Phân đoạn Gudron

Một phần của tài liệu TUÂN.doc (Trang 41 - 43)

q lto, lt1 :hàm lượng nhiệt của hồi lưu ở pha lỏng ứng với nhiệt độ t1 và t0 ( kcal/kg).

3.3.7. Phân đoạn Gudron

Gudron là thành phần còn lại sau khi đã phân tách các phân đoạn kể trên, có nhiệt độ sôi lớn hơn 500oC gồm các hydrocacbon lớn hơn C41 giới hạn cuối cùng có thể lên đến C80.

Thành phần của phân đoạn này phức tạp có thể chia thành 3 nhóm chính sau: nhóm chất dầu, nhóm chất nhựa, nhóm asphanten. Ngoài 3 nhóm chất chính trên, trong cặn gudrol còn có các hợp chất cơ kim của kim loại nặng, các chất cacbon, cacboxit rắn giống như cốc, màu sẫm, không tan trong các dung môi thông thường, chỉ tan trong pyridin.

Phân đoạn cặn gudrol được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như: sản xuất bitum, than cốc, bồ hóng, nhiên liệu lò. Trong các ứng dụng trên, để sản xuất bitum là ứng dụng quan trọng nhất.

KẾT LUẬN

Sau một thời gian nghiên cứu đề tài, tác giả thu được một số kết quả đáng chú ý sau:

- Tìm hiểu, những cơ sở lý thuyết về nguyên lý chưng cất, khái niệm, lịch sử phát triển, phân loại quá trình chưng cất cũng như ý nghĩa của quá trình chưng cất và một số kiến thức khác liên quan đến quá trình chưng cất.

- Nắm bắt được những phương pháp chưng cất, các thông số ảnh hưởng đến quá trình chưng cất, các loại tháp chưng cất và các loại đĩa chưng cất.

- Biết được nguyên lý hoạt động của một số tháp chưng cất cơ bản. Các cách sắp xếp đĩa trong tháp chưng cất, đặc điểm cuae các loại đĩa.

- Nguyên lý phép chưng cất được ứng dụng trong đời sống, trong các ngành công nghiệp đặc biệt là trong công nghiệp lọc hoá dầu.

- Ngoài ra, qua nghiên cứu đề tài giúp tác giả nắm vững chắc hơn kiến thức chuyên ngành mình học nói chung, các kiến thức khác nói riêng.

Một phần của tài liệu TUÂN.doc (Trang 41 - 43)