PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG Miễn lệ phí địa chính, hộ tịch, hộ khẩu

Một phần của tài liệu Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (Trang 26 - 27)

Miễn lệ phí địa chính, hộ tịch, hộ khẩu

Bộ Tài chính vừa có quyết định số 2091 về việc miễn 4 khoản phí, lệ phí, gồm phí an ninh, trật tự; phí phòng, chống thiên tai; lệ phí hộ tịch, hộ khẩu, chứng minh nhân dân và lệ phí địa chính.

Theo đó, các hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn (hoặc sản xuất kinh doanh nông, lâm, ngư nghiệp) sẽ được miễn lệ phí địa chính khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hộ gia đình, cá nhân tại các quận thuộc TP trực thuộc Trung ương và các phường nội thành thuộc TP, thị xã trực thuộc tỉnh không được miễn khoản phí này. Đối với các hoạt động khác vẫn thực hiện thu lệ phí theo chế độ quy định.

Các công việc đăng ký, cấp mới, thay mới hộ tịch, hộ khẩu, chứng minh nhân dân cũng được miễn lệ phí. Riêng hai loại phí gồm phí an ninh, trật tự; phí phòng, chống thiên tai được miễn cho tất cả các đối tượng đang nộp phí./.

NHIỀU KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI LUẬT PHÒNG, CHỐNG MA TUÝ

Tại Hội nghị tổng kết 6 năm thi hành Luật phòng, chống ma tuý do Bộ Công An tổ chức tại Hà Nội, nhiều đại biểu các tỉnh, thành phố xuất phát từ thực tiễn tại địa phương đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Phòng chống ma túy.

Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 gồm 8 chương, 56 điều, các ý kiến dự thảo sửa đổi sẽ bổ sung thêm 1 chương “Các điều kiện bảo đảm thực hiện các biện pháp phòng, chống ma túy”. Về cơ bản vẫn giữ nguyên nội dung của Luật cũ, chỉ đề nghị sửa đổi và bổ sung một số vấn đề vào một số điều. Theo đó, quy định cụ thể trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã trong công tác phòng, chống ma túy; quy định thêm trách nhiệm của lực lượng phòng chống tội phạm ma túy và các cơ quan khác của Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Tổng cục Hải quan.v.v…

Cai nghiện ma túy là chương kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số vấn đề rất hệ trọng, nội dung chủ yếu tập trung vào thời gian cai nghiện bắt buộc và thời gian quản lý tập trung bắt buộc sau cai nghiện. Đây không chỉ là thực tế đòi hỏi mà còn liên quan đến Nghị quyết 16 của Quốc hội về cho phép thí điểm Đề án quản lý giáo dục, dạy nghề sau cai nghiện. Ý kiến đa số các đại biểu đều nêu là thời gian bắt buộc cai nghiện nên kéo dài từ 2-3 năm; Hết thời gian cai nghiện bắt buộc nếu người đã được cai nghiện tự nguyện hoặc xét thấy có nguy cơ tái nghiện cao thì chuyển sang Trung tâm Giáo dục, Lao động tập trung từ 2-3 năm.

Các đại biểu Hội nghị cũng nêu ý kiến đề xuất sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, bổ sung khái niệm “cắt cơn nghiện” và “cai nghiện ma túy”… Đại biểu Công an Hà Nội đưa ra ý kiến về quyền cưỡng chế của giám đốc Trung tâm Giáo dục Lao động, “được thực hiện đến đâu, biện pháp cưỡng chế như thế nào”. Đại biểu An Giang, Quảng Ninh đưa ra ý kiến, Luật quy định không thực hiện tạm giam đối với phụ nữ mang thai, trẻ em, nên tội phạm ma túy lợi dụng kẽ hở này để sử dụng các đối tượng vận chuyển ma túy. Các ý kiến cũng nêu vấn đề tuổi của đối tượng bị bắt buộc cai nghiện là “18 tuổi trở lên”, vậy đối với trẻ em nghiện ma tuý lứa tuổi từ 12- dưới 18 thì xử lý thế nào?.v.v…

Tuấn Đạt- Website của ĐCSVN cập nhật ngày 22/02/2008

Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Vĩnh Trọng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Một phần của tài liệu Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (Trang 26 - 27)