Bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, có cơ chế hiệu quả để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh ninh thuận (Trang 76)

giám sát, đôn đốc tiến độ xử lý các vụ việc đã chuyển qua thi hành án

UBND tỉnh Ninh Thuận chỉ đạo các cơ quan Toà án, THA tạo mọi điều kiện thuận lợi hỗ trợ cho các NHTM trong việc xử lý TSBĐ để thu hồi nợ vay, làm lành mạnh tình hình tài chính cho các NHTM, đồng thời qua đó thanh loại các doanh

nghiệp yếu kém, giữ nghiêm kỷ cương trong việc chấp hành Pháp luật.

Có cơ chế hiệu quả để kiểm tra giám sát, đôn đốc tiến độ xử lý các vụ việc đã chuyển qua THA như lấy kết quả tiến độ, kết quả thực hiện để đánh giá xếp loại tập thể, cá nhân trong công tác thi đua của địa phương; làm căn cứ bố trí, xem xét phê chuẩn việc bổ nhiệm của ngành quản lý trực tiếp; có cơ chế khen thưởng, động viên khích lệ kịp thời.

3.5.3.2. Bố trí Ngân sách nhà nước thanh toán cho các công trình xây dựng cơ bản đã hoàn thành thi công xây dựng, tạo dòng thu cho Doanh nghiệp trả nợ vay ngân hàng

Kiến nghị Bộ Tài chính, Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương bố trí thanh toán vốn dứt điểm cho các công trình XDCB trên địa bàn đã hoàn thành và nghiệm thu, đưa vào sử dụng nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo nguồn thu cho doanh nghiệp thi công trả nợ vay ngân hàng và duy trì hoạt động.

Đẩy mạnh, tích cực tìm kiếm nguồn vốn tài trợ từ các dự án ODA, các nguồn viện trợ bên ngoài cho địa phương để gia tăng nguồn vốn thanh toán cho doanh nghiệp XDCB, giảm bớt áp lực lên nguồn vốn NSNN.

Thông tin đầy đủ, công khai nguồn vốn đầu tư XDCB cho từng công trình cụ thể: số tiền, nguồn thanh toán, tiến độ thanh toán, … để tạo điều kiện cho doanh nghiệp lựa chọn quyết định tham gia cũng như các NHTM trên địa bàn lựa chọn quyết định tài trợ vốn cho doanh nghiệp thực hiện.

Kiên quyết không đầu tư XDCB mới nếu chưa bố trí nguồn vốn đầy đủ, chắc chắn cho thanh toán.

3.5.4. Đối với NHNN chi nhánh tỉnh Ninh Thuận :

Kiểm tra, giám sát thường xuyên hoạt động tín dụng; cung cấp thông tin; đảm bảo cạnh tranh bình đẳng giữa các ngân hàng thương mại

Kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng các NHTM, tập trung vào việc tuân thủ các điều kiện cấp tín dụng của pháp luật, NHNNVN, phân loại nợ nhằm đảm bảo hoạt động cấp tín dụng trên địa bàn lành mạnh, thông tin trên CIC phản ánh chính xác tính chất khách hàng, khoản vay nhằm có một cơ sở thông tin chính xác

phục vụ cho việc thống kê, nghiên cứu cũng như tham khảo của các NHTM khi quyết định cấp tín dụng

Đưa ra các thông tin định hướng, thông tin cảnh báo tín dụng (ngành hàng, đối tượng, khách hàng cụ thể, …) kịp thời nhằm phòng ngừa và ngăn chặn rủi ro cho các NHTM trên địa bàn trong hoạt động tín dụng.

Hỗ trợ các NHTM phát triển các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, theo đề án của Chính phủ và NHNNVN nhằm giúp cho các NHTM giám sát tốt hơn hoạt động của khách hàng.

Căn cứ tình hình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn và nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển tại địa phương để quy hoạch phát triển mạng lưới Chi nhánh các NHTM trên địa bàn đảm bảo cạnh tranh. Tạo lập và duy trì môi trường cạnh tranh bình đẳng, công bằng giữa các NHTM trên địa bàn, tránh hiện tượng cạnh tranh không bình đẳng dẫn đến hạ thấp điều kiện cho vay, cho vay để trả nợ ngân hàng khác dẫn đến tiềm ẩn rủi ro tín dụng cho tất cả các NHTM trên địa bàn.

3.5.5. Đối với Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng Việt Nam

Việc giao chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng tín dụng cần căn cứ thêm điều kiện kinh tế xã hội và quy mô thị trường nơi Chi nhánh hoạt động, để việc giao kế hoạch có cơ sở phù hợp, tạo động lực thúc đẩy cho Chi nhánh phấn đấu hoàn thành kế hoạch kinh doanh và đảm bảo tăng trưởng bền vững.

Giao định biên lao động cho chi nhánh cần căn cứ vào quy mô hoạt động và năng suất bình quân của các NHTM trên địa bàn trong hoạt động tín dụng, để đảm bảo nâng cao năng suất lao động, nhưng đảm bảo tái tạo sức lao động cho CBTD.

Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo cho Ban Giám đốc, lãnh đạo Phòng Khách hàng cũng như CBTD, cán bộ làm công tác xử lý, thu hồi nợ về:

- Các kỹ năng lãnh đạo và quản trị điều hành. - Các Quy định, Quy chế, Quy trình nghiệp vụ.

- Kỹ năng về xử lý tình huống, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quan hệ xã hội. - Các kỹ năng thu thập, nhận biết, đánh giá, phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng; các kiến thức của luật pháp trong công tác tố tụng, xử lý TSĐB, THA

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Bám sát mục tiêu và định hướng phát triển của NHCTVN, cũng như của chi nhánh Ninh Thuận trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2020 và tầm nhìn đến 2025; luận văn đã đề xuất quan điểm và các giải pháp để góp phần nâng cao “Chất lượng tín dụng tại NHCTVN – chi nhánh Ninh Thuận” theo các hướng nội tại bên trong chi nhánh Ninh Thuận, nhân tố con người, tận dụng sự hỗ trợ của TSC và các giải pháp hướng ra bên ngoài.

Đồng thời cũng đề xuất một số kiến nghị với Bộ Tài chính, NHNN Việt Nam, UBND Tỉnh Ninh Thuận và NHNNVN – chi nhánh Tỉnh Ninh Thuận để tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động tín dụng chi nhánh Ninh Thuận nói riêng và các NHTM nói chung trên địa bàn Ninh Thuận lành mạnh, an toàn, hiệu quả, giảm thiểu và hạn chế tối đa rủi ro tín dụng.

Luận văn cũng kiến nghị một số đề xuất với NHCTVN để tạo điều kiện hỗ trợ cho chi nhánh Ninh Thuận trong giữ vững và nâng cao chất lượng tín dụng.

KẾT LUẬN

Với mục đích nghiên cứu đã được xác định của Luận văn là hệ thống hóa cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng, các tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, quản trị chất lượng tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng của NHTM;

Trên cơ sở các lý luận làm định hướng, để phân tích đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng của NHCTVN – chi nhánh Ninh Thuận, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát huy các thế mạnh, đồng thời tập trung giải quyết các tồn tại, điểm yếu mà NHCTVN – chi nhánh Ninh Thuận đang gặp phải, nắm bắt các cơ hội để góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.

Luận văn đã giải quyết được các vấn đề sau:

Một là, luận văn đã hệ thống hóa được những vấn đề lý luận về chất lượng tín dụng, các tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, quản trị chất lượng tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng của NHTM từ đó làm cơ sở nền tảng để đánh giá chất lượng tín dụng của NHCTVN – chi nhánh Ninh Thuận.

Hai là, luận văn đã phân tích, đánh giá đầy đủ thực trạng chất lượng tín dụng của Vietinbank Ninh Thuận thông qua hệ thống các chỉ tiêu phản ánh như: Tỷ lệ nợ nhóm 2, nợ xấu trên tổng dư nợ; Chi tiết nợ nhóm 2, nợ xấu; Bảo đảm tín dụng; Mức độ tập trung tín dụng; Số liệu TL DPRR; Công tác xử lý, thu hồi nợ, …

Bên cạnh đó luận văn cũng phân tích, đánh giá, so sánh thực trạng chất lượng tín dụng của NHCTVN – chi nhánh Ninh Thuận với các NHTM trên địa bàn qua đó có cái nhìn khách quan, toàn diện và nhận diện chính xác các mặt đạt được và các tồn tại hạn chế trong hoạt động tín dụng.

Ba là, qua phân tích thực trạng chất lượng tín dụng, luận văn đã đề xuất quan điểm xây dựng giải pháp và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng. Trong đó tập trung hướng vào 04 nhóm giải pháp chính: nội tại bên trong chi nhánh Ninh Thuận, hướng đến nhân tố con người, tận dụng sự hỗ trợ

của TSC và các giải pháp hướng ra bên ngoài. Gắn liền với các nhóm giải pháp này là các đề xuất cụ thể để thực thi các giải pháp mà luận văn đã đưa ra.

Các vấn đề trên có giá trị thực tiễn có thể áp dụng vào thực tế hoạt động để xây dựng, hoàn thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh của NHCTVN – chi nhánh Ninh Thuận. Trong quá trình thực hiện các giải pháp này chi nhánh Ninh Thuận cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá để có những điều chỉnh phù hợp với những thay đổi của môi trường kinh doanh, những mục tiêu và định hướng của NHCTVN theo từng thời kỳ.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ĐÃ CÔNG BỐ 1. PGS. TS Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thƣơng mại, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân

Tài liệu trình bày các vấn đề cơ bản về quản trị và nghiệp vụ của ngân hàng thương mại. Cuốn sách gồm 12 chương, mang đến cho người đọc tổng quan về ngân hàng và các dịch vụ ngân hàng, nguồn vốn và quản lý nguồn vốn, tài sản và quản lý tài sản và các hoạt động khác của ngân hàng. Tài liệu dành riêng 3 chương để giới thiệu và đi sâu nghiên cứu về hoạt động tín dụng, các nghiệp vụ tín dụng, chính sách tín dụng, các nghiệp vụ tín dụng, RRTD và quản lý RRTD. Quản lý RRTD bao gồm: hạn chế các khoản tín dụng có vấn đề, nợ quá hạn, nó khó đòi bằng cách thực hiện các quy định về an toàn tín dụng được ghi trong luật các tổ chức tín dụng và trong các nghị định của NHNN, xác định danh mục các khoản trài trợ với các mức rủi ro khác nhau, xây dựng chính sách tín dụng và qui trình phân tích tín dụng, xác định dấu hiệu của các khoản vay có vần đề, giới hạn các khoản tín dụng và đa dạng hóa danh mục.

2. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng , NXB Thống kê, Hà Nội

Nội dung quản trị RRTD được giới thiệu chi tiết trong tài liệu. Tài liệu đã giới thiệu tổng quan về tín dụng ngân hàng qua khái niệm tín dụng ngân hàng, đặc điểm tín dụng ngân hàng, vài trò của tín dụng ngân hàng, phân loại tín dụng ngân hàng, các phương thức cho vay, chính sách tín dụng ngân hàng, kiểm tra tín dụng.

Tài liệu còn cung cấp kiến thức về phân tích tín dụng gồm có phân tích định tính và phân tích định lượng truyền thống. Bên cạnh đó, tài liệu còn đưa ra phương pháp phân tích định lượng theo các mô hình hiện đại như: mô hình điểm số Z, mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng, mô hình cấu trúc kỳ hạn RRTD. Tài liệu còn chỉ ra những biểu hiện và các bước xử lý nợ có vấn đề, cụ thể một số đặc điểm chung cho hầu hết các khoản tín dụng có vấn đề như: sự chậm trễ và bất thường, không có lý

do trong việc cung cấp các báo cáo tài chính và trả nợ theo lịch đã thỏa thuận, chậm trễ trong việc liên lạc với cán bộ tín dụng…

3. Peter S.Rose (2004). Quản trị ngân hàng thƣơng mại, NXB Tài chính, Hà Nội:

Tài liệu gồm 6 phần, 23 chương gồm các kiến thức về tổng quan các hoạt động của ngân hàng và các dịch vụ ngân hàng như: Quản lý tài sản – Nợ, kỹ thuật phòng chống RRTD trong đó có những hợp đồng tín dụng phái sinh của ngân hàng là những công cụ thay thế ngày càng quan trọng cho chứng khoán hóa và bán nợ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tham khảo Tiếng Việt

1. Lê Thị Tuyết Hoa, Nguyễn Thị Nhung (2011), Tiền tệ ngân hàng, Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh, NXB Phương Đông Quý Long, Kim Thư (2011) Kỹ năng quản lý ngân hàng, NXB Tài chính

2. Quý Long, Kim Thư (2011) Kỹ năng quản lý ngân hàng, NXB Tài chính

3. Nguyễn Văn Tiến (2005) Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê

4. Nguyễn Văn Tiến (2013) Giáo trình tín dụng ngân hàng, Học viện ngân hàng, NXB Thống kê

5. NHNN Việt Nam, Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN Việt Nam

6. NHNN Việt Nam, Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN Việt Nam v/v ban hành Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng

7. NHNN Việt Nam, Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc NHNN Việt Nam v/v Quy định về việc phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

8. NHNN Việt Nam – chi nhánh Ninh Thuận, Báo cáo hàng năm của NHNN Việt Nam – chi nhánh Ninh Thuận

9. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Ninh Thuận, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm

10. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Quyết định 1217/QĐ-HĐQT- NHCT18 ngày 23/11/2011 của Chủ tịch HĐQT v/v Ban hành quy định ban hành

văn bản chính sách của HĐQT, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

11. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Quyết định số 1773/QĐ- HĐQT-NHCT717 ngày 19/08/2013 của Chủ tịch HĐQT v/v Ban hành quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của Bộ máy KTKSNB Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

12. NHNNVN, Văn bản hợp nhất Luật các tổ chức tín dụng số 07/VBHN- VPQH ngày 12/12/2017 “V/v Hợp nhất 2 văn bản luật số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010 và 17/2017/QH14 ngày 20/11/2017”

13. UBND tỉnh Ninh Thuận, Báo cáo tình hình Kinh tế xã hội hàng năm

14. Báo cáo thường niên NHNN Ninh Thuận 2015-2018

15. Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Ninh Thuận 2015-2018

Danh mục tài liệu tham khảo WEBSITES

1. Thạc sĩ Phạm Xuân Hòe – NHNN Việt Nam Tăng trưởng tín dụng năm 2013: nhìn từ bức tranh 2012 Internet

2. Website Cổng thông tin điện tử Ninh Thuận 3. www.pcivietnam.org

4. www.worldbank.org 5. www.vietinbank.vn

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Số liệu cơ bản trên địa bàn 2016 – 2018

STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm

2016 2017 2018

1 Cơ cấu ngành nghề, trong đó:

- NN-PTNT % 38,60 38,35 37,30

- Công nghiệp xây dựng % 20,40 21,25 22,40 - Thương mại, dịch vụ % 41,00 40,40 40,30 2 Thu NSNN tỷ đồng 2.000 2.263 2.640 3 Đầu tư toàn xã hội tỷ đồng 8.320 8.850 12.900 4 GDP đầu người triệu đồng 30,3 33,1 39,7 5 Xuất khẩu triệu USD 80,2 75,7 85,7 6 Dư nợ tín dụng NHTM tỷ đồng 13.127 15.893 18.670

(Nguồn: báo cáo tình hình KTXH tỉnh Ninh Thuận các năm)

Phụ lục 2: Số liệu năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2015 -2017

STT Chỉ tiêu xếp hạng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

1 Gia nhập thị trường 8.59 8.56 7.84 2 Tiếp cận đất đai 6.45 6.10 6.20 3 Tính minh bạch 6.31 6.24 6.44 4

Chi phí thời gian 7.02 6.93 7.10

5 Chi phí không chính thức 4.97 5.02 5.16 6 Cạnh tranh bình đẳng 4.93 5.15 5.37 7 Tính năng động 4.01 4.96 5.87 8 Hỗ trợ Doanh nghiệp 4.95 4.90 6.00 9

Đào tạo lao động 5.67 5.61 6.19

10

Thiết chế pháp lý 6.23 5.64 6.01

Xếp hạng chỉ số PCI 42 49 38

Phụ lục 3: Mạng lƣới các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận năm 2018

STT Tên NHTM Hội sở Chi nhánh cấp 2 Phòng Giao dịch Thành phố Các huyện Thành phố Các huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh ninh thuận (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)