Tổng quan về quản lý giao tác và các nghi thức thỏa thuận phân tán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng máy trạng thái trong quản lý giao tác (Trang 30 - 32)

3. Bố cục của luận văn

2.2. Tổng quan về quản lý giao tác và các nghi thức thỏa thuận phân tán

Qua những thí dụ ở trên, ta thấy được để mô tả hoạt động của một sự việc nào đó ta có thể sử dụng sơ đồ trạng thái [3],[8].

Tuy nhiên trong thực tế, trong môi trường phân tán, khi có nhiều giao dịch cùng truy cập cơ sở dữ liệu phân tán người ta cần phải sử dụng đến chức năng quản lý giao tác (transaction management). Vậy quản lý giao tác là gì?

Trước khi nói về quản lý giao tác học viên xin giải thích thêm về hai cụm từ là giao dịch và giao tác. Bởi có rất nhiều tài liệu tham khảo đồng nhất hai khái niệm này là giống nhau.

Giao dịch là một lần thực hiện (một thực hiện) của một chương trình. Chương trình này có thể là một câu vấn tin hoặc một chương trình ngôn ngữ chủ với các lời gọi được gắn vào một ngôn ngữ vấn tin. Có nhiều thực hiện độc lập của cùng một chương trình được tiến hành đồng thời ở nhiều vị trí khác nhau trên mạng; mỗi thực hiện này là một giao dịch khác nhau.

Giao tác là những tác vụ của một cơ sở giao cho cơ sở khác thực hiện. Và trong giao tác đó có thể chứa một hoặc nhiều giao dịch con. Vì vậy mà trong luận văn học viên cũng đồng nhất giao tác và giao dịch là giống nhau. Vậy nói đến quản lý giao tác có thể hiểu là quản lý các giao dịch bên trong giao tác đó.

Quản lý giao tác phân tán nhằm giải quyết một số vấn đề trong quá trình truyền thông của hệ phân tán như: độ tin cậy (reliabity), điều khiển đồng thời (concurrency control), hiệu quả sử dụng (eficient utilization) các tài nguyên

của hệ thống. Hầu hết các nghiên cứu về vấn đề này đều nhằm mục đích giải quyết vấn đề một cách rõ ràng, đặc biệt trong lĩnh vực phục hồi giao tác phân tán và điều khiển đồng thời. Do đó, hiểu được việc quản lý giao tác phân tán là điều cần thiết cho việc hiểu được sự liên quan giữa điều khiển đồng thời, cơ chế phục hồi và cấu trúc của hệ thống.

Hiện nay có nhiều kỹ thuật được đề xuất trong nhiều tài liệu nghiên cứu về vấn đề này nhưng lại không được cài đặt trong các hệ thống thực. Do đó, trong phần này chúng ta chỉ quan tâm đến các phương pháp được nhiều người biết đến, đã sử dụng trong việc xây dựng các hệ thống thương mại và trong lĩnh vực nghiên cứu tìm ra được nghi thức thỏa thuận hai pha (Two-phase

commit – 2PC), nghi thức thỏa thuận ba pha (Three-phase commit – 3PC) để

khôi phục giao tác.

Trong phần này chúng ta định nghĩa những tính chất (properties) của giao tác, mục đích của quản lý giao tác phân tán và đưa ra một mô hình của giao tác phân tán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng máy trạng thái trong quản lý giao tác (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)