Chính trị Pháp luật:

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển mới trong thời đại toàn cầu hóa của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk). (Trang 27 - 29)

Việt nam là nước có chế độ chính trị ổn định, hệ thống luật pháp thông thóang tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường đầu tư. Cùng với việc gia nhập các tổ chức thương mại thế giới trong những năm gần đây, Chính phủ Việt nam cũng đã ban hành nhiều chính sách phù hợp với quá trình hội nhập tòan cầu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đầu tư. Bên cạnh đó, việc giảm thuế nhập khẩu xuống còn 0% cho các sản phẩm sữa giúp các sữa ngọai nhập có điều kiện thâm nhập dễ dàng thị trường Việt nam. Điều này tạo ra nhiều thách thức cho họat động sản xuất kinh doanh của Vinamilk, đồng thời cũng mở ra nhiều cơ hội để doanh nghiệp có thể thực hiện liên doanh khai thác những mặt mạnh về kỹ thuật và tiếp thị của các doanh nghiệp có kinh nghịêm lâu năm trong ngành công nghiệp sữa trên thế giới.

Tuy nhiên, với cách quản lý còn lỏng lẻo, chồng chéo, không hiệu quả đã gây không ít khó khăn cho việc thực hiện “Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp sữa Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến 2020, sản xuất nguyên liệu đến chế biến sản phẩm quy sữa chế biến đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước đạt mức bình quân 10 kg/người/năm vào năm 2010, 20 kg/người/năm vào năm 2020 và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài”

Theo Quyết định 167 của Thủ tướng về qui hoạch phát triển chăn nuôi bò sữa thì chỉ có 15 tỉnh, thành được phép nuôi. Nhưng thực tế "phong trào" nuôi bò sữa đã lan ra 33 tỉnh, trong đó có cả những địa phương không đủ điều kiện chăn nuôi: không có đồng cỏ, cũng chẳng có nhà máy chế biến sữa... Ngoài ra, việc kiểm định chất lượng sữa chỉ dừng lại ở việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, một số chỉ tiêu ghi trên bao bì mà chưa kiểm tra, phân tích được chất lượng và hàm lượng các vi chất trong thành phần sữa. Các phòng thí nghiệm chưa có khả năng kiểm định đầy đủ những vi chất này. Việt Nam hiện chưa có quy chuẩn về tỷ lệ các chất bổ sung vi lượng

DHA, ARA trong sữa. Bên cạnh đó, việc không kiểm sóat nổi thị trường sữa cũng gây trở ngại rất lớn cho các doanh nghiệp sản xuất sữa tại Việt nam.

Năm 2009, mặc dù giá nguyên liệu sữa bột nhập khẩu trên thị trườngthế giới đã giảm (khoảng 13,8 - 43%) nhưng các doanh nghiệp vẫn giữ nguyên mức giá cao tăng từ năm 2008, thậm chí có doanh nghiệp tiếp tục tăng giá. Điều này được các nhà sản xuất giải thích là giá nguyên liệu có giảm nhưng vẫn ở mức cao, chưa bằng giá của năm 2007 và tỉ giá ngoại tệ và đồng Việt Nam liên tục bị trượt giá nên buộc phải tăng giá sản phẩm. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người Việt Nam, đặc biệt là các em nhỏ ở những vùng khó khăn không có điều kiện uống sữa.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển mới trong thời đại toàn cầu hóa của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk). (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w