thủ vừa 117 33,9
Tuân thủ tốt 4 1,2
Tổng 345 100
Nhận xét:
- Tỷ lệ đối tượng có tuân thủ chế độ thuốc là 35,1% (điểm Morisky ≤2 điểm), trong đó tuân thủ tốt chỉ chiếm 1,2% (điểm Morisky =0 điểm), tuân thủ mức độ vừa là 33,9% (điểm Morisky:1-2 điểm)
- Phần lớn đối tượng nghiên cứu tuân thủ ở mức độ thấp chiếm 64,9% (điểm Morisky ≥3 điểm)
Biểu đồ 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuân thủ thuốc điều trị (n=345) Bảng 3.7. Mức độ kiểm soát đường huyết của đối tượng nghiên cứu theo
chỉ số HbA1c và glucose máu lúc đói
KSĐH Số lượng Tỷ lệ (%) HbA1c Tốt (<7,0%) 179 51,9 Chưa tốt (≥7,0%) 166 48,1 X± SD 7,1±1,2 Glucose máu lúc đói Tốt (<7,2 mmol/l) 173 50,1 Chưa tốt (≥7,2mmol/l) 172 49,9 X± SD 7,9 ±2,6 Tổng 345 100 Nhận xét:
- Tỷ lệ đối tượng KSĐH tốt dựa vào chỉ số HbA1c là 51,9%.
- Tỷ lệ đối tượng KSĐH tốt dựa vào chỉ số glucose máu lúc đói là 50,1%. - Chỉ số HbA1c trung bình là 7,1%±1,2%, glucose máu lúc đói trung bình là 7,9±2,6 (mmol/l). Cả chỉ số HbA1c trung bình và glucose máu lúc đói trung bình đều nằm ở mức kiểm soát chưa tốt.
Tốt Vừa Thấp 33,9% 64,9%
Hình 2: Biểu đồ Venn về tỷ lệ kiểm soát đường huyết chưa tốt theo hai tiêu chí: HbA1c và Glucose máu lúc đói
Nhận xét:
- Tỷ lệ đối tượng KSĐH chưa tốt theo HbA1c (HbA1c ≥7,0%) là 48,1%, theo chỉ số glucose máu lúc đói (HbA1c ≥7,2mmol/l) là 49,9%.
- Tỷ lệ đối tượng KSĐH chưa tốt theo tiêu chí HbA1c nhưng không thỏa