Giải quyết mối quan hệ giữa Luật Cạnh tranh và các văn bản pháp luật chuyên ngành

Một phần của tài liệu Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật cạnh tranh việt nam (Trang 43 - 45)

pháp luật chuyên ngành

Để đảm bảo tính thống nhất trong quá trình áp dụng, tránh tình trạng chồng lấn thẩm quyền và cơ chế xử lý, phân định rõ cơ chế xử lý vi phạm theo Luật Cạnh tranh với các văn bản pháp luật khác là cần thiết, đòi hỏi cần có sự hướng dẫn thi hành. Cần xác định rõ mối quan hệ giữa Luật Cạnh tranh và văn bản pháp luật quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực kinh tế cụ thể là quan hệ giữa pháp luật chung và pháp luật chuyên ngành. Trong đó Luật Cạnh tranh đưa ra những nguyên tắc cơ bản cho việc định dạng hành vi cũng như xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh, và các văn bản pháp luật khác phải tuân thủ theo đúng nguyên tắc của Luật Cạnh tranh khi quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Các văn bản pháp luật khác quy định chi tiết và bổ sung cho Luật Cạnh tranh về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực điều chỉnh.

Để tránh chồng chéo, đảm bảo thống nhất, tác giả cho rằng quá trình xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh được Luật Cạnh tranh quy định sẽ được xử lý theo trình tự, thủ tục do Luật Cạnh tranh quy định và những hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định ở những văn bản pháp luật khác thỏa mãn các yếu tố của hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo Luật Cạnh tranh cũng sẽ được xử lý theo trình tự và thủ tục mà Luật Cạnh tranh quy định. Bên cạnh đó, việc quy định mức xử phạt đối với với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong Luật

Cạnh tranh cũng như trong các văn bản pháp luật thuộc các lĩnh vực cụ thể cũng cần có sự điều chỉnh nhằm đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ để pháp luật thật sự đi sâu có hiệu quả vào đời sống kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật cạnh tranh việt nam (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)