Chính sách phát triển vùng nguyên liệu cho ngành Dệt May.

Một phần của tài liệu Luận văn: “Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của Công ty Dệt May Hà Nội” pdf (Trang 63 - 67)

IV. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC 4.1 Chính sách về thuế.

4.2. Chính sách phát triển vùng nguyên liệu cho ngành Dệt May.

Thiếu cơ sở nguyên liệu trong nước đáp ứng được đòi hỏi cả về số lượng và chất lượng, chi phí là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành Dệt May thấp kém. Về mặt chiến lược dài hạn, xây dựng và phát triển cơ sở nguyên liệu trong nước được coi là một trong những vấn đề cấp thiết cần giải quyết. Sản phẩm của công nghiệp dệt được dùng làm nguyên liệu chính cho công nghiệp may. Hiện nay sản phẩm công nghiệp dệt trong nước lại không đảm bảo được yêu cầu về chất lượng cho công nghiệp may hàng xuất khẩu cho nên phần lớn nguyên liệu phải nhập khẩu diều đó dẫn đến giá thành sản phẩm bị đội lên gây khó khăn trong tiêu thụ. Bởi vậy giải

Collected

Báo cáo chuyên đề

quyết nguyên liệu cho công nghiệp may nghĩa là phải đảm bảo nguyên liệu cho công nghiệp dệt.

Việt Nam có những khả năng nhất định để đảm bảo nguyên liệu cho công nghiệp dệt. Đó là điều kiện tự nhiên ở một số vùng cho phép phát triển trồng bông và trồng dâu nuôi tằm, trong tương lai gần thì khi công nghiệp hoá dầu phát triển cũng sẽ tạo nền tảng để phát triển sợi hoá học. Hiện nay sản xuất bông trong nước mới chỉ đáp ứng khoảng 11% nhu cầu bông cho kéo sợi. Hơn nữa chất lượng bông còn thấp thường phải pha trộn với bông nhập khẩu từ nhiều nguồn khác nhau.

Việc sản xuất nguyên phụ liệu cho công nghiệp may được coi là nhiệm vụ cấp thiết và có khả năng giải quyết sớm. Tuy nhiên chúng ta cần quan tâm đến những vấn đề chủ yếu sau:

+ Nhanh chóng đổi mới công nghệ của công nghiệp dệt bảo đảm sản xuất sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp may trong nước cũng như xuất khẩu.

+ Cân nhắc giữa đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất tập trung và tổ chức sản xuất phân tán ở từng doanh nghiệp riêng lẻ.

Collected

Báo cáo chuyên đề

KẾT LUẬN

Trong chiến lược phát triển kinh tế, ngành may mặc đã được đánh giá là nhân tố có ưu thế hợp thời cơ, tạo thế mạnh cho việc thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế cả về quy mô và chất lượng.

Trải qua hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành Công ty Dệt May Hà Nội đã không ngừng vươn lên lớn mạnh cả về quy mô và chất lượng. Sản phẩm của công ty ngày càng phog phú về chủng loại, đa sạng về kiểu mẫu. Mặc dù vậy do những hạn chế về công nghệ, nhân lực, nguyên phụ liệu... đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cạnh tranh và khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty trên thị trường đặc biệt là thị trường xuất khẩu.

Ngày nay môi trường kinh doanh ngày càng mở rộng nền kinh tế thế gới đang trong quá trình hội nhập toàn cầu hoá điều này khiến công ty đứng trước những khó khăn lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm khi phải cạnh tranh với những đối thủ mạnh ở trong và ngoài nước. Do vậy để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm sông ty cần áp dụng các biện pháp một cách đồng bộ, đặc biệt là với thị trường xuất khẩu giải pháp quản trị chất lượng sản phẩm cần phải được thực hiện một cách chặt chẽ tạo uy tín với bạn hàng để có thể giữ vững được thị trường đang có và xâm nhập vào những thị trường đầy tiềm năng như Mỹ sâu hơn nữa. Dù nỗ lực của công ty là rất lớn nhưng nếu không được sự giúp đỡ của nhà nước thì hiệu quả mang lại sẽ không cao.

Trong điều kiện có hạn, chuyên đề này mới chỉ phân tích được phần nào

Collected

Báo cáo chuyên đề

đó đưa ra một vài giải pháp và kiến nghị với công ty. Với kinh nghiệm thực tế cong hạn chế em hi vọng các giải pháp này dù không nhiều song có thể có ích cho công ty trong việc lập kế hoạch và chiến lược của công ty trong thời gian tới.

Cuối cùng một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Cô giáo hướng dẫn – Ths Trần Thị Thạch Liên cùng các cô chú, anh chị trong Công ty Dệt May Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này./.

Collected

Báo cáo chuyên đề

Một phần của tài liệu Luận văn: “Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của Công ty Dệt May Hà Nội” pdf (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)