Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định một số đặc điểm sinh thái loài chà vá chân đen (pygathrix nigripes) và đề xuất giải pháp bảo tồn tại vườn quốc gia bù gia mập tỉnh bình phước​ (Trang 31)

4.1. Phương pháp chọn khu vc nghiên cu

Việc chọn khu vực nghiên cứu là phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn vì các lý do sau:

- Rừng ở khu vực này chủ yếu là rừng thường xanh và bán thường xanh

cho nên đây là khu vực kiếm ăn chủ yếu, nơi ở, nơi ngủ của loài Chà vá chân

đen tại VQG Bù Gia Mập.

- Khu vực này cán bộ kỹ thuật, Kiểm lâm của Vườn cũng như người dân

địa phương tham gia công tác nhận khoán bảo vệ rừng thường hay bắt gặp nên việc nghiên cứu về tập tính của loài sẽ được thuận lợi và dễ dàng hơn.

- Đây cũng là khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của đường giao thông, khách du lịch, vị trí đóng quân của các Đồn biên phòng, là khu vực săn bắn, bẫy bắt của nhiều nhóm thợ săn nên đây là khu vực có nhiều mối đe dọa đến loài Chà

- Do thời gian và kinh phí có hạn nên việc chọn khu vực phân khu bảo vệ

nghiêm nghặt của Vườn để nghiên cứu là phù hợp với bản thân nhằm đảm bảo

đúng thời gian nghiên cứu mà nhà trường đã qui định.

4.2. Phương pháp điều tra ngoi nghip:

- Phương pháp điều tra theo tuyến: Tại khu vực nghiên cứu, đề tài xác lập một hệ thống tuyến điều tra là 13 tuyến với tổng chiều dài các tuyến là 68,5 km. Tuyến điều tra

được thiết lập dựa trên các lối mòn có sẵn hoặc tạo mới đi qua các dạng sinh cảnh khác nhau. Các tuyến được bố trí đi qua các khu vực có Chà vá

chân đen xuất hiện. Chiều dài mỗi tuyến khoảng 3 – 8 km tùy thuộc vào

địa hình của mỗi tuyến, các tuyến

được bốtrí đảm bảo tính đại diện và không trùng lặp với các đàn khác khi

bắt gặp.

Việc bố trí các tuyến điều tra khảo sát

được thể hiện ở hình 2.1.

Hình 2.1.: Sơ đồ bố trí các tuyến điều

tra CVCĐ tại Phân khu bảo vệ

nghiêm ngặt.

Trên các tuyến điều tra chúng tôi thực hiện các phương pháp cụ thể như

sau:

+ Phương pháp điều tra hiện trạng phân bố sốlượng quần thể.

Trong quá trình điều tra theo tuyến, Chà vá chân đen được phát hiện và quan sát bằng mắt thường, ống nhòm, quay phim và chụp ảnh. Sử dụng máy

vá chân đen, sau khi xác định được vị trí của đànChà vá chân đen đề tài sử dụng

phương pháp quan sát bằng mắt thường nếu ở khoảng cách gần và bằng ống nhòm nếu ở khoảng cách xa để xác định số lượng chính xác các cá thể trong một đàn có thể quan sát rõ, tiếp đến dùng phương pháp khoảng cách đểxác định những cá thể không thể quan sát rõ được hoặc những cá thể ẩn lấp thể hiện ra ngoài bằng những tiếng kêu, tiếng động từ cành cây đểước đoán tổng số cá thể

có trong một đàn. Ngoài ra đề tài còn kết hợp với việc kế thừa tài liệu phỏng vấn người dân địa phương, thợ săn, cán bộ kỹ thuật và cán bộ kiểm lâm của

Vườn,… từ đó xác định được hiện trạng số lượng đàn và số lượng cá thể Chà

vá chân đen trong một đàn. Các thông tin thu được trong quá trình điều tra như:

vị trí, góc lệch bắc, hiện trạng rừng, thời tiết, thời gian bắt gặp, độ cao so với mặt nước biển, hướng dốc,… được ghi chép cẩn thận, đầy đủ vào phiếu điều tra và sổtay điều tra thực địa.

+ Phương pháp xácđịnh vùng sống và sử dụng vùng sống:

Vị trí gặp đàn Chà vá chân đen được xác định bằng máy định vị Garmin GP S60Csx; sau đóđánh dấu trên bản đồđịa hình (VN2000) tỷ lệ 1:10.000. Xác

định khoảng cách hoạt động trong ngày và diện tích vùng sống của Chà vá chân

đen bằng các ô 100x100 m trên bản đồ địa hình (Davies, 1984) [32] và bản đồ

hiện trạng rừng của VQG Bù Gia Mập hệ VN2000. Các thông tin thu được trong

quá trình điều tra được ghi chép cẩn thận, đầy đủ vào phiếu điều tra và sổ tay

điều tra thực địa.

+ Phương pháp nghiên cứu xác định nhóm tuổi, giới tính:

Mỗi khi bắt gặp đàn Chà vá chân đen trên tuyến điều tra, tiến hành theo dõi, xác định thu thập các thông tin về loài như số lượng cá thể trong đàn, tỷ lệ đực cái, nhóm tuổi (đực trưởng thành, cái trưởng thành, đực bán trưởng thành,

cái bán trưởng thành và con non),… Việc xác định tuổi và giới tính của Chà vá

chân đen chủ yếu dựa theo phương pháp của National Research Council (U.S.) (1981) [68] và Barnett (1995) [25] và có tham khảo thêm phương pháp của Davies (1984) [32], Boonratana (1993) [27] và theo hình ảnh màu có sẵn. Các thông tin về sinh trưởng và phát triển của loài Chà vá chân đen được tham khảo từ tài liệu của Trung tâm cứu hộCúc Phương tỉnh Ninh Bình. Các thông

tin thu được trong quá trình điều tra được ghi chép cẩn thận, đầy đủ vào phiếu

điều tra và sổtay điều tra thực địa.

+ Phương pháp theo dõi tập tính:

Mỗi khi bắt gặp đàn Chà vá chân đen đề tài sử dụng phương pháp quan sát

scan-sampling với khoảng cách đều 15 phút của Altmann (1974) [22]. Quan sát bằng mắt thường hoặc qua ống nhòm Bushnell 7x50. Sử dụng phương pháp

Scan-sampling để quan sát một nhóm cá thể hoặc một cá thể về các hoạt động

(ăn, nghỉ, di chuyển, xã hội và khác), thực hiện nhìn quét kiểu rađa, thời gian quét tùy thuộc vào sốlượng cá thểtrong đàn (khoảng từ 2-5 phút), hành vi của một cá thểđược ghi lại ngay tại thời điểm quét, khoảng cách giữa 2 lần quét là

15 phút. Phương pháp này thu được số liệu của nhiều nhóm tuổi, giới tính khác nhau tại một thời điểm. Số liệu thể hiện đầy đủ mô hình tập tính của loài. Thời gian thu thập số liệu trong ngày từ 5h00– 17h00. Mỗi tháng thu thập số liệu ngoài thực địa 10 – 15 ngày.

Các thông tin thu được trong quá trình điều tra được ghi chép đầy đủ, cẩn thận vào phiếu điều tra và sổtay điều tra thực địa.

Có 5 loại hoạt động chính: ăn, nghỉ, di chuyển, xã hội và hoạt động khác

Bảng 2.1. Một sốđịnh nghĩa về các hoạt động của Chà vá chân đen.

Hoạt động Định nghĩa

Ăn Khi Chà vá chân đen dùng chi trước để lấy thức ăn đưa vào

miệng, hoặc dùng chi trước giữ thức ăn rồi dùng răng bứt thức

ăn và nhai

Nghỉ Khi Chà vá chân đen không di chuyển hoặc không tham gia vào bất kỳ hoạt động nào.

Di chuyển Khi Chà vá chân đen di chuyển từ cây này sang cây khác, từ

cành này sang canh khác, bao gồm các kiểu: Chạy, nhảy, đi và

leo, trèo trên cùng một cây hoặc trên các cây khác nhau

Xã hội Khi các cá thể Chà vá chân đen quan hệ với nhau: bao gồm các hoạt động như nhìn cảnh giới,chơi đùa một mình, chời đùa cả

nhóm, kêu gọi đàn, kêu báođộng, đánh nhau, giao phối,…

Khác Bao gồm các hoạt động như: Tiểu tiện, đại tiện,…

(Nguồn: Hà Thăng Long, 2009)

Lấy mẫu bằng phương pháp scan - sampling với hoạt động chính. Thời gian thu thập số liệu trong ngày từ 5:00h – 17:00h.

Bảng mã hóa các hoạt động của Chà vá chân đen, bao gồm các hoạt động

ăn, nghỉ, di chuyển, xã hội và các hoạt động khác của Chà vá chân đen (Bảng 2.2) [43].

Bảng 2.2. Bảng mã hóa các hoạt động của Chà vá chân đen.

Tập tính của Chà vá chân đen Ghi chú

Số mã hóa Hoạt động 1 Ăn 2 Nghi ngơi 3 Di chuyển 4 Xã hội 5 Khác

Số liệu hoạt động của Chà vá chân đen được ghi chép vào sổ tay thực địa,

sau đó được nhập vào bảng số liệu tập tính trên phần mềm Excel bao gồm: ngày quan sát, thời gian scan, giới tính và độ tuổi cá thể quan sát, vị trí theo GPS, thời tiết, sốlượng cá thể trong đàn. Các thông tin thu được trong quá trình điều tra, thu thập được ghi chép đầy đủ, cẩn thận vào phiếu điều tra và sổ tay điều tra thực địa.

- Phương pháp xác định các mối đe dọa.

+ Phương pháp xác định mối đe dọa trên tuyến điều tra: Trên các tuyến

điều tra trong quá trình khảo sát điều tra đề tài sẽ ghi nhận các mối đe dọa của

con người và tựnhiên đến loài Chà vá chân đen tại khu vực nghiên cứu. Các mối đe

dọa này được đánh giá là các mối đe dọa đến loài Chà vá chân đen nói riêng và khu

quá trình điều tra, thu thập trên các tuyến điều ra về tình trạng các mối đe dọa được

ghi chép đầy đủ, cẩn thận vào phiếu điều tra và sổtay điều tra thực địa.

+ Phương pháp xác định các mối de dọa qua phỏng vấn và cho điểm trong nhân dân: Tổng số cá nhân, hộ gia đình mà đề tài đã tiến hành điều tra phỏng vấn là 90 hộgia đình và cá nhân. Đối tượng được điều tra phỏng vấn để thu thập thông tin về các mối đe dọa tới loài thú linh trưởng ở VQG Bù Gia Mập nói

chung và Chà vá chân đen nói riêng chủ yếu là những người đồng bào dân tộc thiểu số, những người sống lâu năm tại khu vực vùng đệm VQG Bù Gia Mập, những người thường xuyên vào rừng, những người tham gia nhận khoán bảo vệ

rừng tại Vườn, những người là thợsăn trước đây và một số cán bộ kỹ thuật, cán bộ Kiểm lâm của VQG Bù Gia Mập.

Cũng trong quá trình phỏng vấn đề tài sẽ lồng ghép việc đánh giá các mối

đe dọa tới loài bằng phương pháp cho điểm theo thứ tự từ 1 đến n điểm, tương ứng với n mối đe dọa tùy từng mức độảnh hưởng lớn hay nhỏ và tránh cho hai mối đe dọa có số điểm bằng nhau đề tài sẽ dựa trên 3 tiêu chí: diện tích ảnh

hưởng của mối đe dọa, cường độ ảnh hưởng của mối đe dọa và tính cấp thiết của mối đe dọa (Margoluis and Salafsky, 2001).

Cụ thể về 3 tiêu chí xếp hạng:

* Diện tích ảnh hưởng của mối đe dọa: tỷ lệ diện tích bị ảnh hưởng bởi mối đe dọa trong khu vực nghiên cứu. Ởđây đề tài xem xét mối đe dọa đó ảnh

hưởng đến toàn bộ khu vực nghiên cứu hay chỉ là một phần. Cho điểm cao nhất

(n điểm) đối với mối đe dọa mà ảnh hưởng đến diện tích rộng nhất và cho điểm thấp nhất (1 điểm) cho những mối đe dọa ảnh hưởng đến diện tích nhỏ nhất.

* Cường độảnh hưởng của mối đe dọa: mức độ phá hủy của mối đe dọa

đối với sinh cảnh. Ởđây đề tài xem xét liệu mối đe dọa đó phá hủy toàn bộ sinh cảnh trong khu vực đó hay chỉảnh hưởng một phần. Cho điểm cao nhất đối với mối đe dọa nào có mức độ tác động mạnh nhất và cho điểm giảm dần theo

cường độảnh hưởng của các mối đe dọa.

* Tính cấp thiết của mối đe dọa: mối đe dọa ảnh hưởng hiện tại hay nó sẽ xảy ra trong tương lai. Việc cho điểm tiêu chí này tương tự với tiêu chí trên

nghĩa là mối đe dọa nào có tính nguy cấp nhất sẽcho điểm cao nhất và giảm dần theo tính nguy cấp.

Các mối đe dọa tới loài Chà vá chân đen ở VQG Bù Gia Mập được xác

định:

- Săn bắt bất hợp pháp. - Buôn bán bất hợp pháp.

- Khai thác lâm đặc sản trái phép. - Nơi sống bị chia cắt.

- Nơi sống bị thu hẹp. - Các tác động khác. - Thú săn mồi. - Dịch bệnh.

Sau khi cho điểm và tính tổng điểm tiến hành xếp hạng các mối đe doạ, mối đe doạ mạnh nhất tương ứng với sốđiểm tổng cao nhất.

Kết quảđánh giá và cho điểm về các mối đe dọa được tổng hợp theo bảng 2.3.

Bảng 2.3: Tổng hợp kết quảcho điểm, xếp hạng các mối đe dọa tới loài. Stt Các mối đe dọa Tiêu chí xếp hạng Tổng Xếp hạng Diện tích ảnh hưởng Cường độ ảnh hưởng Tính cấp thiết 1 2 … n Tổng

Các thông tin thu được trong quá trình điều tra, thu thập từ công tác phỏng vấn được ghi chép, tổng hợp đầy đủ, cẩn thận vào phiếu điều tra và sổtay điều tra thực địa.

4.3. Phương pháp xử lý ni nghip:

- Xử lý số liệu thu được và lập bảng biểu, biểu đồ bằng các phần mềm Microsoft Excel, Word, Photoshop, SPSS,...

- Số hóa dữ liệu, lập bản đồ hiện trạng phân bố, sinh cảnh sống và vùng sống của loài Chà vá chân đen tại VQG Bù Gia Mập bằng các phần mềm như:

Microsoft Excel, ArcGis và Mapinfo trên bản đồ số của VQG Bù Gia Mập hệ

Chương 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu.

3.1.1. Vtrí địa lý Phân khu bảo vệ Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của VQG Bù Gia Mập nằm ở phía Bắc của Vườn thuộc địa phận hành chính xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước.

- Phía Tây và Tây Bắc

giáp sông Đăk Huýt và là biên

giới giữa Việt Nam và Vương

quốc Campuchia.

- Phía Đông và Đông

Bắc giáp tỉnh Đăk Nông.

- Phía Nam giáp với các tiểu khu còn lại của Vườn.

Hình 3.1: Vị trí VQG Bù Gia Mập trong vùng Đông Nam Bộ

Vườn có tổng diện tích vùng lõi 25.926 ha trong đó khu vực nghiên cứu có diện tích 15.117,3 ha.

Bình Phước Camphuchia

Địa điểm thực hiện nghiên cứu tại các tiểu khu: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16 và 17 thuộc Phân khu bảo vệ

nghiêm ngặt – VQG Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước.

3.1.2. Địa hình, địa mo

Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của VQG Bù Gia Mập nằm đoạn cuối của dãy

Trường Sơn Nam, là khu

chuyển tiếp giữa vùng đồi núi và vùng núi thấp.

Hình 3.2: Bản đồ ranh giới các phân khu chức năng

và khu vực nghiên cứu tại VQG Bù Gia Mập.

PHÂN KHU BẢO VỆ NGHIÊM

Độ cao giảm dần theo

hướng Đông Bắc – Tây Nam và từ Đông sang Tây. Theo phân vùng địa lý thì VQG Bù Gia Mập

là vùng sườn đồi Tây Nam của cao nguyên Bù Rang thuộc Đăk

Nông ở độ cao 850 – 950m. Độ

cao nhất của Vườn là 738m so với mực nước biển, nằm ở phía

Đông - Bắc giáp Đăk Nông, độ

cao thấp nhất của Vườn là 150m, nằm ở phía Tây Nam tại suối Đăk

Huýt [21].

Hình 3.3: Bản đồ phân bốđộ cao tại VQG Bù Gia Mập.

3.1.3. Khí hu, thủy văn

a/ Chếđộ nhiệt

Theo số liệu quan trắc tại Trạm khí tượng Phước Long (là trạm khí tượng gần với VQG Bù Gia Mập nhất) nhiệt độ bình quân nhiều năm là 25,7oC; nhiệt

độ tháng cao nhất là 28,8oC; nhiệt độ thấp nhất trung bình tháng 22,7oC. Nhiệt

độ bình quân các tháng trong năm chênh nhau không đáng kể, nhưng chênh lệch nhiệt độban ngày và ban đêm lại tương đối lớn, thông thường từ 8oC đến 10oC.

b/ Độẩm

Độẩm tương đối trung bình năm là 79,9 % Độẩm cao nhất trung bình tháng là 93,0%

Độẩm thấp nhất trung bình tháng là 63,0%.

Nhìn chung độẩm tăng cao vào các tháng mùa mưa và xuống thấp hơn về các tháng mùa khô. Các tháng mùa mưa độ ẩm thường đạt trên 80%, các tháng

mùa khô độẩm biến đổi từ70% đến 75%.

c/ Lượng bốc hơi

Theo số liệu đo đạc tại trạm Phước Long, lượng bốc hơi bình quân năm

của vùng khoảng 1.130,1 mm. d/ Chế độmưa

VQG Bù Gia Mập nằm trong vùng có lượng mưa năm vào loại trung bình lớn ở miền Đông Nam bộ. Lượng mưa bình quân năm theo số liệu trạm Phước Long là 2.526,8 mm.

Lượng mưa phân bốkhông đều các tháng trong năm, lượng mưa tập trung chủ yếu vào các tháng mùa mưa (từtháng 5 đến tháng 10) chiếm gần 87% lượng

mưa cảnăm, các tháng mùa khô lượng mưa không đáng kểđặc biệt là tháng 1,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định một số đặc điểm sinh thái loài chà vá chân đen (pygathrix nigripes) và đề xuất giải pháp bảo tồn tại vườn quốc gia bù gia mập tỉnh bình phước​ (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)