Phương pháp nghiên cứu và xử lý số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng công nghệ GPS trong xây dựng lưới khống chế phục vụ đo vẽ bản đồ địa chính trên địa bàn xã thạch khoán, huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ​ (Trang 44)

3. Tính khoa học và thực tiễn của đề tài

2.3. Phương pháp nghiên cứu và xử lý số liệu

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập hiện trạng các điểm mốc trắc địa, bản đồ, số liệu địa chính, địa hình, tình hình quản lý, sử dụng đất trên phạm xã Thạch Khoán, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Trên cơ sở đó, phân tích và đánh giá khả năng khai thác, sử dụng các tư liệu, tài liệu trắc địa, bản đồ và các thông tin điều tra.

- Kế thừa tài liệu phục vụ nghiên cứu từ Sở TN&MT tỉnh Phú Thọ cung cấp. - Tìm hiểu về đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Thạch Khoán, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.

2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

- Khảo sát điều tra thực địa

- Đo đạc dữ liệu trực tiếp ở thực địa và sử lý số liệu.

- Đo bằng công nghệ GPS để thành lập lưới khống chế đo vẽ quy định: + Thời gian đo ngắm đồng thời tối thiểu: 30 phút

+ Số lượng vệ tinh khỏe liên tục tối thiểu: 5 vệ tinh + PDOP chọn khi đo lớn nhất không quá: 4.0

a. Tiêu chuẩn xây dựng lưới khống chế.

Bảng 2.1. Chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản chung của lưới khống chế đo vẽ STT Tiêu chí đánh giá chất lượng

lưới khống chế đo vẽ

Chỉ tiêu kỹ thuật

Lưới KC đo

vẽ cấp 1 Lưới KC đo vẽ cấp 2 1 Sai số trung phương vị trí điểm sau bình

sai so với điểm gốc ≤ 5 cm ≤ 7 cm

2 Sai số trung phương tương đối cạnh sau bình

sai ≤1/25.000 ≤ 1/10000

b. Quy trình áp dụng

*. Thiết kế

Khi thiết kế lưới khống chế đo vẽ phải quy định các chỉ tiêu kỹ thuật chính của lưới trong thiết kế kỹ thuật - dự toán hoặc phương án thi công. Việc thiết kế lưới dược tiến hành trên bản đồ, với các yêu cầu như:

- Các điểm phân bố đều trong toàn bộ khu đo.

- Các điểm mốc phải được thiết kế nơi có vị trí thuận lợi, bao quát được địa hình xung quanh.

- Tại mỗi điểm mốc phải cần thông hướng đến các điểm lân cận. - Căn cứ điểu kiện tự nhiên và phương án kỹ qua.

- Khảo sát thực địa

Căn cứ vào kết quả thiết kế trên bản đồ, tiến hành khảo sát thực địa. Mục đích của quá trình này:

- Kiểm tra, đối soát phương án thiết kế với tình hình thực tế.

- Điều chỉnh phương án thiết kế cho sát với yêu cầu và điều kiện thực tế.

- Chôn mốc, đánh dấu điểm

Sử dụng phương án thiết kế và kết quả quá trình khảo sát thực địa để bố trí mạng lưới ra ngoài thực địa. Các điểm khống chế đo vẽ tuỳ theo yêu cầu cụ thể có thể chôn mốc tạm thời hoặc cố định, lâu dài ở thực địa. Nếu chôn mốc cố định, lâu dài ở thực địa thì quy cách mốc thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 06 Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT và phải quy định rõ trong thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình. Nếu chôn mốc tạm thời thì mốc phải đảm bảo để tồn tại đến khi kết thúc công trình (sau kiểm tra, nghiệm thu bản đồ địa chính). Yêu cầu các điểm mốc phải đặt ở nơi có nền đất ổn định, tầm bao quát tốt. Các điểm mốc cần đặt tại những vị trí thông hướng với nhau để thuận lợi cho công tác đo vẽ chi tiết sau này.

- Công tác đo đạc lưới

Công tác đo đạc lưới khống chế đo vẽ có thể được tiến hành bằng máy toàn đạc điện tử, kinh vĩ điện tử và đo bằng công nghệ GPS đo tĩnh, đo tĩnh nhanh hoặc đo động. Nhưng trong Luận văn và thực tế tôi chỉ áp dụng đo bằng công nghệ GPS đo tĩnh.

- Bình sai, tính toán tọa độ mạng lưới

Thành quả đo đạc, tính toán và bình sai khi lập lưới đo vẽ gồm: Bảng tọa độ vuông góc phẳng; sơ đồ lưới.

Bình sai và đánh giá độ chính xác của lưới

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Khái quát đặc điểm khu đo

3.1.1. Vị trí địa lý

Xã Thạch Khoán là xã miền núi nằm ở phía Đông Bắc của huyện Thanh Sơn, cách trung tâm huyện khoảng 10 km có tổng diện tích tự nhiên là 1656,18 ha.

Địa giới hành chính xã được xác định như sau:

- Phía Đông giáp xã Tân Phương và thị trấn Thanh Thủy, huyện Thanh Thuỷ; - Phía Tây giáp xã Thục Luyện và xã Giáp Lai, huyện Thanh Sơn;

- Phía Nam giáp thị trấn Thanh Thủy, huyện Thanh Thuỷ

- Phía Bắc giáp xã Giáp Lai, huyện Thanh Sơn và xã Đào Xá, huyện Thanh Thuỷ; Trên địa bàn xã có đường Tỉnh lộ 316 và một số tuyến đường giao thông liên xã (nhựa) đi qua thuận lợi cho việc kinh doanh buôn bán hàng hoá, giao lưu kinh tế phát triển kinh tế ở địa phương với các vùng lân cận.

3.1.2 Đặc điểm địa hình, địa vật

* Địa hình:

Là xã tập trung cơ bản nhiều loại khoáng sản quý của huyện cũng như tỉnh Phú Thọ điển hình như mỏ quặng Talc; Cao Lanh- Felspat, Sắt….. xã có địa hình tương đối phức tạp, đồi núi cao, giữa các khu đồi xen lẫn các dộc lúa, do yếu tố địa hình nên đất đai ở đây được phân làm 2 phần cơ bản:

- Địa hình đồi núi: Tập trung ở phía Tây và phía nam chiếm 65% diện tích toàn xã với các dãy núi cao phù hợp phát triển cây lâm nghiệp, cây công nghiệp và các dự án khai thác khoáng sản.

- Địa hình bằng, thấp trũng: Nằm ở phía Bắc gần giữa trung tâm của xã, đây là nơi tập trung để phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên vùng đất này thường bị ngập lụt vào mùa mưa gây ảnh hưởng rất lớn đến việc cây trồng vụ mùa.

Độ cao trung bình 80 - 120m so với mực nước biển, độ dốc trung bình 30- 350. Địa hình phức tạp có ảnh hưởng tới việc bố trí sản xuất, phát triển hạ tầng kỹ thuật cũng như quy hoạch xây dựng.

* Khí hậu:

Thạch Khoán chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa và được chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa nóng và mùa lạnh.

- Mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, đặc điểm mùa này nhiệt độ cao, hướng gió thịnh hành là gió Đông nam và mưa nhiều, mùa nóng có nhiệt độ trung bình là 250C, lượng mưa trung bình tháng là 250mm, số ngày mưa trung bình là 12 ngày/tháng, số giờ nắng trung bình là 6 giờ/ngày, tổng tích ôn toàn mùa là 58000C.

- Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 của năm sau. Nhiệt độ trung bình 160C, lượng mưa trung bình trong tháng là 50mm, số ngày mưa trong tháng trung bình là 7-8 ngày, số giờ nắng trong ngày trung bình là 3 giờ/ngày, tổng tích ôn toàn mùa là 28000C.

* Thủy văn:

Trên địa bàn xã có hệ thống hồ đầm, suối khá lớn khoảng 65,0ha mặt nước. Đây là tài nguyên nước tự nhiên phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân, phát triển kinh tế và điều tiểt trong vùng.

* Giao thông:

Xã Thạch Khoán có vị trí giao thông quan trọng của huyện, hệ thống giao thông của xã đang được nhà nước và nhân dân cùng đầu tư, triển khai tự sửa. Hệ thống giao thông của xã cơ bản được hoàn thiện và sử dụng thuận tiện, cùng với sự nâng cấp, cải tạo mở rộng tuyến đường Tỉnh lộ 316 chạy qua với chiều dài 7,6km. Ngoài ra xã còn có các tuyến đường liên xã, liên thôn đã được trải nhựa và bê tông hóa và đường nội đồng phục vụ cho nhu cầu đi lại của người dân trong việc sản xuất nông nghiệp và vận chuyển trao đổi hàng hoá.

3.1.3. Dân cư, kinh tế xã hội

- Toàn xã có 16 khu hành chính, với tổng số các hộ dân khoảng 4700 người với 1640 hộ gia đình. Khu đo nằm ở độ cao từ 14,7 đến 377,1 m so với mặt nước biển, chênh cao trong khu vực là 362,4 m hướng dốc chủ đạo từ Đông sang Tây và từ Bắc xuống Nam.

- Địa hình ở xã chủ yếu là đồi núi, chia cắt thành nhiều khu đo vẽ với nhiều dạng địa hình khác nhau.

- Phần lớn diện tích khu đo là đất trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm, đất khu dân cư và đất rừng trồng sản xuất có đặc điểm hình thể thửa đất phức tạp lớp phủ thực vật dày gây nhiều khó khăn cho công tác chọn điểm, thông hướng, đo ngắm xây dựng lưới địa chính và công tác đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ.

3.1.4 Văn hóa, giáo dục và y tế

- Văn hoá:Về xây dựng gia đình văn hoá đã duy trì thường xuyên phong trào xây dựng “Gia đình văn hoá” xây dựng các mô hình, điển hình sản xuất kinh doanh giỏi, mỗi gia đình tự mình vươn lên xoá đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng, giúp đỡ nhau trong đời sống và sản xuất, loại trừ tệ nạn xã hội, thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hoá.

- Về y tế: Thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về y tế, công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân có nhiều tiến bộ. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ nhân dân; các chương trình về y tế được triển khai tích cực, tăng cường khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách, người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi.

- Giáo dục: Sư nghiệp giáo dục, đào tạo của xã được sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền từ cấp huyện, xuống cấp xã và được sự quan tâm của các bậc phụ huynh, học sinh tiếp tục phát triển về qui mô, số lượng và chất lượng. Theo số liệu thống kê mạng lưới trường, lớp hiện có cơ khu đáp ứng được nhu cầu học tập của các bậc học. Hiện nay số học sinh của xã là: 880 học sinh chiếm 18,7% dân số toàn xã. Vị trí của nhà trường được bố trí ở các khu trung tâm, giúp học sinh thuận lợi trong việc đến trường.

3.1.5. Hệ thống các điểm tọa độ cấp Nhà nước, điểm tọa độ địa chính có trong khu vực

- Điểm địa chính cơ sở: Trong khu đo có 01 điểm toạ độ địa chính cơ sở số hiệu: 103467 và 4 điểm tọa độ địa chính 086167; 086170; 086169; 086166; Các điểm này còn tồn tại, chất lượng tốt, do Công ty đo đạc Thái Bình xây dựng năm 2012, mốc có tường vây. Hệ toạ độ VN-2000, độ cao đo bằng GPS tương đương với độ cao thuỷ chuẩn hạng IV. Số lượng điểm đảm bảo cho việc xây dựng lưới địa chính, các điểm tọa độ trên đang được Trung tâm kỹ thuật công nghệ Tài nguyên – Sở Tài nguyên và Môi trường lưu trữ và cung cấp thông tin.

- Điểm lưới địa chính 2012, lưới được xây dựng theo phương pháp đo công nghệ GPS thông nhau từng cặp.

Tổng số xây dựng 192 điểm lưới đo vẽ. Kết quả khảo sát thực địa:

- Lưới Địa chính 05 điểm: Tìm thấy 05 điểm 103467 (mốc DCCS hạng III) 086167; 086170; 086169; 086166. Số lượng điểm còn tồn tại, chất lượng tốt.

Chi tiết số hiệu điểm và tình trạng hiện tại các điểm toạ độ Nhà nước, địa chính thống kê ở Bảng 3.1:

Bảng 3.1. Thống kê hiện trạng mốc tọa độ Nhà nước, mốc địa chính.

TT Loại điểm Tổng số Tìm thấy Tìm thấy sử dụng được Mất hoặc không sử dụng được

Tổng Số hiệu Tổng Số hiệu

1 Lưới địa chính 05 05 05 103467 (Mốc hạng III) 086167 086170 086169 086166 0

Nguồn: Trung Tâm kỹ thuật công nghệ Tài nguyên (Sở Tài nguyên và Môi trường Phú Thọ)

* Toàn bộ tài liệu trên hiện đang lưu trữ tại Trung tâm kỹ thuật công nghệ Tài nguyên thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ.

3.1.6. Các tư liệu bản đồ hiện có

3.1.6.1. Bản đồ địa chính

a.Bản đồ địa chính chính quy

Từ năm 1994 tỉnh Phú Thọ đã xây dựng hệ thống bản đồ địa chính theo chỉ thi 299 cho xã Thạch Khoán tỷ lệ: 1/5000 cho diện tích đất canh tác và đất ở, bản trích đo các tổ chức năm 2012 theo chỉ thị 31 Chính Phủ.

Hệ thống bản đồ này được thành lập ở hệ toạ độ giả định, bản đồ gốc được lập theo phương pháp bàn đạc, chuyển vẽ bản đồ gốc trên giấy diamat, dùng máy bàn đạc quang học có độ chính xác thấp và mia gỗ để đo vẽ.

b. Bản đồ địa chính cơ sở tỷ lệ 1:5000

Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/5.000 hệ VN-2000 phủ trùm xã, gồm 03 mảnh: 346548 + 346551; 343548 + 343551 + 346548 + 346551; 343551 + 346551 + 343554 + 346554.

Bản đồ được thành lập năm 2004 bằng phương pháp ảnh số, hiện chỉnh từ ảnh viễn thám, khoảng cao đều đường bình độ cơ bản là 5m do Viện nguyên cứu địa chính lập.

3.2.3.2. Bản đồ địa hình, bản đồ địa giới hành chính, bản đồ hiện trạng sử dụngđất

a. Bản đồ địa giới hành chính (thực hiện theo chỉ thị 364-CT và theo các Nghị định của Chính phủ).

b. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015 tỷ lệ 1:10000

Thực hiện Luật đất đai cũng như các Nghị định của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn của Tổng cục Địa chính trước đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường hiện nay, UBND huyện đã chỉ đạo triển khai công tác thống kê đất đai hàng năm và kiểm kê đất đai định kỳ theo từng giai đoạn 5 năm.

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014, thực hiện thông tư số 21/2014/TT- BTNMT ngày 01/8/2014, trong năm 2014 tỉnh Phú Thọ đã tiến hành tổng kiểm kê đất đai năm 2014 và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã tỷ lệ 1/5000 thành lập từ bản đồ địa chính cơ sở nền ảnh hàng không cho khu vực chưa có bản đồ địa chính chính quy và từ bản đồ địa chính chính quy kết hợp bản đồ nền ảnh cho khu vực đã có bản đồ địa chính chính quy. Hiện nay xã đã có bản đồ hiện trạng sử dụng đất được xây dựng năm 2010. Số liệu các loại bản đồ được trình bày qua bảng 3.2.

Bảng 3.2. Thống kê các loại bản đồ hiện có của xã STT Loại bản đồ Tổng số tờ Tỷ lệ Năm thành lập Hiện trạng 1 Bản đồ địa chính 25 1/1000 1987 Đã cũ, chỉnh sửa nhiều 2 Bản đồ địa chính cơ sở 03 1/5000 2004 Đã cũ, chỉnh sửa nhiều 3 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất 01 1/10000 2015 Sử dụng tốt

Nguồn: Trung Tâm kỹ thuật công nghệ Tài Nguyên (Sở Tài nguyên và Môi trường Phú Thọ)

3.2. Ứng dụng công nghệ GPS thành lập lưới khống chế đo vẽ và so sánh với công nghệ đo bằng máy toàn đạc điện tử

3.2.1. Cơ sở pháp lý xây dựng và đánh giá chất lượng lưới khống chế đo vẽ bằng công nghệ GPS tại xã Thạch Khoan, huyện Thanh Sơn, Tỉnh Phú Thọ

- Các văn bản pháp quy

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng lưới độ cao của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo quyết định số11/2008/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2008, gọi tắt là văn bản [1].

Quy định thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/200, 1/500, 1/1000, 1/2000, 1/5000 và 1/10.000 của Bộ Tài nguyên và Môi trường kèm theo thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 -gọi tắt là [2].

Ký hiệu bản đồ địa chính tỷ lệ 1/500, 1/1000, 1/2000, và 1/5000 của Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) ban hành theo quyết định số 719/1999/QĐ-ĐC ngày 30/12/1999-gọi tât là [3].

Quy định sử dụng máy thu vệ tinh TRIMBLE NAVIGATION 4000ST để thành lập lưới trắc địa do Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nước (nay là Bộ Tài nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng công nghệ GPS trong xây dựng lưới khống chế phục vụ đo vẽ bản đồ địa chính trên địa bàn xã thạch khoán, huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ​ (Trang 44)