7.1. Đại cương : khoai mì gồm 2 loại
- Manihot aipi Pohl : ít gây ngộ độc - Manihot utilissima : hay gây ngộ độc 7.2. Độc tính :
Trong vỏ củ khoai mì có một heterozit bị thủy phân trong nước thành a xit xyanhydric, axeton và glucose . Độc tính của khoai mì là do a xit xyanhydric. Để tránh bị ngộ độc , phải bóc vỏ và ngâm khoai mì trong nước trước khi luộc.
7.3. Triệu chứng ngộ độc cấp : 7.3.1. Lâm sàng
Triệu chứng ngộ độc a xit xyanhydric : a xit này ức chế hoạt động của các men hô hấp đặc biệt là men cytochrome oxydase làm cho các tổ chức không sử dụng được
ô xy.
- Rối loạn tiêu hoá : đau bụng , buồn nôn , nôn , tiêu chảy
- Rối loạn thần kinh : chóng mặt , nhức đầu , nặng hơn nữa có thể co cứng , co giật , đồng tử giãn , hôn mê.
- Rối loạn hô hấp : tình trạng ngạt thở , xanh tím , suy hô hấp cấp gây tử vong nhanh .
7.3.2. Xét nghiệm độc chất
- Máu tĩnh mạch đỏ tươi do ô xy không được sử dụng . - Chất nôn và nước tiểu có a xit xyanhydric
7.4.1. Gây nôn , rửa dạ dày bằng dung dịch kali pecmanganat 0,2%
7.4.2. Đặt nội khí quản , cho thở máy , tăng thông khí để thải trừ nhanh chất độc qua đường hô hấp.
7.4.3. Tiêm nhanh các chất gây methemoglobin máu . Methemoglobin sẽ kết hợp với a xit xyanhydric để giải phóng men cytochrom oxydase . Có thể dùng các chất gây methemoglobin sau đây :
- Xanh methylen : có thể dùng đến 30 ml dung dịch 1% tiêm tĩnh mạch chậm , có thể tiêm lại cho đến khi bệnh nhân xanh tím
- Natri nitrit dung dịch 3% : 5 – 10 ml tiêm tĩnh mạch chậm , có thể tiêm lại cho đến khi bệnh nhân xanh tím.
- Vitamin B 12 1000 gamma 10 – 20 ống tiêm tĩnh mạch chậm . Có thể tiêm lại nhiều lần . Vitamin B 12 thực chất là hydroxocobalamin có nguyên tố coban , kết hợp rất mạnh với a xit xyanhydric thành xyanocobalamin vẫn thường thấy trong B 12 . Có thể dùng coban tetraxemat ( ketocyanor ) thay cho vitamin B12
- Có thể dùng natri hyposunfat dung dịch 25% , 20 ml tiêm tĩnh mạch chậm nhiều lần , có thể tiêm đến 50 g . Thuốc kết hợp với a xit xyanhydric thành a xit sunfoxyanhydric 200 lần kém độc hơn a xit xyanhydric.
- Chống sốc : khi dùng thuốc gây methemoglobin máu bệnh nhân dễ bị sốc. Cần truyền dịch , nếu cần phải dùng thêm các thuốc vận mạch .
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bệnh học nội khoa (2006). Bộ Y tế - Vụ khoa học và đào tạo. NXB Y học trang 10-13.
2. Điều trị học nội khoa tập 1 ( 2007). NXB Y học trang 75-77. 3. Hướng dẫn điều trị - tập 1 (2005), Bộ Y tế, NXB Y học.
4. Nguyễn Thị Dụ và cs. Chẩn đoán và xử trí nhanh Ngộ Độc cấp - tập 2, NXB Y học.