Thiết kế định tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế, chế tạo khóa tích hợp sử dụng trong két sắt (Trang 33)

CHƯƠNG 4 : THIẾT KẾ KHÓA CƠ VÀ ĐỔI MÃ

4.1 Thiết kế khóa cơ

4.1.1 Thiết kế định tính

Khóa cơ là phần có chức năng tạo ra các cản trở cơ học để không cho cánh cửa mở ra, nó thường gồm hai phần:

- Phần chốt hoặc lẫy khóa là phần trực tiếp chịu các tác động cơ học như cắt, uốn để giữ cố định cánh cửa với vách két, đây là cơ cấu chấp hành của khóa.

- Phần động lực của khóa, là các truyền động từ nguồn tới lẫy hoặc chốt khóa làm chúng đóng hay mở.

- Ngồi ra nếu cơ cấu dẫn động bản thân khơng có tính tự hãm để giữ cho nó ở trạng thái ln đóng thì cần thiết kế thêm cơ cấu duy trì lực kẹp nếu tính năng này khơng thể cung cấp bởi động cơ.

Các yêu cầu cần có ở khóa cơ bao gồm:

- Độ cứng vững cơ học để chống lại các tác động không mong muốn do đập, cạy từ bên ngoài.

- Nguyên lý chuyển động cần tránh phát ra tiếng động để khắc phục các thăm dò bằng cách nghe lén.

- Kết cấu đơn giản để dễ đạt độ chính xác chế tạo.

- Mật độ cao để chỉ chiếm khơng gian nhỏ nhất có thể nhằm dành khơng gian cho hộc két.

- Có thể bố trí giáp chống khoan nhằm chống bị quan sát từ vết cắt.

Kết cấu chốt khóa được sử dụng trong thiết kế này là khóa gồm nhiều chốt xuyên tâm phân bố đều trên toàn bộ chu vi, kết cấu này cho phép dùng bản lề lộ vì trong trường hợp bản lề bị cắt đứt khơng thể nhấc được cánh ra ngồi. Bản thân kết cấu các chốt xuyên tâm rất được các chủ ngân hàng chicago đầu thế kỷ 20 tín nhiệm do nó chống lại được rất nhiều các cuộc tấn công và bảo vệ thành công tài sản của họ. Việc thiết kế một sản phẩm đặc biệt như két sắt rất cần kế thừa các điểm mạnh đã được khẳng định qua thực tế cuộc sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế, chế tạo khóa tích hợp sử dụng trong két sắt (Trang 33)